Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thái Bá Vân”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: Việt hóa
Dòng 16: Dòng 16:
=== Tác phẩm ===
=== Tác phẩm ===


Thái Bá Vân viết không nhiều, nhưng những bài viết của ông mang dấu ấn riêng, sây sắc, độc đáo và độc lập được tập hợp chủ yếu trong tác phẩm '''TIẾP XÚC VỚI NGHỆ THUẬT''' do [[Viện Mỹ Thuật Việt Nam]] ấn hành.
Thái Bá Vân viết không nhiều, nhưng những bài viết của ông mang dấu ấn riêng, sâu sắc, độc đáo và độc lập được tập hợp chủ yếu trong tác phẩm '''TIẾP XÚC VỚI NGHỆ THUẬT''' do [[Viện Mỹ Thuật Việt Nam]] ấn hành.


1. Tính lịch sử riêng của nghệ thuật
1. Tính lịch sử riêng của nghệ thuật

Phiên bản lúc 05:25, ngày 15 tháng 10 năm 2012

Thái Bá Vân (1934 - 1999) là một nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật Việt Nam.

Tiểu sử

Ông sinh ngày 2/1/1934 tại huyện Đô Lương, Nghệ An.

Tranh sơn dầu Thái Bá Vân của Đinh Quang Tỉnh

Ông tốt nghiệp khoa Sử học nghệ thuật, trường Đại học Karlova, Praha, Tiệp Khắc từ 1955 đến 1961, rồi về công tác tại Viện Mỹ Thuật Hà Nội khi vừa mới thành lập năm 1962.

Trở lại Tiệp Khắc làm thực tập viên ưu tú của Viện hàn lâm khoa học Slovaki và đại học Mỹ thuật Bratislava trong năm 1985.

Về nước ông công tác tại viện Mỹ thuật Việt Nam cho đến lúc về hưu 1996. Ông mất năm 1999.

Tác phẩm

Thái Bá Vân viết không nhiều, nhưng những bài viết của ông mang dấu ấn riêng, sâu sắc, độc đáo và độc lập được tập hợp chủ yếu trong tác phẩm TIẾP XÚC VỚI NGHỆ THUẬT do Viện Mỹ Thuật Việt Nam ấn hành.

