Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lãnh đạo”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
MerlIwBot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Dời yi:פירערשאפט (strongly connected to vi:Quản lý)
Liverpool (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
'''Lãnh đạo''' là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về [[tổ chức]] - [[nhân sự]]. Đó là một quá trình ảnh hưởng mang tính [[xã hội]] trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức<ref name="ld1">[Lãnh đạo trong tổ chức, Gary Yuki, 5th editions, Prentice Hall, 2002]</ref>. Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. Môn nhân sự hiện đại đề cao vai trò của lãnh đạo nên đối tượng này càng được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
'''Lãnh đạo''' là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về [[tổ chức]] - [[nhân sự]]. Đó là một quá trình ảnh hưởng mang tính [[xã hội]] trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức<ref name="ld1">[Lãnh đạo trong tổ chức, Gary Yuki, 5th editions, Prentice Hall, 2002]</ref>. Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. Môn nhân sự hiện đại đề cao vai trò của lãnh đạo nên đối tượng này càng được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.


Lãnh đạo được miêu tả là 'một quá trình ảnh hưởng xã hội cái mà một người có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ của những người khác nhằm đạt được thành công cho một mục tiêu chung". Tất nhiên cũng xuất hiện nhiều cách lí giải khác sâu hơn.
==Lí thuyết==
Lãnh đạo là "tổ chức một nhóm những người để đạt mục tiêu chung". Người lãnh đạo có thể có hoặc không có quyền lực đặc biệt. Những nhà nghiên cứu về lãnh đạo đã đưa ra những lí thuyết bao gồm những đặc điểm, những sự tác động qua lại do các yếu tố bên ngoài, chức năng, ứng xử, tầm nhìn và giá trị, uy tín, và trí thông minh, cùng với nhiều thứ khác. Người mà mọi ngừoi sẽ tuân theo phải có khả năng hướng dẫn hoặc định hướng cho người khác.





Phiên bản lúc 06:49, ngày 5 tháng 7 năm 2012

Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức - nhân sự. Đó là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức[1]. Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. Môn nhân sự hiện đại đề cao vai trò của lãnh đạo nên đối tượng này càng được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

Lãnh đạo được miêu tả là 'một quá trình ảnh hưởng xã hội cái mà một người có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ của những người khác nhằm đạt được thành công cho một mục tiêu chung". Tất nhiên cũng xuất hiện nhiều cách lí giải khác sâu hơn.

Lí thuyết

Lãnh đạo là "tổ chức một nhóm những người để đạt mục tiêu chung". Người lãnh đạo có thể có hoặc không có quyền lực đặc biệt. Những nhà nghiên cứu về lãnh đạo đã đưa ra những lí thuyết bao gồm những đặc điểm, những sự tác động qua lại do các yếu tố bên ngoài, chức năng, ứng xử, tầm nhìn và giá trị, uy tín, và trí thông minh, cùng với nhiều thứ khác. Người mà mọi ngừoi sẽ tuân theo phải có khả năng hướng dẫn hoặc định hướng cho người khác.


Xu hướng hình thành và chuyển dịch của quyền lực lãnh đạo

Theo các nghiên cứu của lý thuyết lãnh đạo hiện đại, Quyền lực lãnh đạo có thể hình thành từ 4 nguồn quyền năng:

  1. Do chức vụ, địa vị
  2. Do chuyên môn
  3. Do tố chất, quyền uy bẩm sinh
  4. Do hệ thống đem lại

Tuy nhiên, trong một xã hội văn minh, càng ngày quyền lực do chức vụ, địa vị đem lại càng giảm. Các bậc thang diễn biến của các quyền lực xã hội được biết đến là Phong kiến => Quận sự trị vì => Kỹ trị => Kinh tế trị => Luật trị. Trong xã hội tiến triển ở bậc càng cao, quyền lực đơn thuần do chức vụ đem lại càng phải ít đi và lãnh đạo càng phải chú ý đến quần chúng mà mình muốn tập hợp hoặc dưới mình hơn[1].

