Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam Hoa kinh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Chobot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 52: Dòng 52:
*'''''Thiên địa''''':
*'''''Thiên địa''''':
*'''''Thu thủy''''':
*'''''Thu thủy''''':
*'''''Sơn Mộc''''':


=== Tạp thiên ===
=== Tạp thiên ===

Phiên bản lúc 15:56, ngày 25 tháng 6 năm 2012

Nam Hoa kinh (南華經) hay còn gọi Trang tử (莊子), Nam Hoa chân kinh (南華真經) là cuốn sách triết học nổi tiếng thường được cho là của Trang Châu thời Chiến Quốc viết. Cuốn sách ngoài giá trị triết lý còn có giá trị nghệ thuật rất cao, được Kim Thánh Thán liệt vào hạng nhất trong lục tài tử thư của Trung Quốc.

Nguồn gốc

Theo truyền thuyết, Nam Hoa kinh được Trang Châu viết khi ông vào ở ẩn tại núi Nam Hoa thuộc nước Tống thời xưa. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, ngoại trừ Nội thiên, phần lớn sách Nam Hoa (tạp thiên, ngoại thiên) không phải do Trang tử viết mà là của hậu thế thêm vào. Sách được viết vào lúc nào, không ai nói chắc vì chính Trang tử cũng không ai chắc là sinh mất vào năm nào.

Nội dung

Nội thiên

Đây là chương tối quan trọng trong toàn bộ tác phẩm, diễn đạt tư tưởng thái thậm vô vi của Trang Châu qua lời văn rất hàm súc, uyển chuyển ý tứ thoáng đạt và trí tưởng tượng hùng hậu. Nội thiên được nhiều người tin là của Trang tử viết nhất, gồm 7 thiên có tựa đề:

  • Tiêu dao du: Nghĩa là đi chơi, phần này văn chương rất bay bổng. Mượn hình ảnh con chim Bằng, con cá Côn để ví cái sự tự tại mà người ta nên hướng tới. Theo Vương Tiên Khiêm: "tiêu dao tự tại là siêu thoát ra ngoài thế vật, theo lý thiên nhiên". Theo Quách Tương, thì tiêu dao theo quan niệm của Trang là "Vật tuy lớn nhỏ khác nhau (...) nhưng mỗi loài cứ theo thiên tính của mình, làm theo khả năng của mình". Học giả Nguyễn Hiến Lê viết sách bình chú cho đoạn này, ghi ra ba điều kiện của sự tiêu dao tự tại:

- Phải thuận thiên tính - Không tùy thuộc một cái gì (phải được hoàn toàn tự do) - Vô vi - Hòa đồng với vạn vật.

Tuy nhiều nhà kiến giải bằng nhiều cách khác nhau, thậm chí phản bác, song đa số đều cho rằng đoạn này có văn chương đẹp nhất. Đoạn văn sau đây rất nổi tiếng trong Tiêu dao du, được viết với trí tưởng tượng hùng hậu không một văn gia cùng thời nào sánh kịp:

Biển bắc có con cá tên là Côn, lớn không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim tên là Bằng, lưng của con chim Bằng lớn cũng không biết mấy ngàn dặm. Khi con chim Bằng ấy vỗ cánh bay lên cao, hai cánh nó lớn như đám mây che cả bầu trời. Loài chim ấy, khi biển động, sóng lớn gầm gào, nó liền chuyển về biển nam. Chỗ biển nam ấy là một cái ao vĩ đại do thiên nhiên tạo thành.
Một con ve và một con chim nhỏ cười chim Bằng rằng: "Ta cố sức bay lên cây du, có lúc bay không tới nơi đã rơi xuống cũng chẳng sao, việc gì cần phải bay cao chín vạn dặm đến biển Nam làm gì?.
Người đi đến cánh đồng ngoài chân thành, chỉ cần chuẩn bị ba bữa cơm là đủ quay về, bụng vẫn còn no, còn nếu muốn đi xa nơi trăm dặm thì cần chuẩn bị lương thực một ngày, nếu muốn đi xa ngàn dặm, cần chuẩn bị lương thực ba thăng. Hai con vật nhỏ bé ấy mà biết cái gì?
  • Tề vật luận: Nghĩa là luận về sự bình đẳng của vạn vật. Thiên gồm nhiều bài luận triết có giá trị, được nhiều người cho là quan trọng và là thiên huyền diệu nhất trong nội thiên. Theo Trang tử, muốn đạt tới sự Tiêu dao du thì phải xem vạn vật bình đẳng, xem rộng ra sẽ thấy sống chết như nhau, giàu nghèo không khác, xấu đẹp cũng vậy... Từ đó sẽ thấy tham sống, tham giàu, tham đẹp... là sai, vì mỗi hoàn cảnh, mỗi vật có một giá trị riêng của nó, tất cả đều nằm trong Đạo. Trang tử còn nói lên sự vô ích của tranh luận trong đoạn văn thứ 12: hai người tranh luận, đều tự cho mình là phải, vậy tranh luận làm gì ? Mời người thứ ba đến lại càng làm cho sự việc thêm khó giải quyết nữa, vì người thứ ba cũng sử dụng quan điểm riêng của mình để phân phải trái. Càng tranh biện càng làm cho chân lý mờ tối, vì thành kiến: "Đạo bị thành kiến nhỏ nhen che lấp, lời nói bị sự hoa mỹ phù phiếm che lấp". Ông đưa ra 1 thuyết nói về sự tương đối của vạn vật, vạn vật đồng nhất, chỉ tại thành kiến mà trông như khác; 1 vật vô dụng ở chỗ này nhưng hữu dụng ở chỗ khác, nơi này thấy xấu nhưng nơi kia thấy đẹp.

