Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ủy ban Quân sự Cách mạng Petrograd”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Soranto (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Soranto (thảo luận | đóng góp)
Dòng 22: Dòng 22:
==Chú thích==
==Chú thích==
<references/>
<references/>

{{sơ khai}}

[[Thể loại:Lịch sử Liên Xô]]
[[Thể loại:Lịch sử Liên Xô]]

[[ca:Soviet de Petrograd]]
[[ca:Soviet de Petrograd]]
[[et:Petrogradi Tööliste ja Soldatite Saadikute Nõukogu]]
[[et:Petrogradi Tööliste ja Soldatite Saadikute Nõukogu]]

Phiên bản lúc 15:23, ngày 29 tháng 9 năm 2012

Hội đồng quân sự cách mạng Petrograd (PRMC) là một cơ quan của chính quyền Xô viết, hoạt động trong giai đoạn Cách mạng tháng Mười.

Tổ chức

Cơ cấu của nó gồm có khoảng 60 viên chức chỉ cao cấp, trong đó 48 người là những người Bolshevik, một số thuộc nhóm cực tả của phái cách mạng xã hội, còn lại là những người theo phái vô chính phủ. Trên nguyên tắc PRMC hoạt động dưới quyền lãnh đạo của Aleksandr Lazimir, một người thuộc phái cách mạng xã hội. Ngoài ra có bốn người phó làm việc phụ tá cho Lazimir trong đó có Aleksandr Antonov – Ovseenko và Dzezhinsky. Chỉ trong 53 ngày tồn tại, hơn 6000 mệnh lệnh khác nhau được phát ra từ PRMC. Thông thường những mệnh lệnh này được ghi một cách nghuệch ngoạc trên những mảnh giấy nhàu cũ và trên đó thường có khoảng 20 chữ ký của những người khác nhau bao gồm chủ tịch và thư ký của PRMC.

Cách thức truyển tải các mệnh lệnh từ PRMC cũng cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả. Nó được thực hiện thông qua mạng lưới trung gian gồm khoảng gần một ngàn uỷ viên. Những uỷ viên này hoạt động trong mọi lĩnh vực của cuộc sống – như trong các đơn vị quân đội, các soviet, các tổ chức cộng đồng, và các đơn vị quản lý chính quyền. Những người này chỉ phải chịu trách nhiệm trước PRMC, do đó họ thường ra những quyết định độc lập với trung ương Đảng Bolshevik. Bắt đầu từ ngày 28 tháng 10 (8 tháng 11 dương lịch) [1] , khi những người Bolshevik bắt đầu tiến hành thành lập chính phủ lâm thời thì một số những uỷ viên của PRMC đã quyết định “để nâng cao sức mạnh của nền chuyên chính vô sản” các biện pháp sau đây cần được thực hiện ngay lập tức: đóng cửa các nhà xuất bản tư nhân, đóng của tất cả các báo chính ở thủ đô (lúc này nằm trong tay tầng lớp tu sản và xã hội trung dung), giành quyền diều khiển các đài phát thanh, trạm điện tín, lên kế hoạch tịch thư các căn hộ và xe hơi tư nhân. Việc đóng cửa báo chí được luật hoá bởi chính phủ lâm thời chỉ vài ngày sau đó bằng một sắc lệnh, và chỉ một tuần sau, sau những cuộc tranh cãi gay gắt, quyết định trên được thông qua và chuẩn y bởi Hội đồng hành pháp Soviet trung ương. [2]

Mục đích

“Nhiệm vụ trước mắt là phá huỷ hoàn toàn trật tự xã hội cũ. Chúng ta, những người Bolsevik, không đủ đông để thực hiện điều này. Chính vì vậy chúng ta trước hết cần dựa vào tự phát cách mạng của quần chúng để họ tự chiến đấu mà giải phóng chính mình. Sau đó những người Bolsevik chúng ta sẽ chỉ đương đi tiếp cho họ. Thông qua PRMC, quần chúng chính là những người kết tội và thực hiện hành động đối với những kẻ thù giai cấp, kẻ thù của nhân dân. Nhiệm vụ của chúng ta chỉ là hướng dẫn và chuyển tải những nỗi căm hận và mong muốn trả thù chính đáng của những người bị áp bức đối với những kẻ áp bức.”

