Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Luật Biển Việt Nam 2012”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “'''Luật Biển Việt Nam''' được Quốc hội của Việt Nam thông qua vào ngày 21/6/2012. Luật này gồm 7 chương, 55 điều, có hi…”
 
QT (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
'''Luật Biển Việt Nam''' được [[Quốc hội]] của [[Việt Nam]] thông qua vào ngày 21/6/2012.
'''Luật Biển Việt Nam''' được [[Quốc hội]] của [[Việt Nam]] thông qua vào ngày 21/6/2012.


Luật này gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.
Luật này gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Chủ quyền của [[Việt Nam]] trên hai quần đảo [[Hoàng Sa]] và [[Trường Sa]] được khẳng định từ điều 1 của bộ luật. Bộ luật cũng được soạn để phù hợp với [[Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển]].


==Tóm tắt bộ luật==
==Tóm tắt bộ luật==

Phiên bản lúc 08:39, ngày 25 tháng 6 năm 2012

Luật Biển Việt Nam được Quốc hội của Việt Nam thông qua vào ngày 21/6/2012.

Luật này gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng SaTrường Sa được khẳng định từ điều 1 của bộ luật. Bộ luật cũng được soạn để phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.

Tóm tắt bộ luật

Chương 1 gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.

Chương 2 quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo…

Chương 3 quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài…

Chương 4 dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.

Chương 5 quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu.

Luật Biển Việt Nam cũng dành một chương (chương 6) để quy định về xử lý vi phạm. Chương này bao gồm các điều khoản về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao và xử lý vi phạm.

Liên kết ngoài

Quốc hội thông qua Luật biển Việt Nam