Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa Congo”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n r2.7.3) (Bot: Sửa sk:Konžská republika
HiW-Bot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.2) (Bot: Sửa sk:Kongo (štát)
Dòng 283: Dòng 283:
[[simple:Republic of the Congo]]
[[simple:Republic of the Congo]]
[[ss:Tibuse weKhongo]]
[[ss:Tibuse weKhongo]]
[[sk:Konžská republika]]
[[sk:Kongo (štát)]]
[[sl:Republika Kongo]]
[[sl:Republika Kongo]]
[[so:Jamhuuriyadda Kongo]]
[[so:Jamhuuriyadda Kongo]]

Phiên bản lúc 11:57, ngày 19 tháng 10 năm 2012

Thông tin khác
HDI?0,512
thấp
Congo

Cộng hòa Congo hay Cộng hòa Công-gô[1] (tiếng Pháp: République du Congo) là một quốc gia ở Trung Châu Phi. Cộng hòa Congo còn được gọi là Congo-Brazzaville vì thủ đô là Brazzaville. Quốc gia này đã từng theo chủ nghĩa xã hội, có quan hệ mật thiết với Liên Xô và các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác nhưng chỉ trong một thời gian ngắn.

Năm 2004, Cộng hòa Congo được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2005-2007.

Lịch sử

Sự tiến hóa của người tiền sử đã được phát hiện ra ở phía Bắc và các phần phía Tây bắc của Trung Phi trong khoãng hai nghìn năm trước công nguyên. Họ sản xuất lương thực (hạt ), với một vài hàng hóa nội địa và đã phát triển loại cây trồng chủ yếu là đầu cọ. Vài thế kỷ sau, chừng 2500 trước công nguyên. Các loại chuối đã khá nổi tiếng ở nam Cameroon. Từ 3500 đến 2000 năm, bắt đầu bứt khỏi từ vùng trung tâm Cameroon trên cả hai bờ sông Sannaga. Trước người tiền sử của miền bắc và miền Tây trung Phi có thể theo sau về hướng Tây Nam và hướng Nam.

Trong RD Congo các làng đầu tiên trong vùng phụ cận của Mbandakahồ Tumba đã được biết đến như (truyền thống Imbonga) trong khoảng chừng 2600 năm trước công nguyên. Trong vùng trũng Congo, phía bắc biên giới người Angola. Nó là (truyền thống Ngovo) trong khoảng chừng 2300 năm trước công nguyên được xem như đạt đến sự tiến bộ nhiều của người tiền sử.

Trong thời kỳ Kivu. Đất nước trải dọc tới phía Đông, những ngôi làng (truyền thống Urewe) đầu tiên xuất hiện khoảng chừng 2600 năm trước công nguyên.

Trước thời kì khai thác thuộc địa, những bộ lạc nói tiếng Bantu đến sinh sống ở vùng này. Từ thế kỉ 15, vương quốc của người Baléké ở phía Bắc và vương quốc Loango ở phía Nam cùng hình thành và phát triển trên vùng lãnh thổ Congo hiện nay.

Kể từ sau khi đặt chân đến vùng này bằng đường sông Congo năm 1482, người Bồ Đào Nha bắt đầu các mối quan hệ buôn bán với các bộ lạc, nhất là buôn bán nô lệ. Năm 1875, nhà thám hiểm Pháp Savorguan de Brazza đến khảo sát vùng bờ biển, áp đặt chế độ bảo hộ (1879-1882) và lập thuộc địa ở các vương quốc này từ năm 1891. Năm 1910, Congo bị sáp nhập vào thuộc địa Châu Phi Xích đạo thuộc Pháp và Brazzaville trở thành thủ đô. Việc lạm dụng sức lao động của những người làm công dẫn đến sự phản đối công khai chống lại thực dân Pháp, nhưng việc bóc lột công nhân bản xứ vẫn tiếp tục đến năm 1980.

Năm 1956, tu sĩ Fulbert Youlou thành lập Liên minh dân chủ bảo vệ quyền lợi châu Phi. Năm 1960, Cộng hòa Congo, còn gọi là “Congo-Brazzaville” tuyên bố độc lập. Tu sĩ F. Youlou trở thành Tổng thống và từ chức sau cuộc nổi dậy của nhân dân năm 1963. Alphonse Massamba Débat lên nắm quyền.