Hoạt động

Chỉ vài ngày trước trong một cuộc họp của PRMC vào ngày 29 tháng 11, một số người đã đề cập đến việc cần phải tấn công những “kẻ thù của nhân dân” mạnh mẽ hơn nữa. Vào ngày 13 tháng 11 (26 tháng 12 dương lịch), PRMC ra thông cáo:”Nhiều viên chức cao cấp trong chính phủ, ngân hàng, bộ tài chính, bộ hoả xa, bưu điện, trạm điện tín đang tiến hành các hoạt động ngấm ngầm phá hoại chống lại chính quyền Bolsevik. Vì vậy những kẻ này được coi như là những “kẻ thù của nhân dân”. Tên tuổi của chúng sẽ bị in trên báo, và danh sách của những kẻ thù của nhân dân sẽ được treo nơi công cộng” [3].

Chỉ vài ngày sau khi các danh sách trên xuất hiện nơi cộng cộng, một thông cáo khác lại được đưa ra từ PRMC: ”Tất cả những phần tử nào bị tình nghi đang ngấm ngầm phá hoại, tung tin đồn nhảm, cơ hội sẽ bị bắt giữ ngay lập tức như những kẻ thù của nhân dân và sẽ bị giam trong nhà tù Kronstadt” [4]. Thế là chỉ trong vòng vài ngày PRMC đã cho ra đời hai cụm từ mới, hai khái niệm mới mà hậu quả của nó còn kéo dài mãi sau này đó là: “kẻ thù của nhân dân”, và “ những phần tử bị tình nghi”.

Vào ngày 28 tháng 11 (11 tháng 12 dương lịch), chính phủ Bolsevik chính thức hiến pháp hoá khái niệm “kẻ thù của nhân dân”. Trong một sắc lệnh viết ra được Lenin ký đã nêu rõ:” Những kẻ lãnh đạo của đảng dân chủ lập hiến, một đảng gồm đầy rẫy những kẻ thù của nhân dân, bị chính thức đặt ra ngoài vòng pháp luật, và phải bị bắt ngay lập tức đem ra xử trước toà án cách mạng” [5]. Những toà án kiểu như vậy lúc này đã được lập lên theo “ Sắc lệnh số một về các toà án”, trong đó tuyên bố huỷ bỏ mọi điều luật “đi ngượo với chính phủ công nông, hoặc đi ngược với chương trình chính trị của Dân Chủ Xã Hội và đảng Cách mạng xã hội”. Trong khi chờ đợi một bộ luật hình sự mới được xây dựng, những quan toà có quyền sử dụng luật lỏng lẻo và co dãn với biên độ rộng theo kiểu “thực hiện theo luật pháp và mệnh lệnh của cách mạng”, một cụm từ rất không rõ ràng có thể dễ dàng dẫn đến lạm dụng quyền lực nơi pháp đình. Hệ thống toà án cũ bị loại bỏ và thay thế bằng những “toà án nhân dân” và “toà án cách mạng” để xử lý những tội phạm và những ‘phần tử xấu” vì những tội như: ”chống lại chính quyền vô sản”, “Phá hoại”, “gián điệp”, “lợi dụng chức quyền” và các “tội phạm phản cách mạng khác”. Dimitri Kursky, uỷ viên nhân dân về tư pháp (tương đương bộ trưởng bộ tư pháp –ND) đã thừa nhận, những toà án cách mạng này không phải là những toà án theo nghĩa toà án “của giai cấp tư sản”, mà là những toà án của nền chuyên chính vô sản, ở đó người ta chỉ chăm chăm vào định tội chứ không có phán xử [6]. Một trong những kiểu toà án cách mạng lúc đó là “toà án báo chí cách mạng” với nhiệm vụ phán quyết các tội trạng của các nhà xuất bản và báo chí và có nhiệm vụ tịch thu bất cứ ấn bản phẩm nào “Nhồi nhét, gây chia rẽ mất đoàn kết nhân dân bằng bằng cách đưa những tin sai lạc” [7].

Trong khi những tin tức, thông cáo và các khái niệm mới (như “những kẻ tình nghi”, “kẻ thù của nhân dân”) ra đời và xuất hiện ngày càng nhiều trên báo chí, thì PRMC đang trải qua một qua trình tái cấu trúc về mặt tổ chức.Ơ thành phố, lượng lương thực thực phẩm xuống thấp đến mức độ, khẩu phần cho mỗi người trưởng thành xuống chỉ còn không đầy 2,5 lạng bánh mỹ một ngày, vấn đề tìm nguồn cung cấp lương thực trở nên vấn đề cấp thiết nhất.

