Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đảo Sinh Tồn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 12: Dòng 12:


==Lịch sử==
==Lịch sử==
===Thời kỳ từ 1884 đến tháng 10 năm 1950===
Theo [[Hòa ước Giáp Tuất (1874)|Hiệp ước Pháp - Việt 1874]] cùng [[Hòa ước Giáp Thân (1884)|Hiệp ước ngày 6 tháng 6 năm 1884]] giữa Pháp và Triều đình Nhà Nguyễn về việc Nhà Nguyễn đồng ý cho Pháp thay mặt Nhà nước Việt Nam trong các hoạt động đối ngoại, ký các văn bản ngoại giao và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chính quyền Pháp ở Việt Nam đã chính thức chiếm hữu Trường Sa trong tình trạng không có nước nào chiếm hữu.

Năm 1887, Pháp và Triều đình Mãn Thanh ký [[Công ước Pháp-Thanh 1887]] về hoạch định biên giới cả trên biển và trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Năm 1909, nhà cầm quyền Pháp cho các pháo hạm tuần tiễu trên vùng biển hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ năm 1920, các tàu của Sở Hải quân Đông Dương cũng được tăng cường để làm nhiệm vụ tuần tiễu chống bọn buôn lậu ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1933, chính quyền Pháp đã làm đầy đủ thủ tục chiếm hữu theo nghi thức truyền thống phương Tây với một hạm đội đem đến mỗi đảo một văn bản chiếm hữu do các thuyền trưởng ký đóng kín trong một cái chai được gắn trong một trụ xi măng xây trên mỗi đảo. Người ta kéo cờ và thổi kèn trên từng hòn [[đảo Trường Sa]] (Sparatly), [[đảo An Bang]] (Caye d’Aboine), [[đảo Ba Bình]] (Itu-Iba), [[đảo Loại Ta]] (Loaito), [[đảo Thị Tứ]] cùng các tiểu đảo phụ thuộc. Sau đó Bộ Ngoại giao Pháp đã có một thông tri đăng công báo Pháp ngày 26 tháng 7 năm 1933 về sự chiếm hữu đảo Trường Sa ngày 13 tháng 4 năm 1930 và các đảo An Bang, Ba Bình, Loại Ta, Thị Tứ cùng các đảo phụ cận từ ngày 7 tháng 4 năm 1933 đến ngày 12 tháng 4 năm 1933. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam kỳ Grơthayme đã ký Nghị định số 4762/S-P đặt quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Ngày 15 tháng 6 năm 1938, toàn quyền Đông Dương Brêviê đã ký Nghị định số 156/S-P xây dựng một đèn biển, trạm khí tượng thuỷ văn, đài vô tuyến điện ở đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa.

Suốt thời gian đại diện cho Nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại, Chính phủ Pháp luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Trường Sa, đồng thời phản kháng lại những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo đó.

===Thời kỳ từ tháng 10 năm 1950 đến tháng 4 năm 1975===
Ngày 14 tháng 10 năm 1950, Chính phủ Pháp chính thức bàn giao việc quản lý và bảo vệ hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Chính phủ Bảo Đại. Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã ra Hoàng Sa chủ trì việc bàn giao. Ngày 9 tháng 7 năm 1951, tại [[Hội nghị San Francisco]], sau khi Nhật tuyên bố từ bỏ mọi quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà họ đã chiếm đóng trái phép từ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, [[Trần Văn Hữu]], Thủ tướng Chính phủ của chính quyền [[Bảo Đại]] tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lời khẳng định này được đưa ra trước Hội nghị có đại diện của 51 nước tham dự nhưng không có đại biểu nào lên tiếng phản đối.

Sau khi [[Hiệp định Genève, 1954|Hiệp định Giơnevơ 1954]] được ký kết, ngày 28 tháng 4 năm 1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, chính quyền Sài Gòn vẫn duy trì các lực lượng đồn trú bảo vệ, khảo sát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 20 tháng 10 năm 1956, chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 143/NV về việc đổi tên các tỉnh miền Nam, trong đó quần đảo Trường Sa được đưa về tỉnh Phước Tuy.

Năm 1957, các lực lượng thuỷ quân lục chiến của quân đội Sài Gòn đã được đưa ra quần đảo Trường Sa làm nhiệm vụ bảo vệ các đảo thay cho các đơn vị đồn trú trước đây. Năm 1963, chính quyền Sài Gòn đã dựng bia chủ quyền trên các đảo Trường Sa, An Bang, Song Tử Tây,...Trong các năm từ 1961 đến 1973, liên tục phái các đội tàu làm nhiệm vụ tuần tiễu, kiểm soát và tiến hành khảo sát hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 420-BNV/HDCP/26 sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải thuộc quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

===Thời kỳ từ tháng 4 năm 1975 tới nay===
{{main|Chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông}}
Đảo Sinh tồn là một trong năm đảo được [[hải quân nhân dân Việt Nam]] giải phóng đầu tiên trên quần đảo Trường Sa từ tay hải quân Việt Nam cộng hòa. Ngày 28 tháng 4 năm 1975 đảo chính thức được giải phóng, và từ đó đến nay ngày 28 tháng 4 hàng năm trở thành ngày truyền thống của đảo.
Đảo Sinh tồn là một trong năm đảo được [[hải quân nhân dân Việt Nam]] giải phóng đầu tiên trên quần đảo Trường Sa từ tay hải quân Việt Nam cộng hòa. Ngày 28 tháng 4 năm 1975 đảo chính thức được giải phóng, và từ đó đến nay ngày 28 tháng 4 hàng năm trở thành ngày truyền thống của đảo.