Năm 1968, Marien Ngouabi tiến hành cuộc đảo chính quân sự và tuyên bố nền Cộng hòa nhân dân (1970). Năm 1977, M. Ngouabi bị ám sát và Denis Sassou Nguesso trở thành Tổng thống (1979).

Từ năm 1990, thể chế đa đảng được thông qua. Năm 1992, lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập, Pascal Lissouba, đắc cứ Tổng thống. Tháng 6 năm 1997, xảy ra các cuộc xung đột đẫm máu giữa phe ủng hộ cựu Tổng thống S. Nguesso và phe ủng hộ Tổng thống đương nhiệm P. Lissouba. Sau khi đánh bại Tổng thống Lissouba, S. Nguesso tuyên bố trở thành Tổng thống. Tuy nhiên, các cuộc xung đột tiếp tục xâu xé đất nước.

Cuối năm 1999, một hiệp định hòa bình được kí kết giữa Sasou Nguesso và nhóm nổi dậy ở miền Nam. Tình trạng thời kì hậu chiến cũng không kém phần bi đát : căn bệnh buồn ngủ và một số bệnh dịch khác tràn lan khắp đất nước. Tháng 3 năm 2002, Tổng thống Denis Sassou Ngueso tái đắc cử với 89,4% số phiếu. Các đối thủ của ông hoặc bị ngăn chặn không thể về nước hoặc rút lui khỏi cuộc bầu cử. Quân đội nổi dậy Ninja tiếp tục các cuộc chiến chống lại lực lượng Chính phủ.

Chính trị

- Thể chế chính trị: Cộng hòa Tổng thống

- Các đảng phái chính:

+ Liên minh toàn Phi vì Dân chủ Xã hội (UPADS) của Pascal Lissouba.

+ Phong trào Congo vì dân chủ và phát triển toàn diện (MCDDI) của cựu Thủ tướng Bernard Kolélas.

+ Đảng Lao động Congo (PCT).

Tháng 3 năm 2003, Hiệp định hòa bình đã được ký kết giữa Chính phủ và quân nổi dậy. Tình hình Congo từ đó đến nay ổn định.

Địa lí

Quốc gia ở Trung Phi, Bắc giáp CameroonCộng hòa Trung Phi, Nam và Đông giáp Cộng hòa Dân chủ Congo, Tây giáp Gabon, Tây Nam giáp AngolaĐại Tây Dương.

Ngoại trừ dải đồng bằng hẹp ven biển, địa hình phần lớn là cao nguyên và đồi. Sông Oubangisông Congo tạo thành biên giới tự nhiên với Cộng hòa Dân chủ Congo. Vùng rừng rậm bao phủ ở phía Bắc đường xích đạo và chuyển dần thành các đồng cỏ ở vùng nhiệt đới phía Nam.

Kinh tế:

Cuối những năm 1970, Congo tìm ra dầu lửa. Năm 1987 khai thác 6,3 triệu tấn, chiếm 60% thu nhập quốc dân và hơn 85% thu nhập xuất khẩu.

Nền kinh tế Cộng hoà Congo pha trộn giữa nông nghiệp làng xã và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; khu vực công nghiệp chủ yếu dựa vào dầu mỏ, trụ cột của nền kinh tế, cung cấp nguồn thu và nguồn xuất khẩu chủ yếu cho chính phủ. Sau cuộc nội chiến, tháng 10 năm 1997, chính phủ đã công khai thể hiện mối quan tâm của mình trong việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế, tư nhân hoá và đổi mới sự hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế.

Nhưng những tiến bộ của nền kinh tế đã nhanh chóng bị ảnh hưởng bởi biến động của giá dầu và những cuộc xung đột vũ trang trong nước vào tháng 12 năm 1998 và gây ra sự thâm hụt ngân sách nghiêm trọng và gây khó khăn cho nền kinh tế. Nhưng việc giá dầu hồi phục trong thời gian gần đây đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này đạt 10,5%. Trong khi đó tỷ lệ lạm phát giữ ở mức độ ổn định, khoảng 5,2%.

Năm 2010, GDP của Congo đạt 11,88 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 3000 USD/người/năm. Tuy nhiên, phân phối thu nhập là không đồng đều chỉ tập trung vào một nhóm người và phần đông dân số vẫn sống dưới mức nghèo khổ.

