Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mộc bản triều Nguyễn”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 38: Dòng 38:
}}</ref>
}}</ref>


'''Mộc bản [[nhà Nguyễn|triều Nguyễn]]''' gồm 34.618 tấm, là những văn bản [[chữ Hán]]-[[chữ Nôm|Nôm]] được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào [[thế kỷ 19]] và đầu [[thế kỷ 20]]. Tài liệu mộc bản triều Nguyễn được tạo ra trong quá trình hoạt động của Quốc sử quán [[triều Nguyễn]]. Mộc bản triều Nguyễn chính là những tấm gỗ quý được khắc chữ Hán và chữ Nôm (chữ khắc ngược) dùng để nhân bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi ra công chúng các chuẩn mực xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân y tuân. Đó cũng là những bản khắc lưu truyền công danh, sự nghiệp của các bậc vua chúa, các sự kiện lịch sử, các biến cố thời cuộc, các cuộc tiễu trừ giặc dã.
'''Mộc bản [[nhà Nguyễn|triều Nguyễn]]''' gồm 34.618 tấm, là những văn bản [[chữ Hán]]-[[chữ Nôm|Nôm]] được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào [[thế kỷ 19]] và đầu [[thế kỷ 20]]. Tài liệu mộc bản triều Nguyễn được tạo ra trong quá trình hoạt động của Quốc sử quán [[triều Nguyễn]]. Mộc bản triều Nguyễn chính là những tấm gỗ quý được khắc chữ Hán và chữ Nôm (chữ khắc ngược) dùng để nhân bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi ra công chúng các chuẩn mực xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân tuân thủ. Đó cũng là những bản khắc lưu truyền công danh, sự nghiệp của các bậc vua chúa, các sự kiện lịch sử, các biến cố thời cuộc, các cuộc tiểu trừ giặc dã.


Mộc bản triều Nguyễn còn bao gồm cả những ván khắc in thu ở [[Văn Miếu]]-[[Quốc Tử Giám]] ([[Hà Nội]]) được đưa vào Huế và lưu trữ tại [[Quốc Tử Giám]], dưới thời vua [[Minh Mạng]] và [[Thiệu Trị]].<ref>[http://home.vnn.vn/moc_ban_trieu_nguyen__bau_vat_quoc_gia_ve_lich_su_va_van_hoa-184549376-612174868-0] Mộc bản Triều Nguyễn: Báu vật quốc gia về lịch sử và văn hóa.</ref>
Mộc bản triều Nguyễn còn bao gồm cả những ván khắc in thu ở [[Văn Miếu]]-[[Quốc Tử Giám]] ([[Hà Nội]]) được đưa vào Huế và lưu trữ tại [[Quốc Tử Giám]], dưới thời vua [[Minh Mạng]] và [[Thiệu Trị]].<ref>[http://home.vnn.vn/moc_ban_trieu_nguyen__bau_vat_quoc_gia_ve_lich_su_va_van_hoa-184549376-612174868-0] Mộc bản Triều Nguyễn: Báu vật quốc gia về lịch sử và văn hóa.</ref>

Phiên bản lúc 09:01, ngày 11 tháng 5 năm 2012

Mộc bản triều Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV

Mộc bản triều Nguyễndi sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam do UNESCO công nhận ngày 31 tháng 7 năm 2009. Số mộc bản này hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV- Đà Lạt, Lâm Đồng (xưa và nay vẫn là Biệt điện Trần Lệ Xuân [1] - Khu Di tích của TP. Đà Lạt). [2]

Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán-Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Tài liệu mộc bản triều Nguyễn được tạo ra trong quá trình hoạt động của Quốc sử quán triều Nguyễn. Mộc bản triều Nguyễn chính là những tấm gỗ quý được khắc chữ Hán và chữ Nôm (chữ khắc ngược) dùng để nhân bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi ra công chúng các chuẩn mực xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân tuân thủ. Đó cũng là những bản khắc lưu truyền công danh, sự nghiệp của các bậc vua chúa, các sự kiện lịch sử, các biến cố thời cuộc, các cuộc tiểu trừ giặc dã.

Mộc bản triều Nguyễn còn bao gồm cả những ván khắc in thu ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội) được đưa vào Huế và lưu trữ tại Quốc Tử Giám, dưới thời vua Minh MạngThiệu Trị.[3]

Gỗ dùng làm ván khắc tài liệu mộc bản triều Nguyễn là gỗ thị, gỗ cây nha đồng. Nét chữ khắc trên tài liệu mộc bản rất tinh xảo và sắc nét. Ðây là những tài liệu có giá trị, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam thời cận đại.

Tất cả các bản thảo nói trên đều được đích danh hoàng đế ngự lãm, phê duyệt bằng bút tích trước khi giao cho những người thợ tài hoa nhất trong cung đình khắc lên gỗ quý. Do tính chất cực kỳ quan trọng của mộc bản, dưới thời Minh Mạng, nhà vua từng có chỉ dụ: “Sai quan Bắc thành kiểm xét các ván in nguyên trữ tại Văn Miếu (Hà Nội) về các sách Ngũ Kinh, Tứ Thư Đại Toàn, Vũ Kinh Trực Giải cùng Tiền Hậu Chính Sử và Tứ Trường Văn Thể gửi về kinh để ở Quốc Tử Giám (Kinh đô Huế)”.

Năm 2007, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã làm hồ sơ trình UNESCO và đến ngày 31/7/2009, Mộc bản triều Nguyễn đã chính thức được UNESCO đưa vào "Chương trình Ký ức thế giới".

Và người có công lưu giữ mộc bản khi xưa, đó là Ngô Đình Nhu (1911-1963), Cố vấn Chính trị cho Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm; và từng là Giám đốc đầu tiên Nha Lưu trữ và Thư viện Quốc gia của Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ VH (18/09/2009). “Khu biệt điện Trần Lệ Xuân được UNESCO công nhận là di sản tư liệu”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập 23/6/2011. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày= (trợ giúp)
  2. ^ TTXVN/Vietnam+ (14/12/2009). “Mộc bản triều Nguyễn sắp nhận bằng di sản thế giới”. VietnamPlus, TTXVN. Truy cập 23/6/2011. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày= (trợ giúp)
  3. ^ [1] Mộc bản Triều Nguyễn: Báu vật quốc gia về lịch sử và văn hóa.

Liên kết ngoài

  • [2] Biệt điện Trần Lệ Xuân và những điều chưa biết; Báo SứcKhoẻ và Đời Sống, Thứ sáu, 7/11/2008, 9:35 (GMT+7).
  • [3] UNESCO công nhận Biệt điện Trần Lệ Xuân là di sản tư liệu; Trung tâm Công nghệ Thông tin - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 14h:25' - 18/9/2009.