Những tố chất quan trọng nhất của một lãnh đạo

Theo các nhà nghiên cứu và tổng kết của các giáo sư McShane và Von Glinow trong giáo trình của McGraw-Hill Inc., để trở thành một lãnh đạo, cần hội tụ 7 nhân tố sau[2]:

  • Nhạy cảm: Rất cần, và là cần nhất. Thể hiện trong việc chỉ số EQ phải cao. Lãnh đạo luôn cần có cảm nhân về thái dộ, tình cảm, mong muốn, buồn, vui... của người xung quanh mình, thậm chí của tất cả quần chúng, dù khả năng tiếp xúc của họ cũng bị hạn chế như mọi người.
  • Chính trực: Là điều công chúng mong đợi. Sự chính trực này làm cho công chúng cảm thấy tin tưởng; một nhân tố quan trọng để họ quyết định có đi theo lãnh đạo hay không. Nếu không, ít nhất lãnh đạo phải làm cho công chúng thấy là mình có chính trực.
  • Nghị lực: Để vượt qua các khó khăn nội tại và từ ngoại cảnh. Phần này phải hơn người và nhiều khi sự khâm phụ của quần chúng chỉ là từ đây.
  • Tự tin: Rất cần thiết để làm việc nói chung và sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như nói trước công chúng.
  • Có động lực làm lãnh đạo: Đây có khi chính là tham vọng theo mọi nghĩa. Người lãnh đạo có thể tỏ ra họ có tham vọng hay không, song trên thực tế họ luôn cần có động lực làm lãnh đạo mới có thể là lãnh đạo thực thụ.
  • Trí thông minh: Chỉ cần ở mức trung bình trở lên. Đây là lý do vì sao người Việt hay nhìn nhận sai về lãnh đạo, hay đòi hỏi lãnh đạo phải là người thông minh nhất, IQ cao nhất, chuyên môn phải giỏi nhất... song thực tế lãnh đạo giỏi không cần những điều này. Nhưng cần thiết phải có khả năng phân tích các vấn đề và cơ hội.
  • Kiến thức chuyên môn: Cần có ở mức vừa phải trở lên, chủ yếu để trợ giúp quá trình ra quyết định. Năng lực mỗi người có hạn. Nếu lãnh đạo quá thiên về chuyên môn họ khó có đủ quỹ thời gian cho chính việc lãnh đạo.

Các tính cách và khả năng của lãnh đạo

Năm 1994, House and Podsakoff đã đưa ra mô hình tính cách của các nhà lãnh đạo điển hình như sau[1]:

  1. Tầm nhìn:
  2. Sự đam mê và đức hy sinh:
  3. Tin tưởng, sự quyết tâm và tính bền bỉ:
  4. Xây dựng hình ảnh tốt:
  5. Gương mẫu:
  6. Vai trò bên ngoài:
  7. Tạo sự tin tưởng cho những người đi theo:
  8. Có khả năng phát động khi cần:
  9. Khả năng cấu trúc tốt:
  10. Khả năng truyền cảm:

7 việc lãnh đạo cần phải làm

Lãnh đạo có vô số công việc cần làm trong mỗi ngày làm việc của họ. Tuy nhiên, việc xác định được các trọng tâm công việc là vô cùng quan trọng bởi nếu không đạt được điều đó, tổ chức sẽ đi sai đường.

