Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Tiêu chuẩn danh sách chọn lọc”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại
Dòng 1: Dòng 1:
{{Nội dung chọn lọc|danh sách}}
{{Nội dung chất lượng|danh sách}}
{| style="width: 100%;"
{| style="width: 100%;"
| class="" style="border-top: 4px solid #fad67d; background-color: #faecc8; padding: 5px 10px 5px 10px; vertical-align:top;" |
| class="" style="border-top: 4px solid #fad67d; background-color: #faecc8; padding: 5px 10px 5px 10px; vertical-align:top;" |

Phiên bản lúc 03:44, ngày 28 tháng 3 năm 2022

Làm sạch trang này
Làm sạch trang này
Nội dung chọn lọc Nội dung tốt Nội dung mới
Bài viết Hình ảnh Danh sách Chủ điểm Cổng thông tin Bài viết Chủ điểm Bạn có biết
Danh sách
chọn lọc
Tiêu chuẩn Đề cử (0) Rút sao (0) Thảo luận Thống kê
Tiêu chuẩn chọn danh sách nổi bật như thế nào?

Một danh sách chọn lọc là một bài viết ở dạng danh sách liệt kê có chất lượng hàng đầu ở wikipedia. Trước hết, một danh sách chọn lọc cần thỏa mãn các yêu cầu cho mọi bài viết ở wikipedia khác như tên bài chính xác, nội dung trung lập, không chứa nghiên cứu chưa công bố, có thể kiểm chứng được, có chú thích bằng nguồn đáng tin cậy, tuân thủ quy định về nội dung không tự do. Bên cạnh đó, một danh sách để được đánh giá là chọn lọc còn phải có:

  1. Văn phong lưu loát: Danh sách cần được viết lưu loát bằng văn phong khoa học, không mắc các lỗi về ngữ pháp, chính tả hoặc thành lập câu, đoạn văn.
  2. Tính dẫn dắt: Danh sách cần có phần mở đầu và dẫn dắt sao cho người đọc có thể nắm được nội dung tổng quan hoặc tìm được ngay chi tiết cần thiết mà không cần đọc hết toàn bộ mục từ.
  3. Nội dung toàn diện: Danh sách cần được viết với đầy đủ các nội dung liên quan đến mục từ, liệt kê được các chi tiết cần thiết và đưa ra cái nhìn toàn diện nhất cho bài.
  4. Bố cục đầy đủ: Danh sách cần có bố cục chặt chẽ với đầy đủ các phần có ích cho người đọc như dẫn dắt, giải thích, ghi chú.
  5. Trình bày đẹp: Danh sách nên sử dụng các loại bảng, các mã wikipedia về chữ, số, các loại hình ảnh để tạo nên một bài viết có sắp đặt dễ nhìn, tạo hứng thú cho người đọc.
  6. Tính ổn định: Danh sách chọn lọc không nên là đối tượng cho các cuộc bút chiến và nội dung của nó cũng cần có tính ổn định.
Ai đảm nhận công việc này?

Bất cứ cá nhân nào cũng có thể đề cử một danh sách để chọn lọc và người quyết định xem nó có được chọn lọc hay không là toàn thể cộng đồng Wikipedia Tiếng Việt. Thủ tục chọn một danh sách chọn lọc như sau:

  • Mỗi danh sách ứng cử viên sẽ được một ai đó đề cử cho cộng đồng; người đề cử có thể là người đóng góp nhiều nhất cho bài được đề cử hay một người khác.
  • Các thành viên (có tài khoản đăng ký) sẽ đưa ra ý kiến ủng hộ hay phản đối việc đánh giá danh sách đó là bài chọn lọc:
— Các thành viên chống phải đưa lý do tại sao chống để bài có thể được cải tiến.
— Bài sẽ được chọn sau khi tất cả các ý kiến chống chính đáng được giải quyết
— Vì Wikipedia không phải là một mô hình dân chủ, ta nên tiến đến đồng thuận thay vì biểu quyết "chống" hay "thuận"
— Nên chọn ngày tháng có ý nghĩa với đề tài được chọn.