Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tào Tháo”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Vuongphu (thảo luận | đóng góp)
Sparrow (thảo luận | đóng góp)
Dòng 81: Dòng 81:
*''Hễ nhắc Tào Tháo là Tào Tháo đến''.
*''Hễ nhắc Tào Tháo là Tào Tháo đến''.



== Tào Tháo trong trò chơi Dynasty Warriors ==
[[Hình:Cao Cao Art.jpg|phải|200 px|thumb|Chân dung Tào Tháo trong trò chơi Dynasty Warrior]]
Tên tiếng Anh: Cao Cao
* Phe: Wei (Ngụy)
* Vũ khí: Kiếm
* Vũ khí cấp cuối: Wrath of Heaven
* Có mặt trong các phiên bản: Dynasty Warriors 2-3-4-5 và Extreme Legends
* Các trận đánh tham gia: The Yellow Turban Rebellion, Battle of Hu Lao Gate, Battle of Xia Pi, Battle of Guan Du, Escape from Chi Bi, Battle of He Fei, Battle of Wu Zhang Plains, Battle of He Fei Castle.


==Liên kết ngoài==
==Liên kết ngoài==

Phiên bản lúc 20:55, ngày 9 tháng 11 năm 2007

Tập tin:Cao Cao Portrait.jpg
Chân dung Tào Tháo

Tào Tháo (chữ Hán: 曹操; tự là Mạnh Đức (孟德); 155220) là một nhân vật quan trọng ở thời Tam Quốc, là người đặt nên cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung quốc, lập nên chính quyền nhà Ngụy.

Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp

Tiểu sử

Tào Tháo nguyên gốc là họ Hạ Hầu. Cha ông là Hạ Hầu Tung, do làm con nuôi của một vị hoạn quan là Tào Đằng, nên đổi họ lại thành Tào Tung.

Năm 20 tuổi, ông thi đỗ Hiếu Liêm, làm quan cai trị kinh thành Lạc Dương, đã nổi tiếng là người nghiêm túc. Chú của đại thần Kiển Thạc phạm tội vác dao đi đêm, ông sai bắt vào phủ đánh roi thẳng thừng không vì nể.

Sự nghiệp

Năm 184, cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân do Trương Giác lãnh đạo bùng nổ. Tào Tháo cùng các quân phiệt địa phương cùng các tướng trong triều đình đàn áp thành công, nên được phong làm quan trong triều.

Khi Thứ sử Tây Lương là Đổng Trác không chế triều đình, tự xưng là Thái sư, Tào Tháo chủ trương hành thích Đổng Trác. Do việc không thành nên Tào Tháo đã bỏ trốn và tham gia vào nhóm quân chư hầu do Viên Thiệu cầm đầu đánh Đổng Trác vào năm 191.

Sau đó, Tào Tháo được Viện Thiệu cử làm Thứ sử Thanh Châu và thu nhận 2 vạn quân Khăn vàng Thanh Châu đầu hàng. Từ đó, ông bắt đầu thực hiện ý định ly khai và phát triển thành một quân phiệt cát cứ độc lập. Với tài năng quân sự và chính trị, biết trọng dụng nhân tài, Tào Tháo lần lượt tiêu diệt các quân phiệt miền Bắc Trung Quốc như Lữ Bố, Viên Thuật, Trương Tú...

Đặc biệt, trong trận chiến Quan Độ, bằng sự khôn ngoan mưu lược, ông đã lật ngược tình thế, chiến thắng được đội quân của Viên Thiệu vốn hùng mạnh hơn rất nhiều, xoay chuyển cục diện, Tào Tháo chẳng những thừa hưởng được một số binh lực hùng hậu của Viên Thiệu mà còn tạo thế lực thống nhất Hoa Bắc.