  1. Thiết lập tầm nhìn cho tổ chức: Thông thường nhân tố này bị xem là mông lung, song thực tế cho thấy tầm nhìn chính là ngọn hải đăng chỉ đường cho mỗi tổ chức. Không có tổ chức nào có tầm nhìn kém, không có tầm nhìn rõ ràng hay thậm chí không có tầm nhìn lại thành công trong thực tế.
  2. Tập hợp quần chúng: Để tập hợp được quần chúng, lãnh đạo cần làm cho họ thấu hiểu, thích thú, đam mê và tin tưởng. Quần chúng trong trường hợp nào cũng là nền tảng cho thành công.
  3. Cổ vũ, động viên toàn bộ đội ngũ: Công việc quản lý thường làm cho các thành viên bị ức chế và cảm thấy mất động lực hành động. Chính vì vậy sự cổ vũ, động viên của lãnh đạo lại càng cần thiết.
  4. Xây dựng chiến lược cho tổ chức: Đây là công việc hay bị bỏ qua song lại rất cần thiết.
  5. Ra quyết định: Là bước quan trọng nhất, song lại chỉ là kết quả của cả một quá trình.
  6. Tạo ra những sự thay đổi: Tình hình bên ngoài luôn có những biến động; bao gồm cả môi trường toàn cầu, biến động kinh tế toàn cầu... đến tình hình quốc gia, tình hình của cả ngành kinh doanh đó. Kết hợp với thay đổi của các nhân tố nội tại công ty đòi hỏi có sự thay đổi và lãnh đạo cần phải là người tạo ra thay đổi đó.
  7. Tạo dựng môi trường làm việc lành mạnh: Cần hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ. Có vô số công ty đã thành công trong kinh doanh. Song các thành công không tính đến các nhân tố phát triển bền vững sẽ đều phải trả giá sớm muộn.

4E của lãnh đạo trong lý thuyết của Jack Welch

Jack Welch được tôn vinh là Tổng giám đốc số 1 của thế giới. Ông lãnh đạo Tập đoàn GE (General Electric) suốt hơn 20 năm và đã thực hiện một cuộc cách mạng lớn ở đây. Ông đã sa thải hơn 100.000 người, trong đó có rất nhiều quản lý cấp cao, đóng cửa, sáp nhập hàng loạt nhà máy, công ty.

Ông đã có công chuyển một tập đoàn sản xuất già cỗi, đầy nguy cơ thành một tập đoàn hàng đầu thế giới về sản phẩm và dịch vụ. Ông đã làm gia tăng giá trị công ty (market value) lên gấp gần 30 lần. Ông đã đưa ra tư tưởng 4E Leader nổi tiếng về lãnh đạo mà đến nay vẫn được các CEO trên toàn thế giới học tập. Tóm tắt 4E này là:

  • Nhà lãnh đạo phải có Nghị lực (The 4E Leader Energy)
  • Nhà lãnh đạo phải biết truyền Nghị lực (The 4E Leader Energizes).
  • Nhà lãnh đạo phải Sắc bén (The 4E Leader has Edge).
  • Nhà lãnh đạo phải Hành động (The 4E Leader Executes).

Các tư tưởng về lãnh đạo cần xem xét lại

Trong tư tưởng trước đây, người ta đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải "vừa có tài năng, vừa có đức độ". Tuy nhiên, chính Jack Welch đã khẳng định bằng các tri thức mà ông có được và kinh nghiệm bản thân từ thực tế vô cùng sinh động rằng đó chỉ là mong muốn có tính lý tưởng mà thôi. Trên thực tế gần như không có loại lãnh đạo này.

Những người "có đức độ" thường là người có thiên hướng hoạt động xã hội, phi lợi nhuận và thiếu động lực cần thiết để theo đuổi mục đích mà một lãnh đạo giỏi cần có. Nhiều người trong số này có thể là lãnh đạo song không bao giờ giỏi hoặc chỉ dừng ở mức là các nhà quản lý bình thường.

Trong khi đó, theo Jack Welch, đại đa số các nhà lãnh đạo lại bị thúc đẩy bởi các động lực, thậm chí là các dục vọng (gần trùng với tư tưởng về dục vọng thúc đẩy (libido) trong trường phái phân tâm học của Sigmund Freud). Các động lực này có thể là quyền lực, là tiền, là của cải, các quyền lợi... hay là danh tiếng. Jack Welch cũng bác bỏ mô hình nhà lãnh đạo lý tưởng và cho thấy theo tổng kết của ông, có đến khoảng 70% số lãnh đạo giỏi bị thúc đẩy và thành công bởi động lực hay dục vọng.

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. ^ a b c [Lãnh đạo trong tổ chức, Gary Yuki, 5th editions, Prentice Hall, 2002]
  2. ^ [Leadership, McShane and Von Glinow, McGraw-Hill Inc]