Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lòng chảo Tarim”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
SieBot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: ca:Conca del Tarim
Dòng 55: Dòng 55:
[[Thể loại:Khu vực sinh thái]]
[[Thể loại:Khu vực sinh thái]]


[[ca:Conca del Tarim]]
[[de:Tarimbecken]]
[[de:Tarimbecken]]
[[en:Tarim Basin]]
[[en:Tarim Basin]]
[[fi:Tarimin allas]]
[[fr:Bassin du Tarim]]
[[fr:Bassin du Tarim]]
[[it:Bacino del Tarim]]
[[it:Bacino del Tarim]]

Phiên bản lúc 08:41, ngày 5 tháng 11 năm 2007

Sa mạc Taklamakan trong lòng chảo Tarim.

Lòng chảo Tarim, (tiếng Trung: 塔里木盆地 -Tháp Lí Mộc bồn địa) là một trong số các lòng chảo khép kín lớn nhất trên thế giới, nằm giữ vài dãy núi trong Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền viễn tây Trung Quốc. Phần lớn của lòng chảo là sa mạc Taklamakan. Khu vực này có dân cư rất thưa thớt, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc Trung Á khác, cũng như là người Hán, phần nhiều trong số họ là những người nhập cư gần đây.

Con đường tơ lụa trong lòng chảo Tarim nằm giữa Khách Thập (Kashgar) (39°28′B 76°03′Đ / 39,467°B 76,05°Đ / 39.467; 76.050) và Ngọc Môn (Yumen) (39°50′B 97°34′Đ / 39,833°B 97,567°Đ / 39.833; 97.567) và được chia thành hai lộ trình, men theo các rìa phía bắc và phía nam của sa mạc Taklamakan. Các thành thị dọc theo mỗi nhánh, tính từ tây sang đông là:

  • Lộ trình phía bắc:
    • A Khắc Tô (Aksu) (41°10′vĩ bắc, 80°15′kinh đông)
    • Khố Xa (Kucha) (41°39′vĩ bắc, 82°54′kinh đông)
    • Khố Nhĩ Lặc (Korla) (41°39′vĩ bắc, 86°08′kinh đông)
    • Thổ Lỗ Phan (Turfan) (42°59′vĩ bắc, 89°11′kinh đông)
    • Lâu Lan (Loulan) (40°55′vĩ bắc, 89°9′kinh đông)
  • Lộ trình phía nam:
    • Toa Xa (Yarkand) (37°52′vĩ bắc, 77°24′kinh đông)
    • Bì Sơn (Pishan) (37°37′vĩ bắc, 78°18′kinh đông)
    • Hòa Điền (Khotan) (37°6′vĩ bắc, 80°1′kinh đông)

Ngoài ra, trước đây còn:

  • "Lộ trình trung tâm": Đã bị bỏ hoang từ thế kỷ 6)

Trước đây thì các thứ tiếng trong ngôn ngữ Tochari được người dân sử dụng trong khu vực lòng chảo Tarim. Đây là các thứ tiếng xa nhất về phía đông của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Tên gọi trong tiếng Trung "Nguyệt Chi" (月氏; Wade-Giles: Yüeh-Chih) đã dùng để chỉ những người Trung Á cổ đại sống trong khu vực Cam Túc ngày nay, những người này đã bị người Hung Nô xua đuổi, sau này họ di cư về phía lòng chảo Tarim và về phía nam để lập ra Đế chế Quý Sương tại miền bắc Ấn Độ.

Người Hán dưới sự chỉ huy của một viên tướng giỏi là Ban Siêu (32-102) đã giành được sự kiểm soát khu vực lòng chảo Tarim từ tay người Hung Nô vào cuối thế kỷ 1.

Vương quốc Quý Sương hùng mạnh đã mở rộng trở lại vào lòng chảo Tarim trong giai đoạn từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 2, khi họ lập ra một vương quốc tại Khách Thập. Họ đã tranh giành quyền kiểm soát khu vực này với các bộ lạc du cư và các lực lượng quân sự của người Hán. Họ là những người đưa ra chữ viết Brahmi, tiếng Prakrit của người Ấn Độ để quản lý cũng như là những người đóng vai trò lớn trong việc truyền Phật giáo trên Con đường tơ lụa chuyển giao Phật giáo tới Đông Á.

Hồ Lop Nur (La Bố Bạc) là một khu vực đầm lầy lõm xuống chứa nước mặn ở phần rìa phía đông của lòng chảo Tarim, cũng là khu vực thử nghiệm hạt nhân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sông Tarim chảy vào khu vực Lop Nur.

Ảnh chụp lòng chảo Tarim từ vệ tinh của NASA

Lòng chảo Tarim Basin được cho là có chứa các bể dầu mỏkhí tự nhiên lớn.

Một điều đáng chú ý là tuyết trên đỉnh K2 (trong tiếng Trung gọi là乔戈里峰-Kiều Qua Lý Phong), đỉnh cao thứ hai trên thế giới sau Everest, chảy xuống thành các dòng sông băng, chúng di chuyển xuống các thung lũng thấp và tan chảy để tạo thành nước sông, con sông này uốn khúc trong các dãy núi để cuối cùng đổ vào lòng chảo Tarim. Ở đoạn giữa sa mạc, những nguồn nước này tạo nên các ốc đảo và được bơm lên để phục vụ nông nghiệp và con người, cuối cùng sau khi đã chảy trên một khoảng cách lớn thì chúng hóa thành các hồ và đầm lầy nước mặn và bốc hơi.

Xem thêm

Tham khảo

  • Baumer, Christoph. 2000. Southern Silk Road: In the Footsteps of Sir Aurel Stein and Sven Hedin. White Orchid Books. Bangkok.
  • Hill, John E. 2003. "Annotated Translation of the Chapter on the Western Regions according to the Hou Hanshu." 2nd Draft Edition. [1]
  • Hill, John E. 2004. The Peoples of the West from the Weilue 魏略 by Yu Huan 魚豢: A Third Century Chinese Account Composed between 239 and 265 CE. Draft annotated English translation. [2]
  • Mallory, J.P. and Mair, Victor H. 2000. The Tarim Mummies: Ancient China and the Mystery of the Earliest Peoples from the West. Thames & Hudson. London. ISBN 0-500-05101-1
  • Stein, Aurel M. 1907. Ancient Khotan: Detailed report of archaeological explorations in Chinese Turkestan, 2 vols. Clarendon Press. Oxford. [3]
  • Stein, Aurel M. 1921. Serindia: Detailed report of explorations in Central Asia and westernmost China, 5 vols. London & Oxford. Clarendon Press. Reprint: Delhi. Motilal Banarsidass. 1980. [4]
  • Stein Aurel M. 1928. Innermost Asia: Detailed report of explorations in Central Asia, Kan-su and Eastern Iran, 5 vols. Clarendon Press. Reprint: New Delhi. Cosmo Publications. 1981.

Liên kết ngoài

  • Silk Road Seattle (The Silk Road Seattle website contains many useful resources including a number of full-text historical works)
  • [5] (A site devoted to the Buddhism of Khotan with a copy of Sir Aurel Stein's map of the Tarim Basin and Khotan region)