Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hát ru”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
WTM (thảo luận | đóng góp)
semiautomatically fixing interwiki conflicts using ICS: lullaby vs berceuse vs Chopin's Berceuse (trouble?: pl:User talk:WTM)
WikitanvirBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Thêm fa:لالایی
Dòng 125: Dòng 125:
[[de:Wiegenlied]]
[[de:Wiegenlied]]
[[en:Lullaby]]
[[en:Lullaby]]
[[eo:Lulkanto]]
[[es:Nana (canción de cuna)]]
[[es:Nana (canción de cuna)]]
[[fi:Kehtolaulu]]
[[eo:Lulkanto]]
[[fa:لالایی]]
[[fr:Berceuse]]
[[fr:Berceuse]]
[[gl:Cantiga de berce]]
[[gl:Cantiga de berce]]
[[he:שיר ערש]]
[[hi:लोरी]]
[[hi:लोरी]]
[[it:Ninna nanna (canto)]]
[[it:Ninna nanna (canto)]]
[[ja:子守唄]]
[[he:שיר ערש]]
[[lt:Lopšinė]]
[[lt:Lopšinė]]
[[nl:Slaaplied]]
[[nl:Slaaplied]]
[[nn:Bånsull]]
[[ja:子守唄]]
[[no:Bånsull]]
[[no:Bånsull]]
[[nn:Bånsull]]
[[oc:Breçairòla]]
[[oc:Breçairòla]]
[[pl:Kołysanka]]
[[pl:Kołysanka]]
[[pt:Cantiga de ninar]]
[[pt:Cantiga de ninar]]
[[ru:Колыбельная песня]]
[[ru:Колыбельная песня]]
[[simple:Lullaby]]
[[sq:Ninulla]]
[[sq:Ninulla]]
[[simple:Lullaby]]
[[fi:Kehtolaulu]]
[[sv:Vaggvisa]]
[[sv:Vaggvisa]]
[[tg:Алла]]
[[th:เพลงกล่อมเด็ก]]
[[tl:Oyayi]]
[[tl:Oyayi]]
[[th:เพลงกล่อมเด็ก]]
[[tg:Алла]]
[[tr:Ninni]]
[[tr:Ninni]]
[[uk:Колискові пісні]]
[[uk:Колискові пісні]]

Phiên bản lúc 03:29, ngày 10 tháng 5 năm 2012

Từ lâu, những người nuôi trẻ nhỏ khắp trên thế giới đã biết dỗ chúng ngủ bằng cách hát ru con. Hát ru là những bài hát nhẹ nhàng đơn giản giúp trẻ con ngủ. Phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng từ bà xuống mẹ, thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phương, gần như mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt.

Trong hát ru thường chỉ chú ý đến lời (ca từ) còn giai điệu (nhạc lý) thì mỗi bà mẹ có một giọng trữ tình riêng nhưng vẫn gây ấn tượng sâu sắc trong suốt cả cuộc đời người con.

Tiếng động và giọng nói quen thuộc

Thai nhi trong tử cung bắt đầu nghe được tiếng động và giọng của mẹ từ tháng thứ 4 (mặc dù hệ thống tai-nghe hoàn thành vào tháng thứ 6). Theo nhiều nghiên cứu khoa học, mặc dù thai nhi nằm trong nước ối và được bao bọc bởi nhiều lớp cơ, màng, có thể nghe được tiếng động, tiếng nhạc, nhịp nhanh chậm, tông độ cao thấp, v.v... gần như chính xác. Tiếng nói của mẹ có cường độ mạnh vì truyền theo cơ thể thẳng vào tử cung. [1]

Tiếng động có khả năng thay đổi nhịp tim của thai nhi. Chỉ qua 5 giây, tiếng động kích thích có thể làm thay đổi nhịp tim kéo dài 1 tiếng đồng hồ. Nhiều tiếng nhạc làm thay đổi chuyển hóa. Trong một cuộc khảo cứu, khi trẻ sinh thiếu tháng được cho nghe bài nhạc "Lullabye" của Brahms 5 phút, 6 lần mỗi ngày rõ ràng có lớn nhanh hơn những trẻ tương tự. [2]

Nhịp điệu của bài hát đem lại cảm giác "an toàn" có thể vì làm nhớ lại nhịp điệu tim đập nghe được từ những ngày tháng còn trong lòng mẹ. Giọng nói, tiếng ru của mẹ bên tai cho trẻ biết đang được người bảo bọc.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy ru bằng những nguyên âm không thành câu ("humming") dễ làm trẻ ngủ hơn là hát thành bài có câu cú rõ rệt.

Ru con Việt Nam

Bắc bộ

  • Con cò mà đi ăn đêm

À ơi ...
Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm Lộn cổ xuống ao
À ơi ...
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
À ơi ...
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục Đau lòng cò con ...

  • Cái ngủ

Cái ngủ mày ngủ cho ngoan

Để mẹ đi cấy đồng xa trưa về

Bắt được con trắm con trê

Thòng cổ mang về cho cái ngủ ăn

Cái ngủ ăn không hết để dành đến tết mùng ba

Mèo già ăn vụng, mèo ốm phải đòn

Mèo con phải vạ, con quạ chết trôi

Con ruồi đứt cánh, đòn gánh có mấu

Củ ấu có sừng, châu chấu có chân

Bồ quân có rễ, cây nghệ có hoa

Cây cà có trái

Con gái có chồng, đàn ông có vợ

kẻ chợ buôn bè

cây tre có lá, con cá có vây

Ông thầy có sách, thợ gạch có dao

Thợ cào có búa, xay lúa có giàn

Việc làng có mỡ, ăn cỗ có phần

cái ngủ mày ngủ cho lâu à…ơi…à…ơi

Trung bộ

  1. Cái quán giữa đàng

Bạn hàng trước ngõ

Cây hương bên tàu

nhỏ nhụy thơm xa

(Chớ) anh có đi mô lâu

cũng nhớ ghé vô thăm chén ngọc ve ngà

dù gần cũng nghĩa

dù xa cũng tình...

  1. Bạn chào ta có ân có ái

Ta chào lại bạn có nghĩa có nhơn

May mô may quyển lại gặp đờn

Quyển kêu thánh thót còn tiếng đờn thì ngâm nga

Nhắn em về nói với mẹ cha

Dọn đàng quét ngõ tháng ba dâu về

Dâu về không lẽ về không?

Ngựa Ô đi trước ngựa Hồng theo sau

Ngựa Ô đi tới vạt cau

Ngựa Hồng thủng thỉnh đi sau vạt chè...

Nam bộ

Ầu ơ ... ví dầu
Cầu ván đóng đinh
Cầu treo lắc lẻo
Gập ghềnh khó qua
...
Ầu ơ ...
Khó qua mẹ dắt con qua...
Con đi trường học
Mẹ đi trường đời ...

Liên kết ngoài

Tham khảo

  • Birnholz, Jason C. (1981). The Development of Human Fetal Eye Movement Patterns. Science 213: 679-681.

Chú thích

  1. ^ Busnel, Marie-Claire, Granier-Deberre, C. and Lecanuet, J. P.(1992). Fetal Audition. Annals of the New York Academy of Sciences 662:118-134.
  2. ^ Chapman, J. S. (1975). The Relation Between Auditory Stimulation of Short Gestation Infants and Their Gross Motor Limb Activity. Doctoral Dissertation, New York University.