Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh Xuân Thu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
WikitanvirBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Thêm uk:Чуньцю (хроніка)
Dòng 43: Dòng 43:
[[en:Spring and Autumn Annals]]
[[en:Spring and Autumn Annals]]
[[es:Anales de primavera y otoño]]
[[es:Anales de primavera y otoño]]
[[fr:Annales des Printemps et des Automnes]]
[[fr:Annales des Printemps et Automnes]]
[[ko:춘추]]
[[ko:춘추]]
[[it:Annali delle primavere e degli autunni]]
[[it:Annali delle primavere e degli autunni]]

Phiên bản lúc 12:39, ngày 18 tháng 8 năm 2012

Bài này viết về Biên niên sử Xuân Thu, các nghĩa khác của Xuân Thu được liệt kê tại Xuân Thu (định hướng)

Xuân Thu (tiếng Trung Quốc: 春秋; bính âm: Chūnqiū), cũng được gọi là Lân Kinh (chữ Hán: 麟經) là bộ biên niên nước Lỗ viết về giai đoạn từ năm 722 TCN tới năm 481 TCN. Đây là văn bản lịch sử Trung Quốc sớm nhất còn lại và được ghi chép theo các quy tắc sử biên niên. Văn bản cực kỳ súc tích, và nếu chúng ta bỏ toàn bộ những lời phê bình, nội dung sẽ dài khoảng 16.000 nghìn từ, vì thế chỉ có thể hiểu được nghĩa của nó với sự hỗ trợ của những lời bình của các học giả thời xưa, đặc biệt theo truyền thống Tả Truyện.

Bởi vì theo truyền thống, cuốn sách này được coi là do Khổng Tử biên soạn (theo giả thuyết của Mạnh Tử), nó được đưa vào trong bộ Ngũ Kinh của văn học Trung Quốc. Tuy nhiên, rất ít học giả hiện đại tin rằng Khổng Tử có nhiều ảnh hưởng trên quá trình trước tác văn bản này mà nó là tác phẩm của nhiều nhà biên niên sử người nước Lỗ.

Nội dung và các tổ chức

Buổi đầu lịch sử Trung Quốc, "Xuân Thu" là một từ hoán dụ thường được dùng để chỉ tổng thể khoảng thời gian trong năm, và nó cũng thường được dùng làm tiêu đề cho những cuốn biên niên sử của nhiều nước chư hầu Trung Quốc giai đoạn đó. Ví dụ, chương Minh Quỷ trong cuốn Mặc Tử đã đề cập tới nhiều cuốn Biên niên sử Xuân Thu của nhà Chu, nước Yên, nước Tốngnước Tề. Tất cả các văn bản đó hiện đều không còn; chỉ cuốn biên niên sử nước Lỗ còn tồn tại.

Phạm vi sự kiện được ghi chép trong cuốn sách khá hạn chế. Nó tập trung vào các quan hệ ngoại giao giữa các nước chư hầu phong kiến, các liên minh và các hành động quân sự, cũng như những sự kiện sinh tử bên trong gia đình hoàng gia. Cuốn biên niên sử cũng ghi chép về các sự kiện thảm hoạ thiên nhiên như lũ lụt, động đất, nạn châu chấu và nhật thực, bởi vì những sự kiện đó được xem là phản ánh sự ảnh hưởng của trời đối với thế giới loài người.

Các sự kiện được miêu tả theo trật tự thời gian, đầu tiên là niên hiệu của vua nước Lỗ, mùa, mùa, tháng và ngày theo năm can chi. Kết cấu biên niên được tuân thủ chặt chẽ, tới mức liệt kê bốn mùa trong mỗi năm thậm chí khi không có sự kiện nào xảy ra ở thời điểm đó.

Văn phong ngắn gọn và khách quan, và không giúp ích gì cho việc xác định tác giả chính xác của nó.

Những lời bình

Bởi vì văn bản của cuốn sách này ngắn gọn và nội dung hạn chế, một số lời bình đã được thêm vào để giải thích và mở rộng nghĩa của nó. Cuốn Hán Thư tập 30 liệt kê năm lời bình:

  • Châu Thị Truyện (鄒氏傳)
  • Giáp Thị Truyện (夾氏傳)
  • Công Dương Truyện (公羊傳)
  • Cốc Lương Truyện (榖梁傳)
  • Tả Thị Truyện (左氏傳)

Văn bản bình của Châu thị và Giáp thị hiện vẫn còn. Lời bình của Công Dương thị và Cốc Lương thị được biên soạn vào thế kỷ thứ 2 TCN, dù những học giả hiện nay đã đưa ra giả thuyết rằng chúng có thể được thêm vào sớm trước các truyền thống diễn giải bằng văn bản và bằng miệng từ thời Chiến Quốc. Chúng dựa theo những văn bản Xuân Thu khác nhau và được sắp xếp theo kiểu các câu hỏi và trả lời.

Châu thị truyện, được sáng tác đầu thế kỷ thứ 4 TCN, là một văn bản toàn sử về giai đoạn từ năm 722 TCN đến năm 463 TCN. Các học giả hiện này không đồng ý về việc liệu nó có thực sự là một lời bình của cuốn Xuân Thu hay không hay nó là một tác phẩm độc lập. Trong bất kỳ trường hợp nào, các học giả đã đồng thuận rằng nó là cuốn hữu ích nhất trong số ba 'lời bình' còn lại cả về mặt nguồn thông tin lịch sử của giai đoạn và về mặt giải thích và chú giải cuốn Xuân Thu.

Tham khảo

  • Cheng, Anne (1993). "Ch'un ch'iu 春秋, Kung yang 公羊, Ku liang 榖梁 and Tso chuan 左傳", pp.67-76 in Loewe, Michael (ed.) "Early Chinese Texts: A Bibliographical Guide", (Early China Special Monograph Series No. 2), Society for the Study of Early China, and the Institute of East Asian Studies, University of California, Berkeley, ISBN 1-55729-043-1



Nguồn và liên kết ngoài

Chinese Literature - Spring and Autumn Annals Chinaknowledge.de