Tuy nhiên, do chủ quan khinh địch và thiếu kinh nghiệm chiến đấu đường thủy nên trong trận chiến Xích Bích đội quân Tào Tháo bị thất bại trước liên quân của 2 quân phiệt khác là Lưu BịTôn Quyền, đổ vỡ kế hoạch thống nhất Trung Quốc. Từ đó, Tào Tháo quyết định tập trung xây dựng nền tảng chính trị ở phía Bắc và chờ đợi thời cơ.

Với chiêu bài "Mượn tiếng thiên tử để ra lệnh cho chư hầu", Tào Tháo đưa Hán Hiến đế để làm bình phong thực hiện các quyết định chính trị, quân sự. Táo Tháo đã lập đô ở Hứa Xương, khống chế triều đình, tự xưng Thừa tướng (năm 208), thăng dần đến tước Ngụy công rồi Nguỵ vương.

Sau trận Xích Bích, về cơ bản thế đứng của ba họ Tào, Tôn và Lưu khá vững, lực lượng khá cân bằng nên Tào Tháo không còn thời cơ nam tiến thuận lợi để thống nhất Trung Hoa nữa. Thế chân vạc hình thành.

Năm 220, ông mất, thọ 66 tuổi. Người con cả kế vị là Tào Phi ép vua Hán Hiến Đế nhường ngôi, lập ra nhà Nguỵ, đóng đô ở Lạc Dương. Đó là vua Nguỵ Văn đế. Tào Tháo được truy tôn là Nguỵ Vũ Đế.

Nhưng chỉ hơn 20 năm sau, một thuộc hạ khác của Tào Tháo là Tư Mã Ý cũng đã dùng lại thủ đoạn của Tào Tháo để khống chế triều đình Ngụy tạo nên cơ sở để lập nên nhà Tấn. Bản thân Tào Tháo trước kia từng tiên đoán Tư Mã Ý cũng là một kẻ gian hùng nhưng không có lý do chính đáng để buộc tội ông ta.

Chân dung một chính trị gia

Theo mô tả của một số tài liệu, Tào Tháo tuy có hình dáng thấp nhỏ nhưng từ nhỏ thông minh hơn người, lại mang chí lớn. Hứa Thiệu - một người giỏi tướng số nhận định Tào Tháo: "Thời trị, ông là bầy tôi giỏi; Thời loạn, ông là kẻ gian hùng".

Quan niệm của Tào Tháo

Đó là "Thà giết lầm còn hơn tha lầm" "Ta thà phụ thiên hạ chứ không để thiên hạ phụ ta" (hoàn toàn trái ngược với chủ trương của Lưu Bị "thà chết chứ không làm điều bất nghĩa"), chính vì vậy Tào Tháo luôn e dè và xem Lưu Bị là kẻ thù nguy hiểm nhất của mình. Với quan niệm này ông đã nhẫn tâm giết nhầm gia đình Lã Bá Xa khi đang trong tình trạng trốn chạy sự truy bắt của Đổng Trác vì nghĩ họ mài dao để giết mình nhưng thực ra họ định mổ heo để đãi đằng ông như một vị khách!

Khóc Điển Vi

Vì vô tình xích mích với tướng Trương Tú (mới về hàng) nên Tào Tháo bất ngờ bị quân của Trương Tú vây giết trong lúc ông đang say sưa với mỹ nhân trong lều. Vị danh tướng Điển Vi lúc ấy trên người không một manh giáp đã dùng xác người làm vũ khí đánh dẹp đường, che chắn mũi tên hòn đạn cho đến chết để giúp Tào Tháo thoát hiểm. Cũng trong trận này Tào Tháo còn mất con cả Tào Ngang và cháu ruột Tào An Dân, nhưng tới khi nhớ tới trận này, ông khóc Điển Vi nhiều hơn cả.

Có người cũng từng đem việc Lưu Bị quẳng A Đẩu xuống đất để lấy lòng Triệu Vân với việc Tào Tháo khóc trước mộ Điển Vi sau này, vì tất cả đều nói lên sự khôn khéo của hai nhà lãnh đạo Thục và Ngụy trong việc lấy lòng tướng sĩ.

