Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dương Chí Dũng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Itolemma (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dinhtuydzao (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
Dương Chí Dũng (SN 1957, trú ở phố Nguyên Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội))<ref>http://nld.com.vn/20120518111959411p0c1002/khoi-to-nguyen-chu-tich-vinalines.htm</ref> là một chính trị gia ở Việt Nam. Ông là Cục trưởng Cục Hàng Hải, Bộ Giao Thông Vận Tải Việt Nam.
'''Dương Chí Dũng''' (SN 1957, trú ở phố Nguyên Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội)<ref>http://nld.com.vn/20120518111959411p0c1002/khoi-to-nguyen-chu-tich-vinalines.htm</ref> là một chính trị gia ở Việt Nam. Ông là Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam.


Trước khi lãnh đạo Vinalines, ông Dũng từng quản lý Tổng Cty Xây dựng Đường thủy (Vinawaco) - một đơn vị từng thua lỗ nặng. Dương Chí Dũng được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc [[Vinalines]] từ tháng 8/2005. Đến tháng 7/2011, ông Dũng được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công ty này. Đầu tháng 2 năm nay, sau khi thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, ông Dũng được điều động sang giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Trước khi lãnh đạo Vinalines, ông Dũng từng quản lý Tổng Cty Xây dựng Đường thủy (Vinawaco) - một đơn vị từng thua lỗ nặng. Dương Chí Dũng được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc [[Vinalines]] từ tháng 8/2005. Đến tháng 7/2011, ông Dũng được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công ty này. Đầu tháng 2 năm nay, sau khi thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, ông Dũng được điều động sang giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Phiên bản lúc 14:24, ngày 19 tháng 5 năm 2012

Dương Chí Dũng (SN 1957, trú ở phố Nguyên Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội)[1] là một chính trị gia ở Việt Nam. Ông là Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam.

Trước khi lãnh đạo Vinalines, ông Dũng từng quản lý Tổng Cty Xây dựng Đường thủy (Vinawaco) - một đơn vị từng thua lỗ nặng. Dương Chí Dũng được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc Vinalines từ tháng 8/2005. Đến tháng 7/2011, ông Dũng được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công ty này. Đầu tháng 2 năm nay, sau khi thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, ông Dũng được điều động sang giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Vụ án Vinalines

Ngày 18/5/2012, Bộ Công an Việt Nam đã khởi tố, ra lệnh bắt ông Dương Chí Dũng, Cục trưởng Hàng hải (nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines) để điều tra hành vi Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng - Điều 165 Bộ Luật Hình sự.[2]

Việc khởi tố và ra lệnh bắt các lãnh đạo trên liên quan đến những sai phạm trong việc điều hành Vinalines. Trong đó có dự án đầu tư mua ụ nổi No83M. Ụ nổi No83M là thiết bị thuộc dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam của Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines (thuộc Vinalines). Tháng 9/2007, dự án đã được phê duyệt chủ trương với tổng mức đầu tư là 13,1 triệu USD. Nhưng chưa đầy một tháng sau đó, tổng mức đầu tư được điều chỉnh tăng lên 14,1 triệu USD.

Ngày 15/3/2008, Vinalines ký hợp đồng mua ụ nổi No83M (sản xuất tại Nhật) với một công ty của Singapore. Tính đến thời điểm mua, ụ nổi này đã 43 tuổi, vượt 28 tuổi so với quy định đăng kiểm và không đảm bảo điều kiện kỹ thuật. Vì vậy, Vinalines thuê Hyundai Vinashin Nha Trang sửa chữa theo các nội dung chỉ định của Đăng kiểm Liên bang Nga (ụ được kéo về từ Nga). Giá mua và chi phí sửa chữa phát sinh vượt tổng mức đầu tư nên Vinalines phải phê duyệt lại tổng mức đầu tư lần một là 19,5 triệu USD.

Nhưng khi đưa vào sử dụng, ụ nổi đã có trục trặc, phải đưa về cảng Gò Dầu (Đồng Nai) sửa chữa tiếp. Vinalines lại phải điều chỉnh tổng mức đầu tư lần hai là 26,3 triệu USD. Không những thế, ụ nổi này còn phải gánh các chi phí thường xuyên như: thuê neo đậu 420 triệu đồng/tháng, thuê hai tàu lai dắt trực đề phòng sự cố với giá 700 USD/ngày và các chi phí thuê nhân công, bảo vệ, bảo dưỡng ụ nổi... Cho nên, tính đến ngày 30/9/2011, tổng giá mua ụ nổi No83M và các chi phí sửa chữa hai lần tại Việt Nam, các chi phí khác...lên tới 489,6 tỉ đồng, tương đương 70% giá đóng mới ụ nổi trên thị trường thế giới.

Qua kiểm tra, Thanh tra Chính phủ đã kết luận, việc mua ụ nổi có dấu hiệu làm trái quy định của pháp luật về đầu tư, gây lãng phí vốn đầu tư 489,6 tỉ đồng. Các khoản chi phí, lãi vay (từ ngày 30/4/2010 đến 30/9/2011) là 24,2 tỉ đồng và trên 1,6 tỉ đồng/tháng chi phí phát sinh trong thời gian ụ nổi không sử dụng.

Giới quan sát đang đặt câu hỏi về thời điểm đưa ra quyết định khởi tố bị can và bắt giam các nhân vật cao cấp trong Bộ GTVT, được thực hiện ngay sau Hội nghị Trung ương lần thứ 5 của Đảng Cộng Sản Việt Nam.[3]

Chú thích

  1. ^ http://nld.com.vn/20120518111959411p0c1002/khoi-to-nguyen-chu-tich-vinalines.htm
  2. ^ http://vef.vn/2012-05-18-ra-lenh-bat-cuc-truong-cuc-hang-hai-nguyen-chu-tich-vinalines
  3. ^ http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/05/120518_vinalines_management.shtml