Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phật Câu-lưu-tôn”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Trang mới: “{{Infobox Buddha | name = Phật Câu Lưu Tôn | img = Ananda-Bagan-Myanmar-34-gje.jpg | img_size = 200 | img_capt = Tư…”
 
YFdyh-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 60: Dòng 60:
[[es:Buda Kakusandha]]
[[es:Buda Kakusandha]]
[[my:ကကုသန်]]
[[my:ကကုသန်]]
[[th:พระกกุสันธพุทธเจ้า]]
[[zh:拘留孫佛]]
[[zh:拘留孫佛]]

Phiên bản lúc 07:26, ngày 12 tháng 10 năm 2012

Phật Câu Lưu Tôn
Tượng Phật Câu Lưu Tôn tại chùa Ananda, Myanma.
PhạnKrakkucchanda
PaliKakusandha
Miến Điệnကကုသန် ([ka̰kṵθàɴ])
Trung拘留孙佛
Nhật拘留孫; くるそん; Kuruson
Mông CổКракучандра
Tây TạngKhorvadjig
ViệtPhật Câu Lưu Tôn
Thông tin
Tôn kính bởiThượng tọa bộ, Đại thừa, Kim cương thừa
Tiền nhiệmPhật Tỳ Xá Phù (Vessabhū)
Kế nhiệmPhật Câu Na Hàm Mâu Ni (Koṇāgamana)
 Cổng thông tin Phật giáo

Trong tín ngưỡng Phật giáo, Câu Lưu Tôn hay Câu Lâu Tôn (tiếng Pali: Kakusandha, tiếng Phạn: Krakucchanda, tiếng Tạng: Khorvadjig) là tên gọi của vị Phật thứ 25, cũng là vị Phật đầu tiên của hiền kiếp (kiếp hiện tại), và là vị Phật thứ 4 trong số Bảy vị Phật quá khứ. Tiểu sử của vị Phật này được ghi chép trong Phật sử (Buddhavamsa) của Tiểu bộ kinh (Khuddaka Nikaya), một trong các kinh sách của Kinh Tạng Pāli.

Cuộc đời

Phật Câu Lưu Tôn là người họ Kassapa (Ca Diếp) [1][2][3], sinh ra tại Khemavati (hiện nay là Gotihawa), thuộc quận Kapilavastu, trong vùng Lumbini thuộc miền nam Nepal[4]. Phụ thân ông là Aggidatta (Tự Đắc, 祀得), một giáo sĩ Bà-la-môn của vua Khemankara (An Hòa) xứ Khemavati (An Hòa). Mẫu thân ông là Visakha (Thiện Chi, 善枝). Vợ ông là Virochamana (còn biết đến như là Rocani); ông có một con trai là Uttara (Thượng Thắng, 上勝, con trai của Kakusandha)[1][2][3].

Asoka (vua A Dục) từng thăm viếng Gotihawa, Nepal khi ông tới thăm Lumbini, Nepal và cho dựng một cột đá, trên đó có khắc câu chuyện về cuộc viếng thăm của ông lên cột đá này. Cũng có một tháp Phật (stupa) tại Gothihawa. Vì thế, nói chung người ta chấp nhận (vì cột đá này) rằng nơi sinh của Kakusandha là tại Gothihawa, Nepal gần Kapilvastu, Lumbini (Lâm Tì Ni), DevadahaRamagrama của Nepal.

Câu Lưu Tôn sống 4.000 năm trong gia đình tại ba nơi: Ruci, Suruci và Vaddhana (hay Rativaddhana). Năm 4.000 tuổi, ông từ bỏ cuộc sống trần tục trong khi đang đi trên một cỗ xe ngựa kéo. Ông tu tập khổ hạnh trong 8 tháng[5]. Trước lúc đạt tới giác ngộ, ông đã ăn một chút cơm nấu bằng nước cốt dừa do con gái của vị Bà-la-môn Vajirindha tại làng Suchirindha cúng dâng, cũng như cỏ để làm chỗ ngồi từ yavapalaka Subhadda. Ông giác ngộ dưới gốc cây sirisa (thi lợi sa, bồ kết tây hay lim xanh, Albizia lebbeck), sau đó thuyết pháp lần đầu cho một tăng hội gồm 40.000 tỷ kheo[1][2][3] trong một công viên gần Makila.

Câu Lưu Tôn đã thực hiện một phép màu kép dưới cây sala (Shorea robusta), tại cổng Kannakujja. Trong số những chúng sinh được ông giáo hóa có một dạ xoa (yaksha) hung dữ tên là Naradeva. Câu Lưu Tôn duy trì lễ Phát Lồ sám hối (uposatha) mỗi năm.

Hai đệ tử hàng đầu của ông là Vidhura (Tỳ-lâu, 毗樓) và Sanjiva (Tát-ni, 薩尼), còn trong số các ni cô là Sama và Champa. Vị chấp sự đệ tử (thị giả tỳ kheo) là Buddhija (Thiện Giác, 善覺) [1][2][3]. Acchuta và Samana, Nanda và Sunanda là các nam / nữ thí chủ chính của ông. Acchuta đã cho xây dựng một tu viện cho Phật Câu Lưu Tôn tại cùng một nơi mà sau này được Anathapindika mua để lập Jetavana Arama (tu viện rừng cây Jeta) dành cho Phật Thích Ca Mâu Ni.

Theo Tương Ưng Bộ kinh (Samyutta Nikaya) (ii.194), đỉnh Vepulla ở Rajgir khi đó gọi là Pachinvamsa; và những người dân trong khu vực đó là Tivara.

Câu Lưu Tôn cao 40 cubit (20-21 m), và ông mất ở độ tuổi 40.000 năm ở Khemavati. Một tháp Phật (thūpa) từng được dựng trên các thánh tích của ông, với độ cao khoảng 5 km[5].

Vị Bồ Tát mà sau này trở thành Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhartha Gautama) thì trong thời Phật Câu Lưu Tôn chính là vua Khema. Câu Lưu Tôn cũng là vị Phật đã tiên đoán rằng vua Khema, người đã dâng cho ông đồ bố thí cùng cà sa và thuốc men, sẽ trở thành Phật Thích Ca trong tương lai[6].

Xem thêm

Bốn vị Phật khác của Hiền kiếp (kiếp hiện tại):

Ghi chú

Tiền nhiệm:
Phật Tỳ Xá Phù
Bảy vị Phật quá khứ Kế nhiệm:
Phật Câu Na Hàm Mâu Ni