Trong phần Tề vật luận có bài cuối cùng thường được người sau gọi là Mộng hồ điệp, hay Trang Chu mộng hồ điệp là một đoạn văn nổi tiếng kim cổ. Câu "Không biết Châu chiêm bao là bướm hay bướm chiêm bao là Châu" (不知周之夢為胡蝶與?) rất thú vị, với lẽ "Bướm chiêm bao là Châu" thì cả cuộc đời phức tạp chỉ nằm trong một giấc mơ của con bướm mà thôi. Nguyên văn:

昔者莊周夢為胡蝶,栩栩然胡蝶也。【自喻適志與!】不知周也。俄然覺,則蘧蘧然周也。不知周之夢為胡蝶與?胡蝶之夢為周與?【周與胡蝶則必有分矣。】此之謂物化。

Thu Giang Nguyễn Duy Cần dịch:

Xưa Trang Châu chiêm bao thấy mình là bướm vui phận làm bướm, tự thấy thích chí, không còn biết có Châu nữa. Chợt tỉnh giấc, thì lại thấy mình là Châu. Không biết Châu chiêm bao là bướm, hay bướm chiêm bao là Châu? Châu và bướm ắt phải có tánh phận khác nhau. Đó gọi là Vật hóa.

Tích này được nhắc đến rất nhiều trong văn chương về sau, như trong bài Cầm Sắt của Lý Thương Ẩn đời Đường có câu:

Trang Chu hiểu mộng mê hồ điệp

Nghĩa là Trang Chu một sớm nọ mơ thấy mình là bướm.

  • Dưỡng sinh chủ:
  • Nhân gian thế:
  • Đức sung phù:
  • Đại tôn sư:
  • Ứng đế vương:

Ngoại thiên

Ngoại thiên phần lớn là chuyện ngụ ngôn nhằm diễn lại các ý của phần nội thiên. Theo nhiều người thì phần này không do Trang tử viết mà là của bọn đệ tử theo tư tưởng Lão - Trang thêm vào. Ngoại thiên gồm 15 thiên có tựa đề: Biền mẫu, Mã đề, Khứ cự, Tại hựu, Thiên địa, Thiên đạo, Thiên vận, Khắc ý, Thiện tính, Thu thủy, Chí lạc, Đạt sinh, Sơn mộc, Điền tử phương, Tri bắc du.

Một số thiên quan trọng:

  • Thiên địa:
  • Thu thủy:
  • Sơn Mộc:

Tạp thiên

Đây là một chương không quan trọng, lời văn nhiều phần thô kệch được cho là của nhiều hạng thêm vào. Gồm 11 thiên: Canh tang sở, Từ vô quỉ, Tắc dương, Ngoại vật, Ngụ ngôn, Nhượng vương, Đạo chích, Thuyết kiếm, Ngư phủ, Liệt ngự khấu, Thiên hạ.

Một số thiên quan trọng:

  • Thiên hạ:

Giá trị

Triết học

Nghệ thuật

Những bản có chú giải

Theo Thu Giang Nguyễn Duy Cần, trước ông có 5 nhà làm sách chú thích Nam Hoa Kinh, nhưng số thiên của mỗi nhà chú thích lại khác nhau, kể ra:

  • Bản chú thích của Tư Mã Bưu, 21 quyển, 52 thiên: Nội thiên có 7, Ngoại thiên có 28 và Tạp thiên có 14, Giải thuyết có 3 thiên. Bản chú nầy hiện nay đã thấtlạc, chưa tìm ra.
  • Bản chú của Mạnh Thị, 18 quyển 52 thiên. Bản nầy cũng bị thất lạc.
  • Bản chú của Thôi Soạn, 10 quyển 27 thiên gồm: Nội thiên có 7, Ngoại thiên có 20. Quyển sách nầy cũng đã mất.
  • Bản chú của Hướng Tú, 20 quyển 26 thiên, không có Tạp thiên. Bản nầy cũng đã mất.
  • Bản chú của Quách Tượng, 33 quyển 33 thiên. Nội thiên có 7, Ngoại thiên có 15, Tạp thiên có 11. Bản nầy hiện còn nhưng sửa lại còn 10 quyển.

Thư mục

Các bản dịch tiếng Việt

  1. Trang Tử, Nam Hoa Kinh, tựa, tổng luận và lời giải của Lâm Tây Trọng, bản dịch và lời bàn của Nhượng Tống, Hà Nội: Nxb Tân Việt, 1944; tái bản: Hà Nội: Nxb Văn học & Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2001.
  2. Trang Tử, Nam Hoa Kinh, Thu Giang Nguyễn Duy Cần dịch và bình chú, Sài Gòn: Nhà sách Khai Trí xb, 1963; tái bản, Nxb Hà Nội, 1992.
  3. Trang Tử và Nam Hoa Kinh, Nguyễn Hiến Lê giới thiệu và chú dịch, Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin, 1994.
  4. Trang Tử, Nam Hoa Kinh, Nguyễn Tôn Nhan dịch, 1999.

Về triết học của Trang tử

  1. Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Trang Tử tinh hoa, 1956, in lần thứ 2, 1963.
  2. Phùng Hữu Lan, Đại cương triết học sử Trung Quốc, Chương X: "Giai đoạn thứ ba của Đạo gia: Trang tử". Nguyễn Văn Dương dịch, Sài Gòn: Ban Tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh, 1968; tái bản: Hà Nội: Nxb Thanh Niên, 1999
  3. Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc, Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia, 2004

Liên kết ngoài