Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiên Sơn”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AvocatoBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Sửa mn:Тэнгэр Уул
WikitanvirBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Thêm fa:تیان شان
Dòng 81: Dòng 81:
[[eo:Tianŝan]]
[[eo:Tianŝan]]
[[eu:Tian Shan]]
[[eu:Tian Shan]]
[[fa:تیان شان]]
[[fr:Monts Tian]]
[[fr:Monts Tian]]
[[ko:톈산 산맥]]
[[ko:톈산 산맥]]

Phiên bản lúc 03:34, ngày 16 tháng 5 năm 2012

Thiên Sơn
Dãy núi
Khan Tengri (7.010 m) lúc Mặt Trời lặn
Các quốc gia Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan
Các vùng Tân Cương, Jammu và Kashmir, Địa khu Bắc Bộ
Điểm cao nhất Jengish Chokusu (đỉnh Pobeda)
 - cao độ 7.439 m (24.406 ft)
 - tọa độ 42°02′6″B 80°07′32″Đ / 42,035°B 80,12556°Đ / 42.03500; 80.12556
Niên đại Đại Tân sinh
Ảnh chụp dãy núi Thiên Sơn từ vũ trụ, tháng 10 năm 1997, với hồ Issyk-Kul ở Kyrgyzstan tại phần trên (phía bắc).

Thiên Sơn (tiếng Trung: 天山, bính âm: tiān shān; có nghĩa là "núi trời"[1], tiếng Duy Ngô Nhĩ: تەڭرىتاغ Tengri Tagh), là một dãy núi nằm ở khu vực Trung Á, về phía bắc và phía tây của sa mạc Taklamakan trong khu vực biên giới của Kazakhstan, Kyrgyzstankhu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở phía tây bắc Trung Quốc. Về phía nam, nó nối liền với dãy núi Pamir.

Tên gọi Thiên Sơn được sử dụng rộng rãi hiện nay là sự phiên âm sang tiếng Trung của tên gọi trong tiếng Duy Ngô Nhĩ Tengri Tagh (dãy núi thần linh). Tên gọi trong tiếng Trung để chỉ Thiên Sơn, có thể có nguồn gốc từ tên gọi trong ngôn ngữ của người Hung Nô, Kỳ Liên (祁连) được nói tới trong Sử ký như là nơi cuối cùng nơi họ gặp nhau và sinh con đẻ cái cũng như trong ngôn ngữ của người Nguyệt Chi, mà một số tác giả[2] cho rằng là nói tới Thiên Sơn chứ không phải dãy núi dài 1.500 km xa hơn về phía đông mà hiện nay mang tên gọi này. Một dãy núi cận kề, dãy núi Tannu-Ola (tiếng Tuva: Таңды-Уула Tangdy-Uula), cũng có tên đồng nghĩa là "dãy núi trời/thiên đường" hay "dãy núi thần thánh/thần linh").

Trong bản đồ học phương Tây thì khu vực kết thúc phía đông của nó thường được hiểu là ngay trước Ürümqi, trong khi dãy núi về phía đông thành phố này gọi là dãy núi Bác Cách Đạt (Bogda Shan). Tuy nhiên, trong bản đồ học Trung Quốc, từ thời nhà Hán tới ngày nay, Thiên Sơn được coi là bao gồm cả Bogda Shan và dãy núi Barkol.

Thiên Sơn là một phần của đai kiến tạo sơn Himalaya được hình thành do va chạm của các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu trong đại Tân sinh. Nó là một trong những dãy núi dài nhất ở Trung Á, kéo dài khoảng 2.800 km về phía đông tính từ TashkentUzbekistan.

Đỉnh cao nhất của dãy núi Thiên Sơn là đỉnh Pobeda với độ cao 7.439 m (24.408 ft), và là đỉnh cao nhất ở Kyrgyzstan, nằm trên biên giới với Trung Quốc. Đỉnh cao thứ hai của Thiên Sơn là đỉnh Khan Tengri (thần linh hồn), có độ cao 7.010 m, nằm trên biên giới Kazakhstan-Kyrgyzstan. Hai đỉnh núi này được phân loại là hai đỉnh cao trên 7.000 m nằm cao nhất về phía bắc của thế giới.

Đèo Torugart, nằm ở độ cao 3.752 m (12.310 ft), nằm trên biên giới giữa Kyrgyzstan và khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc.

Dãy núi Alatau có rừng, nằm ở cao độ thấp hơn ở phần phía bắc của Thiên Sơn, có những bộ lạc dân chăn thả gia súc sinh sống. Họ nói tiếng Turk.

Các con sông chính chảy trong khu vực Thiên Sơn là sông Syr Darya, sông Ilisông Tarim. Hẻm núi Aksu là đặc trưng đáng chú ý tại tây bắc Thiên Sơn.

Một trong những người châu Âu đầu tiên đến Thiên Sơn và có miêu tả về nó chi tiết là nhà thám hiểm người Nga Pyotr Semenov Tyan-Shansky vào thập niên 1850.

Thư viện ảnh

Xem thêm

Tham khảo

  • The Contemporary Atlas of China. 1988. London: Marshall Editions Ltd. Tái bản 1989. Sydney: Collins Publishers Australia.
  • The Times Comprehensive Atlas of the World. Ấn bản lần thứ 11. 2003. Times Books Group Ltd. London.

Liên kết ngoài

Ghi chú

  1. ^ “Tian Shan”. The Columbia Encyclopedia. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2008. Không cho phép mã đánh dấu trong: |publisher= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  2. ^ Xinru Liu (2001) Migration and Settlement of the Yuezhi-Kushan: Interaction and Interdependence of Nomadic and Sedentary Societies