1. Tính lịch sử riêng của nghệ thuật

2. Tiếp xúc với tác phẩm

3. Hiện thực không phải là cái ta nhìn thấy bằng con mắt, mà là cái ta quan niệm bằng tâm tưởng.

4. Hai lần thay đổi mô hình thẩm mỹ

5. Về sự tiếp biến văn hóa của nghệ thuật

6. Cảm hứng nguyên thủy trong mỹ thuật hiện đại

7. Nghệ thuật trừu tượng lịch sử & nghệ thuật trừu tượng thẩm mỹ

8. Điều còn bất công của lịch sử

9. Phần nhân loại trong truyền thống

10. Tiếp xúc của mỹ thuật hiện đại Việt Nam với thế giới

11. Sử học nghệ thuật như 1 hệ thống

12. Con hơn cha là nhà có phúc

13. Nghệ thuật thiền

14. Vasari - cha đẻ của khoa sử học mỹ thuật

15. Tâm hồn Nga

16. Acađêmi Nga

17. Sandaga hay sáu chuẩn của hội họa Ấn Độ

18. Những khởi điểm của mỹ thuật hiện đại

19. Đọc "Một số nền mỹ thuật thế giới" của Nguyễn Phi Hoanh

20. Tìm một lối nghiên cứu, phê bình mỹ thuật

Bình luận

Sinh thời anh đã giảng dạy lịch sử mỹ thuật, dịch thuật, biên khảo về nhiều đề tài mỹ thuật kim cổ đông tây, anh viết bài giới thiệu, phê bình các cuộc triển lãm, từ các hoạ sĩ cao niên đến những tài hoa trẻ tuổi, đọc tham luận về các vấn đề then chốt của nghệ thuật và đưa ra những quan điểm nghiêm túc và dũng cảm. Ví dụ ở thịnh thời của hội hoạ theo hiện thực xã hội chủ nghĩa, anh đã dõng dạc tuyên bố “ hiện thực không phải là cái ta nhìn thấy bằng con mắt mà là cái ta quan niệm bằng tâm tưởng ... Có cái bàn kia, rồi ta mới vẽ cái bàn. Đúng vậy. Nhưng không phải cái bàn đẻ ra hội hoạ, mà con người đẻ ra hội hoạ (...) Từ tờ giấy trắng mà vẽ nên tranh, từ hòn đất mà làm nên tượng, đó là từ trong trắng mà đi tới hạnh phúc ” (1981). Ở thời kỳ mà người ta hô hào phải phục vụ song song hai tiêu chuẩn truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thì Thái Bá Vân, rất đồ Nghệ, khẳng định rằng : “ đây là một mệnh đề thiếu chính xác và hoàn chỉnh ngay ở mặt tu từ (...) Khẩu hiệu này thiếu cái hàm ý nhân loại trong truyền thống... ! ! ” (1986) . Nói khác đi, khẩu hiệu này, vô hình trung đã đuổi nhân loại ra khỏi dân tộc và đuổi dân tộc ra khỏi nhân loại. Lý sự như vậy là hợp tình, hợp lý, nhưng sai giáo điều và rất ư là đồ nghệ ! Khi anh về hưu, Viện Mỹ thuật đã có nhã ý, và cao kiến, tập hợp những bài viết, tham luận của Thái Bá Vân trong ba mươi năm để in thành tập “ Tiếp xúc với nghệ thuật ” (1998) được các giới đánh giá cao, trong cũng như ngoài nước (nhưng chỉ in 400 bản !). Qua các bài viết xuất sắc, người đọc nhận thấy mấy ưu điểm sau đây :

Thái Bá Vân là người uyên bác, có kiến thức vững vàng và sâu rộng về nghệ thuật về cả ba mặt lịch sử, lý thuyết và thể hiện, nghĩa là về lịch đại lẫn đồng đại. Anh là người nhạy cảm với cái đẹp, giàu khả năng thẩm âm, thẩm sắc, cảm thụ và nhận định. Anh lập luận vững chãi. Dù có khi viết để cà khịa, anh vẫn vận dụng biện chứng chặt chẽ, khiến người đọc dù có bực hay ghét, cũng không biết cãi vào đâu. Anh sử dụng lối hành văn độc đáo, câu chữ có khi gập ghềnh một cách khúc triết, nhưng chính xác, tài hoa và thi vị. Anh vẫn thường nói : “ tôi yêu tiếng Việt, viết là để phục vụ tiếng Việt ”. Cuối cùng, điều quan trọng hơn cả, Thái Bá Vân là một trí thức sáng suốt và dũng cảm, suốt đời tận tuỵ với tổ quốc, dân tộc, nghệ thuật và bè bạn. Dù biết rằng sẽ phải âm thầm trả giá khi ra khỏi giáo điều. Thái Bá Vân, sử gia, lý thuyết gia mỹ học, và ít ai biết anh còn là một nhà thơ xuất sắc.

Một đoạn thơ của anh về Văn Miếu có thể phản ánh được cuộc đời Thái Bá Vân:

Tôi tận tuỵ ghi tên vào sự nghiệp

cái hư danh

gian dối tự bao giờ

đốt mãi họng con người rượu cháy ngầm cay nghiệt

nắng mù loà từng dòng bia văn miếu cố nhân

Khi Bùi Xuân Phái qua đời, tháng 7/1988, Thái Bá Vân đã viết : “ Từng thế kỷ có định mệnh của nó. Tôi nghiệm một điều, đã nhiều lần thấy trong lịch sử nghệ thuật, là cứ vào cuối thế kỷ, lại xảy ra những cuộc chia tay lớn, đừng hiểu là buồn, cũng đừng hiểu là vui. Với nhiều cuộc ra đi khác trong vài năm nay, tôi có cái linh cảm đang đứng trước sự kết thúc của một vòng quay tất yếu ”. Thái Bá Vân chọn 1999, năm cuối cùng của thế kỷ và thiên kỷ để vĩnh biệt những nét đẹp phôi pha của trần thế. Cho rằng Vân đã khép lại cánh cửa của một thời đại trong lý luận mỹ thuật Việt Nam, không phải là quá lời. Anh đã có lần viết : “ Nói theo nghĩa nào đó, thì Hà Nội bây giờ đã lên đến 2 triệu người. Mà nói theo nghĩa nào đó, thì Hà Nội bao giờ cũng chỉ có dăm ba người, chia nhau từng tình yêu và thế kỷ ”. Dăm ba người ấy, nay thiếu người này, mai hụt người kia. Anh em còn lại, nhận phần chia của mình không những không nhiều hơn, mà ngược lại, đời mình, lòng mình cứ mỗi ngày một vơi đi, vơi dần đi. Rót, rót mãi, rót mãi, vẫn không có cách gì đầy. Có những mất mát mười, mười lăm năm sau, mình mới ý thức chính xác.

Đặng Tiến

Paris, 11.4.2010

Liên kết ngoài