Phiên bản lúc 19:48, ngày 18 tháng 7 năm 2012

Quần đảo Trường Sa

Sinh Tồn (tên quốc tế: Sin Cowe Island, giản thể: 景宏岛; phồn thể: 景宏島; bính âm: Jǐnghóng dǎo, Hán Việt: Cảnh Hoành đảo) là một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa, nằm tại tọa độ 9°53′00″B, 114°19′00″Đ. Đảo này cùng với các đảo, đá, bãi phụ cận về mặt tổ chức hành chính thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam, cách đất liền 320 hải lý, cách đảo Sinh Tồn Đông 15 hải lý về phía đông. Đảo này chỉ cách đá Gạc Ma vài hải lý, nơi xảy ra chiến sự giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1988.

Đặc điểm

Đảo chạy dài theo hướng đông tây chiều dài khoảng 400 mét chiều rộng 140 m. Đất ở đảo là cát và san hô. Đảo có nhiều cây xanh không có giếng nước ngọt, xung quang đảo có tường kè chắn sóng. Hai đầu của đảo theo hướng đông tây có hai dải cát di chuyển theo mùa sóng gió.

Đảo nằm trên nền san hô ngập nước cách bờ kè từ 300 đến 600mét, khi nước thủy triều xuống thấp nhất nền san hô lộ khỏi mặt nước từ 0.2 đến 0.4 m. Cũng như các đảo khác trên Quần đảo Trường Sa, Đảo Sinh Tồn nắng nóng và có hai mùa gió chính đó là đông bắc và tây nam, Chế độ thủy triều và bán nhật triều không đều.

Trên đảo nuôi được lợn, , vịt, chó, trồng các loại rau như rau cải, rau muống, mồng tơirau đay bằng đất chở từ đất liền ra. Cây xanh lớn trên đảo chủ yếu là các cây phong ba, bão táp, bàng vuông, dừamù u để chống sóng.

Sinh Tồn là hòn đảo có ý nghĩa chiến lược đối với quần đảo Trường Sa. Trên đảo có một tấm biển ghi lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời và có biển. Bờ biển của ta dài và đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó".

Lịch sử

Thời kỳ từ 1884 đến tháng 10 năm 1950

Theo Hiệp ước Pháp - Việt 1874 cùng Hiệp ước ngày 6 tháng 6 năm 1884 giữa Pháp và Triều đình Nhà Nguyễn về việc Nhà Nguyễn đồng ý cho Pháp thay mặt Nhà nước Việt Nam trong các hoạt động đối ngoại, ký các văn bản ngoại giao và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chính quyền Pháp ở Việt Nam đã chính thức chiếm hữu Trường Sa trong tình trạng không có nước nào chiếm hữu.

Năm 1887, Pháp và Triều đình Mãn Thanh ký Công ước Pháp-Thanh 1887 về hoạch định biên giới cả trên biển và trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Năm 1909, nhà cầm quyền Pháp cho các pháo hạm tuần tiễu trên vùng biển hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ năm 1920, các tàu của Sở Hải quân Đông Dương cũng được tăng cường để làm nhiệm vụ tuần tiễu chống bọn buôn lậu ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1933, chính quyền Pháp đã làm đầy đủ thủ tục chiếm hữu theo nghi thức truyền thống phương Tây với một hạm đội đem đến mỗi đảo một văn bản chiếm hữu do các thuyền trưởng ký đóng kín trong một cái chai được gắn trong một trụ xi măng xây trên mỗi đảo. Người ta kéo cờ và thổi kèn trên từng hòn đảo Trường Sa (Sparatly), đảo An Bang (Caye d’Aboine), đảo Ba Bình (Itu-Iba), đảo Loại Ta (Loaito), đảo Thị Tứ cùng các tiểu đảo phụ thuộc. Sau đó Bộ Ngoại giao Pháp đã có một thông tri đăng công báo Pháp ngày 26 tháng 7 năm 1933 về sự chiếm hữu đảo Trường Sa ngày 13 tháng 4 năm 1930 và các đảo An Bang, Ba Bình, Loại Ta, Thị Tứ cùng các đảo phụ cận từ ngày 7 tháng 4 năm 1933 đến ngày 12 tháng 4 năm 1933. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam kỳ Grơthayme đã ký Nghị định số 4762/S-P đặt quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Ngày 15 tháng 6 năm 1938, toàn quyền Đông Dương Brêviê đã ký Nghị định số 156/S-P xây dựng một đèn biển, trạm khí tượng thuỷ văn, đài vô tuyến điện ở đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa.