Nông nghiệp chỉ đóng góp vào 4,4% GDP. Các nông sản chủ yếu là: gạo, đường, ngô, rau, cà phê, ca cao, sắn, đậu phộng, lâm sản.

Công nghiệp của Congo đóng góp vào 63,7% GDP của nước này. Công nghiệp dựa chủ yếu vào dầu mỏ với sản lượng 274,4 nghìn thùng/ngày (năm 2009). Ngoài ra còn có các ngành công nghiệp khác như xi măng, xà phòng, công nghiệp làm gỗ, thuốc lá… Về ngoại thương, năm 2010, Congo xuất khẩu 9,2 tỷ USD. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là dầu mỏ, xi măng, gỗ xẻ, gỗ dán, đường, ca cao, cà phê, kim cương. Các bạn hàng xuất khẩu của Congo là Mỹ (23%), Belarus(14%), Đức, Italia, Đài Loan, Trung Quốc.

Năm 2010, Congo nhập khẩu khoảng 3,6 tỷ USD, trong đó các mặt hàng mà nước này nhập nhiều là trang thiết bị, vật liệu xây dựnglương thực. Các bạn hàng nhập khẩu của Congo là Pháp, Mỹ, Đức, Trung QuốcHà Lan.

Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 10%, công nghiệp 48%, dịch vụ 42%. Congo phải nhập phần lớn lương thực. Hiện nay kinh tế Congo đang suy thoái nghiêm trọng do hậu quả của nội chiến. Từ sau khi xảy ra xung đột tháng 5 năm 1997, cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề, tài chính kệt quệ, hệ thống giáo dục, y tế xuống cấp nghiêm trọng, thất nghiệp tăng nhanh.

Xuất nhập khẩu: năm 2007, Congo xuất khẩu dầu lửa (chiếm 50%), gỗ, gỗ dán, đường, dừa, cà phê, kim cương chủ yếu sang các nước: Mỹ (35,9%), Trung Quốc (31,4%), Đài Loan(9,9%), Hàn Quốc (8%); nhập sản phẩm dầu lửa, thiêt bị, vật liệu xây dựngthực phẩm chủ yếu từ Pháp (23%), Trung Quốc (13,2%), Mỹ (7,6%), Ấn Độ(7%).

Ngành nông nghiệp trồng trọt cây lương thực là cơ sở của nền kinh tế. Dầu mỏ là sản phẩm xuất khẩu chính và đóng góp 60% vào ngân sách quốc gia. Ngành đánh bắt cá biển và khai thác gỗ cũng mang lại nguồn lợi đáng kể.

BrazzavillePointe-Noire là hai trung tâm kinh tế chính của Cộng hòa Congo. Tình trạng nợ nước ngoài chồng chất, Chính phủ thực hiện các biện pháp tự do hóa nhằm khôi phục lại đầu tư của khu vực tư nhân.

Congo là thành viên WTO, NEPAD.

Một vài số liệu chính:

GDP : khoảng 7 tỷ USD (2007)

GDP bình quân đầu người : 950 USD (2006)

Tốc độ tăng trưởng của GDP : 2,8% (2007)

Tỉ lệ lạm phát: 7% (2007)

Nợ nước ngoài: 5,3 tỉ USD (2006)

Đối ngoại:

- Là thành viên của Liên hợp quốc, Tổ chức Pháp ngữ, Phong trào KLK, IMF, WTO...

- Congo đang triển khai đường lối đối ngoại mở cửa, tranh thủ vốn và kỹ thuật của Mỹ, phương Tây (chủ yếu là Pháp) và các tổ chức quốc tế (như World BankIMF) nhằm khôi phục hạ tầng cơ sở, cải thiện mức sống của nhân dân, đưa Congo, một nước dầu mỏ trở lại con đường phát triển kinh tế sau nhiều năm nội chiến.

- Congo cắt quan hệ ngoại giao với Sahraoui Dân chủ sau chuyến thăm của Charles Ganao sang Maroc (tháng 9/1996). Ngày 26/12/1998, Congo ký Hiệp ước không xâm lược với Cộng hòa Dân chủ Congo (Congo K) của chính quyền Kabila.

Quan hệ với Việt Nam: - Ngày lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 16/7/1964

Chú thích

Liên kết ngoài