Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thuyền nhân”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Moimem (thảo luận | đóng góp)
Moimem (thảo luận | đóng góp)
Dòng 34: Dòng 34:


Những người dân [[Úc]] hiện nay, không tính đến các bộ lạc, cũng có gốc gác từ [[đảo Anh]] hay một nước ở [[châu Âu]], do vượt biển lập nghiệp ở [[châu Đại dương]] mà thành người Úc.
Những người dân [[Úc]] hiện nay, không tính đến các bộ lạc, cũng có gốc gác từ [[đảo Anh]] hay một nước ở [[châu Âu]], do vượt biển lập nghiệp ở [[châu Đại dương]] mà thành người Úc.
== Trại tỵ nạn ==
Một số vùng có đông người vượt biên đã được tổ chức Liên Hiệp Quốc hoặc nước sở tại lập trại tỵ nạn để cho người tỵ nạn ở trong thời gian chờ ra đi đến nước thứ ba.
=== Lập trại ===
* Quy chế:
* Kinh phí:
=== Sinh hoạt trong trại ===

=== Phỏng vấn ===

=== Định cư ===

=== Hồi hương ===
=== Giải tán trại ===


==Liên kết ngoài==
==Liên kết ngoài==

Phiên bản lúc 01:58, ngày 6 tháng 11 năm 2007

Thuyền nhân vốn là từ tiếng Anh boat people dùng để chỉ những người đã dùng thuyền để vượt biên sang nước khác bất hợp pháp. Từ này dùng phổ biến vào cuối thập niên 1970 sau khi có nhiều người Việt sau Chiến tranh Việt Nam đã dùng thuyền để vượt biên sang các nước lân cận.

Đây thường là hình thức tỵ nạn phổ biến của những người đến từ Albania, Cuba, Haiti, MarocViệt Nam. Việc vượt biển kiểu này rất nguy hiểm vì tàu thuyền thường thô sơ và số người đi thường rất đông. Chẳng hạn, năm 2003, có 353 người tị nạn đi thuyền từ Indonesia sang Úc đã bị chết đuối vì đắm tàu.

Nguyên nhân việc vượt biển của các thuyền nhân thường là do cuộc sống ở nước sở tại quá khó khăn. Một nguyên nhân khác có thể là do sự đàn áp của chính quyền địa phương. Trong lịch sử đa số các thuyền nhân vượt biển sang nước khác vì hai lý do chính: chính trị và kinh tế.

Vấn đề thuyền nhân thường gây ra rất nhiều mâu thuẫn tại các nước mà những người này xin tị nạn, như Mỹ, Canada, Ý, Tây Ban Nha, Úc. Một số nước, như Úc, không cho các thuyền này cập bến tại nước họ hoặc sẽ bắt giữ để sau đó trục xuất.

Thuyền nhân từ Đông Dương

Một thuyền nhân từ Việt Nam tại trại tị nạn ở Malaysia, 1980

Sau 30 tháng 4 năm 1975

Sau ngày 30 tháng 4, 1975 có rất nhiều người từ Campuchia, Lào và nhất là Việt Nam đã tìm cách vượt biên bằng thuyền sang các nước khác. Tại Campuchia, chế độ diệt chủng Khmer Đỏ đã giết hàng triệu người khiến nhiều người tìm cách chạy khỏi đất nước. Tại Việt Nam, cuộc cải tạo công thương nghiệp, sự phân biệt đối xử đối với những người cộng tác với chính quyền cũ cùng thân nhân họ, đặc biệt là hình thức học tập cải tạo, cùng những khó khăn về kinh tế của xã hội cộng với ao ước được sống trong chế độ tự do và tương lai tốt đẹp đã làm cho rất nhiều người, gia đình vượt biên bằng thuyền.

Một số thuyền nhân được các tàu khác (trong số đó có Hải quân Mỹ) cứu vớt; một số khác đến được các đảo trong biển Đông xung quanh Việt Nam; một số bị thiệt mạng trên biển. Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đã thiết lập một số trại tị nạn ở những nước lân cận và đã nhận được giải Nobel Hòa bình năm 1981, một phần là vì những hoạt động này. Hiện nay chưa có một con số thống kê chính thức về số thuyền nhân bị chết trên biển. Đã có những tượng đài được dựng lên để tưởng nhớ đến những thuyền nhân bị thiệt mạng trong các cuộc vượt biên, như ở Pulau Bidong (Malaysia), Pulau Galang (Indonesia), nhưng gần đây tấm bia tưởng niệm đã bị đục bỏ. [1]

Hiện tượng thuyền nhân được nhiều người xem là một trong những giai đoạn đau buồn của lịch sử Việt Nam.

