Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sân bay quốc tế Cam Ranh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TjBot (thảo luận | đóng góp)
Vagobot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.2) (Bot: Thêm wa:Areyopoirt di Cam Ranh
Dòng 145: Dòng 145:
[[uk:Камрань (аеропорт)]]
[[uk:Камрань (аеропорт)]]
[[vec:Aeroporto Internaxionale di Cam Ranh]]
[[vec:Aeroporto Internaxionale di Cam Ranh]]
[[wa:Areyopoirt di Cam Ranh]]
[[vls:Vliegpling van Cam Ranh]]
[[vls:Vliegpling van Cam Ranh]]
[[war:Luparan han Cam Ranh]]
[[war:Luparan han Cam Ranh]]

Phiên bản lúc 07:48, ngày 19 tháng 9 năm 2012

Sân bay quốc tế Cam Ranh
IATA: CXR - ICAO: VVCR
Tóm tắt
Kiểu sân baydân dụng
Cơ quan điều hànhTổng Công ty Cảng Hàng không Miền Trung
Phục vụKhánh Hòa
Độ cao AMSL 39 ft (12 m)
Tọa độ 11°59′53″B 109°13′10″Đ / 11,99806°B 109,21944°Đ / 11.99806; 109.21944
Đường băng
Hướng Chiều dài Bề mặt
ft m
02L/20R 10.000 3.048 bê tông
Nhà ga sân bay Cam Ranh

Sân bay quốc tế Cam Ranh là sân bay dân sự chính phục vụ cho tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Cực Nam Trung Bộ. Trong hệ thống du lịch quốc tế IATA, sân bay Cam Ranh mang mã số CXR. Đến thời điểm năm 2012, sân bay này đã đạt lượng khách thông qua 1 triệu lượt/năm và dự kiến đạt 2,5 triệu lượt/năm vào năm 2015 [1]

Vị trí địa lý

Sân bay Cam Ranh có tọa độ 11°59′53″N, 109°13′10″E, và tọa lạc cách Nha Trang 30km. Đường băng sân bay có chiều dài 3.050m.

Lịch sử

Sân bay Cam Ranh do quân đội Hoa Kỳ xây dựng và được sử dụng là căn cứ Không quân Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh. Năm 1973, sau Hiệp Định Paris, Hoa Kỳ trao căn cứ này lại cho Không lực Việt Nam Cộng hòa.

Sau 1975, sân bay Cam Ranh tiếp tục được sử dụng vào mục đích quân sự cho tới năm 2004. Ngày 19 tháng 5 năm 2004, sân bay Cam Ranh đón chuyến bay dân sự đầu tiên, bay từ Hà Nội thay thế cho sân bay Nha Trang nằm trong nội thị thành phố bị hạn chế về diện tích và vì lý do an toàn.

Các tuyến bay và các hãng hàng không hoạt động

Các Tuyến bay hiện tại

Hãng hàng khôngCác điểm đến
Jetstar Pacific Airlines Hà Nội, Theo mùa: Thành phố Hồ Chí Minh
S7 Airlines Theo mùa: Novosibirsk
Vietnam Airlines Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
Vladivostok Air Theo mùa: Khabarovsk, Vladivostok
VietJetAir Thành phố Hồ Chí Minh, Theo mùa: Hà Nội
Asiana Airlines Incheon
Nordwind Airlines Ulan-Ude[2]

Năng lực phục vụ

Năm 2007, sân bay này phục vụ khoảng 500.000 khách, xếp thứ 5 trong các sân bay tại Việt Nam. Từ tháng 6 năm 2008, sân bay có thể phục vụ các chuyến bay ban đêm [3]. Năm 2008, sân bay này đã phục vụ 683.000 lượt khách, vượt Sân bay Phú Bài để thành sân bay lớn thứ 4 Việt Nam tính theo số lượng khách thông qua. Tỷ lệ tăng của số lượt khách thông qua vào năm 2007 là 36,8%, của năm 2008 là 36,3% so với năm trước, là sân bay có tốc độ tăng trưởng lượng hành khách cao nhất tại Việt Nam. Cuối năm 2009, nhà ga mới hoàn thành,có thể phục vụ 800 hành khách trong giờ cao điểm. Dự kiến sân bay này sẽ đạt 2,5 triệu lượt/năm vào năm 2015 [1]. Với diện tích đất 750 ha, Sân bay quốc tế Cam Ranh có diện tích rộng hơn Sân bay quốc tế Nội Bài. [4]

Định hướng phát triển

Ngày 16/8/2007, Văn phòng chính phủ ra quyết định nâng cấp cảng hàng không Cam Ranh trở thành cảng hàng không Quốc tế (cùng với sân bay Phú Bài - Huế).

Chú thích

  1. ^ a b “Khánh Hòa: tập đoàn Hoa Kỳ muốn nâng cấp "sân bay quốc tế 4 không". Báo Tuổi Trẻ. 25 tháng 7 năm 2012.
  2. ^ Hãng hàng không Nord Wind mở đường bay trực tiếp tới Việt Nam
  3. ^ Sân bay Cam Ranh chuẩn bị hoạt động cả ban đêm - Báo Tuổi trẻ, truy cập 2008-04-29.
  4. ^ “Nước ngoài muốn mở đường bay thẳng đến Cam Ranh”. 4 tháng 1 năm 2009.