Vào ngày 4 tháng 11 (ngày 17 dương lịch), uỷ ban lương thực quốc gian được thành lập. Thông cáo đầu tiên của nó nhằm vào những người giàu: ” Tầng lớp những kẻ giàu có đang hưởng lợi từ những khổ đau của người khác”, đồng thời tuyên bố:”đã đến lúc phải tịch thu hết những của cải dư thừa của bọn nhà giàu, thậm chí toàn bộ của cải của bọn chúng”. Vào ngày 11 (24 dương lịch) tháng 11, Uỷ ban lương thực quốc gia quyết định gửi những đội trưng thu bao gồm trong đó binh lính, thuỷ thủ, công nhân, và các hồng vệ binh đến các tỉnh, nơi ngũ cố được sản xuất để “cung ứng cho nhu cầu ở Petrograd và ngoài tiền tuyến” [8]. Biện pháp này được đưa ra bởi PRMC, dẫn đến việc tịch thu lương thực của nông dân thực hiện bởi các đội trưng thu của ‘đội quân lương thực” do PRMC và uỷ ban lương thực quốc gia gửi về các vùng nông thôn liên tiếp trong 3 năm sau đó. Chính việc đó là nguyên nhân chính gây ra sự mâu thuẫn sâu sắc giữa những người nông dân và chính thể Bolsevik, dẫn tới biết bao bạo lực và khủng bố đẫm máu.

Uỷ ban điều tra quân sự được thành lập vào ngày 10 (21) tháng 11, với nhiệm vụ bắt giữ những sĩ quan ‘phản cách mạng’ (thường là từ những lời tố cáo của các binh sĩ của họ), các đảng viên của các đảng phái ‘tư sản’, và các phần tử ‘phá hoại’. Chỉ sau một thời gian ngắn, uỷ ban này đã phải đối mặt với một loạt các vấn đề. Vấn đề thiếu hụt lương thực nghiêm trọng ở các thành phố làm tăng lượng các đội hồng vệ binh, các nhóm có vũ trang tăng cường việc trưng dụng, tịch thu, và cướp bóc dưới danh nghĩa của cuộc cách mạng hay bằng mệnh lệnh được chuẩn y một cách không rõ ràng bởi một số uỷ viên của chính phủ. Hàng ngày có hàng trăm kẻ như vậy bị đưa ra trước uỷ ban điều tra quân sự với các tội danh như “cuớp của”, “tung tin đồn nhảm”, “đầu cơ tích trữ nhu yếu phẩm”, “say rượu”, và “thuộc về các giai cấp thù nghịch”.[9]

Chú thích

  1. ^ Cho đến tận ngày 1 tháng 2 năm 1918 Nga vẫn sử dụng lịch Julieng, 13 ngày chậm hơn so với dương lịch. Vì vậy nếu ở Nga là ngày 25 tháng 10 thì ở các nước khác ở châu Âu là 7 tháng 11 năm 1917.
  2. ^ A.Z. Okorokov, Oktyabr’ i krakh russkoi burzhuaznoi pressy (Tháng 10 và quá trình phá huỷ hệ thống báo chí tư sản) (Maxcova: Mysl’, 1971); Vladimir N. Brovkin, Những người Bolsevik sau cách mạng tháng 10: đối lập chính trị và sự lên ngôi của nền chuyên chính Bolsevik (Ithaca: Cornell University Press, 1987).
  3. ^ G.A. Belov, Iz istorii Vserossiiskoi Chrezvychainoi Komissii, 1917-1921: Sbornik dokumentov ( Từ lịch sử các hội đồng đặc biệt toàn Nga 1917-1921: tuyển tập tài liệu) (Maxcova Gos. izd-vo iurid. lit-ry, 1958), trang. 66; George Leggett, Cheka: lực lượng cảnh sát mật của Lenin (NewYork: Oxford University Press, 1981), trang 13-15.
  4. ^ Belov, Iz istorii VChK, trang 54-55.
  5. ^ Ibid trang 67.
  6. ^ D.I. Kurskii, Izbannye stat’i rechi (Tuyển tập các bài viết và phát biểu của D.I. Kurskii) (Maxcova Gos. izd-vo iurid. lit-ry, 1958), trang 67.
  7. ^ E.A. Finn,”Antisovetskaya pechat’ na skam’e podsudimykh” (Báo chí chống soviêt trước vành móng ngựa), Sovetskoe gosudarstvo i pravo, no. 2 (1967), trang 71-72.
  8. ^ S.A. Pavlyuchenkov, Krestyanskii Brest (Maxcova: Russkoe knigoizd. tov., 1996), trang 25-26.
  9. ^ Leggett, The Cheka, trang 7.