"Nạn kiều" 1979

Tổ chức vượt biên

Một số người có tàu đánh cá hoặc có thể tổ chức cướp được tàu, ghe đã tổ chức móc nối nhiều người vượt biên ở quanh vùng và cả ở thành phố. Họ thường phải chuẩn bị thực phẩm, thuốc men, và nhất là nước uống một cách kín đáo để đem lên tàu lúc thuận tiện. Khi đón người lên tàu tại "bãi" họ rời bến, nếu họ mua được nhân viên canh phòng thì việc tập kết tại bãi và rời bến được an toàn hơn. Chi phí ra đi tuỳ theo địa phương, phương tiện vượt biên - phương tiện càng lớn được cho càng an toàn thì chi phí càng cao- và người tổ chức đã có uy tín đã từng thành công thì giá càng cao thường từ 2 cây vàng cho tới cả 10 cây vàng một người lớn. Người ta ưu tiên cho tài công, người có hải bàn, bác sỹ và người biết tiếng nước ngoài đi cùng cũng có khi ưu tiên cho con em cán bộ giữ bến bãi đi cùng.

Hiểm nguy

Người tổ chức vượt biên và người vượt biên thường gặp nhiều rủi ro:

  • Bị lừa: do việc tổ chức vượt biên bị cấm, bị xem là phản quốc ... nên mọi người chỉ dám bàn bạc lén lút và khi bị lừa cũng không dám lộ chuyện bị lừa vì sợ ở tù, vì vậy một số người đã tổ chức lừa đảo lấy tiền, vàng. Họ thường không đón khách đã hẹn và đã lấy tiền, họ mật báo hoặc phối hợp với công an đến bắt người vượt biên tại bãi. Cũng có khi cán bộ địa phương tổ chức vượt biên giả để cướp lấy tiền và vàng.
  • Bị lộ: việc rủ người có tiền đi theo dễ làm lộ chuyện, cũng như khâu chuẩn bị nhiên liệu, thực phẩm, máy nổ dự phòng, thuê tài công hoặc bị lộ vì tuần phòng hoặc khi ra cửa biển.
  • Bị bão, bị chết máy, bị đi lạc, bị hải tặc Thái Lan giết, cướp hãm hiếp, quăng xuống biển, chết đói, chết khát.
  • Bị tàu Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa bắt đem về.
  • Bị tù khi vượt biên thất bại và gia đình bị đuổi đi kinh tế mới.

Thuyền nhân từ các nước khác

Sự có mặt của người Trung Quốc ở nhiều nước trên thế giới không nằm ngoài một lẽ họ di cư đến đó phần lớn nhờ vượt biển. Cũng vì lẽ đó, khi qua Việt Nam họ được người địa phương hiểu và gọi là người đến bằng tàu bè, hay gọi tắt là "người tàu". Lâu dần danh từ này được chuyên biệt hóa nên trong tiếng Việt hiện nay có từ "Tàu" hay "người Tàu", là do nguyên nhân trên.

Tuy vậy có một số người Trung Quốc biết tiếng Việt sẽ cảm thấy bị xúc phạm khi họ nghe thấy người Việt gọi họ là người Tàu.

Những người dân Úc hiện nay, không tính đến các bộ lạc, cũng có gốc gác từ đảo Anh hay một nước ở châu Âu, do vượt biển lập nghiệp ở châu Đại dương mà thành người Úc.

Trại tỵ nạn

Một số vùng có đông người vượt biên đã được tổ chức Liên Hiệp Quốc hoặc nước sở tại lập trại tỵ nạn để cho người tỵ nạn ở trong thời gian chờ ra đi đến nước thứ ba.

Lập trại

  • Quy chế:
  • Kinh phí:

Sinh hoạt trong trại

Phỏng vấn

Định cư

Hồi hương

Giải tán trại

Liên kết ngoài