Suốt thời gian đại diện cho Nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại, Chính phủ Pháp luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Trường Sa, đồng thời phản kháng lại những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo đó.

Thời kỳ từ tháng 10 năm 1950 đến tháng 4 năm 1975

Ngày 14 tháng 10 năm 1950, Chính phủ Pháp chính thức bàn giao việc quản lý và bảo vệ hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Chính phủ Bảo Đại. Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã ra Hoàng Sa chủ trì việc bàn giao. Ngày 9 tháng 7 năm 1951, tại Hội nghị San Francisco, sau khi Nhật tuyên bố từ bỏ mọi quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà họ đã chiếm đóng trái phép từ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, Trần Văn Hữu, Thủ tướng Chính phủ của chính quyền Bảo Đại tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lời khẳng định này được đưa ra trước Hội nghị có đại diện của 51 nước tham dự nhưng không có đại biểu nào lên tiếng phản đối.

Sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 được ký kết, ngày 28 tháng 4 năm 1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, chính quyền Sài Gòn vẫn duy trì các lực lượng đồn trú bảo vệ, khảo sát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 20 tháng 10 năm 1956, chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 143/NV về việc đổi tên các tỉnh miền Nam, trong đó quần đảo Trường Sa được đưa về tỉnh Phước Tuy.

Năm 1957, các lực lượng thuỷ quân lục chiến của quân đội Sài Gòn đã được đưa ra quần đảo Trường Sa làm nhiệm vụ bảo vệ các đảo thay cho các đơn vị đồn trú trước đây. Năm 1963, chính quyền Sài Gòn đã dựng bia chủ quyền trên các đảo Trường Sa, An Bang, Song Tử Tây,...Trong các năm từ 1961 đến 1973, liên tục phái các đội tàu làm nhiệm vụ tuần tiễu, kiểm soát và tiến hành khảo sát hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 420-BNV/HDCP/26 sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải thuộc quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

Thời kỳ từ tháng 4 năm 1975 tới nay

Đảo Sinh tồn là một trong năm đảo được hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng đầu tiên trên quần đảo Trường Sa từ tay hải quân Việt Nam cộng hòa. Ngày 28 tháng 4 năm 1975 đảo chính thức được giải phóng, và từ đó đến nay ngày 28 tháng 4 hàng năm trở thành ngày truyền thống của đảo.

Tháng 2 năm 1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đảo Panata (tiếng Việt gọi là Cồn San Hô Lan Can), đồng thời tăng cường các hoạt động thăm dò, trinh sát quanh khu vực do Việt Nam đang đóng giữ. Trước tình hình đó, ngày 15 tháng 3 1978, tàu 679 của Hải đoàn 128 đưa một lực lượng hải quân ra đổ bộ đóng trên đảo.

Hành chính

Năm 2007, chính phủ Việt Nam thành lập xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận[1] thuộc cụm đảo Sinh Tồn và cụm đảo Nam Yết như đảo Nam Yết[2], đảo Sơn Ca[3]...

Sinh Tồn là một trong những đảo của quần đảo Trường Sa có dân thường cư trú[4]. Hiện nay trên đảo Sinh Tồn có Trụ sở Ủy ban nhân dân xã Sinh Tồn (đồng thời là lớp học của Trường Tiểu học Sinh Tồn). Ngoài ra trên đảo có một ngôi chùa mang tên chùa Sinh Tồn. Tính đến năm 2010, đây là một trong ba ngôi chùa hiện diện trên quần đảo Trường Sa[5].

Thông tin thêm

Nhà thơ Việt Nam Trần Đăng Khoa trong một lần ra thăm đảo Sinh Tồn năm 1982 đã viết bài thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn[6]:

Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn
Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy
Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy
Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi
...
Ôi đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu
Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo
Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão
Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong nhịp đập trái tim người
Như đá vững bền, như đá tốt tươi...
...

Bài thơ này đã được nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ thành ca khúc Lính đảo đợi mưa.

Chú thích

  1. ^ Nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11 Tháng 04 năm 2007 của Chính phủ CHXHCNVN về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để thành lập huyện Cam Lâm; điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Cam Lâm, Trường Sa và mở rộng phường Cam Nghĩa thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà
  2. ^ Theo liệt kê trong Phụ lục I của Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ CHXHCNVN về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
  3. ^ Theo liệt kê trong Phụ lục II của Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2010
  4. ^ Nhiều đổi thay ở xã đảo Sinh Tồn. Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam. Truy cập 19/10/2010.
  5. ^ Những ngôi chùa trên huyện đảo Trường Sa. Báo Đất Việt. Truy cập 19/10/2010.
  6. ^ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn. Website www.cinet.gov.vn.

Liên kết ngoài


Bản mẫu:Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Trường Sa