Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dạng tập hợp khoáng vật”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
ArthurBot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: sl:Kristalni habit
n Tranletuhan đã đổi trang Dạng thường tinh thể thành Dạng tập hợp khoáng vật
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 13:04, ngày 6 tháng 5 năm 2012

Trong khoáng vật học, hình dạng và kích thước được sử dụng để mô tả cho các tinh thể thường gặp nhất, hay các tinh thể xuất hiện phổ biến.

Một số thuật ngữ được các nhà khoáng vật học sử dụng dùng để mô tả các dạng thường tinh thể để rất hữu dụng để phân biệt các khoáng vật giống nhau. Việc phân biệt một số dạng thông thường giúp các nhà khoáng vật học xác định một lượng lớn các khoáng vật. Một số dạng thường chỉ đặc trưng cho một số loại khoáng vật, mặc dù hầu hết các khoáng vật tồn tại ở một số dạng thường khác nhau (sự hình thành các dạng thường đặc biệt được xác định bởi các điều kiện chi tiết trong quá trình khoáng vật đó kết tinh). Dạng thường tinh thể thường bị nhầm lẫn khi cấu trúc bên trong tinh thể không thề hiện rõ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến dạng thường tinh thể gồm: sự kết hợp của hai hay nhiều dạng tinh thể; các tạp chất trong khi tinh thể phát triển; song tinh và điều kiện phát triển tinh thể (như nhiệt độ, áp suất, không gian). Các khoáng vật thuộc cùng một hệ tinh thể không nhất thiết phải có cùng dạng thường. Một số dạng thường của khoáng vật là duy nhất đối với các biến thể của nó trong cùng một vị trí: ví dụ như hầu hết sa phia kết tinh ở dạng hình trống dài, và chúng được tìm thấy ở Montana có dạng trụ mập. Dạng trụ mập chỉ có thể thấy ở ruby. Cả ruby và saphia đều là các biến thể của corundum.

Một số khoáng vật có thể thay thế các khoáng vật có trước nhưng vẫn giữ được dạng nguyên thủy của chúng: quá trình này gọi là sự thay thế đồng hình. Ví dụ phổ biến nhất là trong thạch anh tiger's eye được thay thế bởi silicacủa crocidolit asbest. Trong khi thạch anh ở dạng tinh thể euhedral (well-formed), dài giống lăng trụ, dạng sợi nguyên thủy crocidolit trong tiger's eye được bảo tồn.

Danh sách các dạng thường

Dạng thường:[1] [2] [3] Mô tả: Ví dụ:
Dạng kim Hình kim, mảnh Rutil trong thạch anh
Hạnh nhân Dạng hạnh nhân Heulandit
Trụ Tha hình, các mặt trong tinh thể không phát triển Olivin
Dạng lá, slender and flattened Kyanit
Botryoidal or globular Grape-like, hemispherical masses Smithsonite,Hemimorphite,Adamite and Variscite.
Trụ Giống sợi: dài, trụ mảnh thường song song với phương phát triển Canxit
Mào gà Tập hợp các tinh thể trụ dễ bong ra. Barit
Cành cây Giống như các nhánh của cây tỏa ra theo nhiều hướng khác nhau. Magnesit trong opan
Hình mười hai mặt Có 12 mặt hình thang Granat
Tinh đám Tập hợp nhiều tinh thể phát triển từ một mặt phẳng Uvarovit
Đối xứng gương Các tinh thể phát triển đối xứng giống tư tay phảy và tay trái Thạch anh
Hình trụ ngắn Bề dài và rộng tương đối bằng nhau Zircon
Mặt tinh thể phẳng Các mặt tinh thể rất phẳng và láng Spinel
Sợi Gồm các lăng trụ rất mảnh Tremolit
Hình chỉ Giống như tóc rất mịnh Natrolit
Phiến Cấu tạo phân lớp, có thể tách ra từ tấm mỏng Mica
Hạt Tập hợp các hạt tinh thể Scheelit
Hemimorphic Tinh thể bị giới hạn bởi các mặt ở hai đầu. Hemimorphit
Hình vú Giống như vú: bề mặt được hình thành bởi các khối hình cấu cắt nhau Malachit
Khối đặc sít Không có hình dạng, không có mặt tinh thể Serpentin
Cầu Tích tụ ở dạng giống như hình cầu Geod
Tám mặt Có tám mặt tam giác đều, gồm hai tháp có cùng đáy Kim cương
Lông chim Giống lông chim mịn Mottramit
Trụ Giống lăng trụ, dài: các mặt tinh thể phát triển tốt song song với trục c Tourmalin
Giả sáu phương Hình dạng sáu phương nhưng thực chất là song tinh tuần hoàn Aragonit
Đồng hình Xuất hiện ở dạng giống như một khoáng vật khác bởi sự thay thế đồng hình Tiger's eye
Tỏa tia từ một điểm các tia tỏa ra theo nhiều hướng Pyrit mặt trời
Dạng thận Gồm các khối giống như thận cắt nhau Hematit
Mạng lưới Các tinh thể hình kim kết hợp với nhau như mạng lưới Cerussit
Dạng hoa hồng Các tấm tinh thể cắt nhau tỏa ra theo nhiều hướng giống như hoa hồng Thạch cao
Xương bướm Dạng nêm Sphen
Nhũ đá Dạng nón Rhodochrosit
Hình sao Tỏa tia giống ngôi sao Pyrophyllit
Vết khía Trên mặt tinh thể có các vết khía nằm trong mặt phẳng vuông góc với phương phát triển tinh thể Chrysoberyl
Subhedral Các mặt tinh thể không phát triển hoàn hảo
Xếp lớp hình trụ Nhìn bề ngoài trông có vẻ như là nhiều tấm mỏng xếp chồng lên nhau Ruby
Dạng bó Giống như bó lúa Zeolit

Tham khảo

Xem thêm