Dùng tóc thay thủ cấp

Do phải hành quân qua một ruộng lúa nên Tào Tháo căn dặn không ai được làm tổn hại dù chỉ là một nhành lúa trên cánh đồng. Nhưng con ngựa của Tào Tháo sau đó lại bị bầy chim đang ăn trên ruộng lúa chợt bay vút lên khiến nó hoảng sợ giẫm đạt nát một góc ruộng, Tào Tháo rút gươm kề cổ mình trong tư thế chuẩn bị tự sát thì quan quân xúm lại can ngăn, ông bèn cắt chỏm tóc trên đầu và nói "ta tạm tha tội cho mình, nhưng dùng tóc để thay đầu". Đây cũng là một trong những kỹ xảo chính trị của Tào Tháo.

Mượn thủ cấp để mua lòng quân

Đây là một việc làm bá đạo, trong một lần đánh chiếm thành trì, do không đủ lương thực nên ông đã sai người cấp phát lương thực làm cái đấu đong gạo nhỏ lại để đong ít số gạo kéo dài thời gian, sau đó ông đổ tội cho viên quan trông coi việc cấp phát rồi bêu đầu để trấn an lòng quân. Vì việc làm trên Tào Tháo đã trả công cho sự hy sinh oan uổng của viên quan này đó bằng cách nhận phụng dưỡng suốt đời gia đình của anh ta.

Không nhắc lỗi lầm của thủ hạ

Trong trận Quan Độ, Tào Tháo phá tan đại quân Viên Thiệu. Thiệu thu tàn quân bỏ chạy qua sông Hoàng Hà, trong lúc vội vã hoảng sợ, công văn giấy tờ bỏ lại hết. Tào Tháo kéo tới, bắt được đống công văn đó. Nghe báo cáo của cấp dưới, ông biết trong đống công văn có nhiều thư từ của những người cấp dưới mình từng tư thông với Viên Thiệu. Các thuộc hạ của ông đề nghị nên đối chiếu tên từng người để về Hứa Xương sẽ bắt trị tội. Nhưng Tào Tháo xua tay, ra lệnh hãy đốt cả đi. Mọi người ngạc nhiên hỏi vì sao, ông bảo:

Khi Viên Thiệu mạnh, ta yếu, ngay cả ta lo giữ mình còn không xong, huống chi là người khác?

Sự độ lượng của Tào Tháo khiến những người cấp dưới vô cùng khâm phục, những người từng manh tâm phản ông cũng hết sức cảm kích. Về điểm này, nhiều chính trị gia đương thời và sau ông chưa thể so sánh được.

Chiến thắng Viên Thiệu, lấy ít chọi nhiều

Một trong những ưu điểm của Tào Tháo là biết nhìn người và rất biết cách dùng người. Theo nhận xét từ Tuân Húc, một mưu sĩ của Tào Tháo:

"Chủ công có tính quyết đoán, có kế hay là dùng ngay, Viên Thiệu thích mưu kế nhưng lại hay do dự"

Vì vậy ông tận dụng tối đa những lợi thế và các tướng tài mà mình sẵn có, cộng thêm lợi dụng thời cơ bởi sự lưỡng lự của Viên Thiệu rồi lần lượt đánh chiếm các thành trì quan trọng ở miền Bắc bao gồm cả Duyện Châu. Cuối cùng với số quân khá ít ỏi so với Viên Thiệu, Tào Tháo chiếm được thời cơ để đẩy Viên Thiệu vào tình trạng bế tắc trên đường tháo chạy lâm trọng bệnh qua đời. Do đó, con số 83 vạn quân Tào hùng hậu ở trận Xích Bích hầu hết do Tào Tháo thừa hưởng từ đội quân của Viên Thiệu mà ra.

Chọn điểm dừng thích hợp

Năm 215, Tào Tháo gần như lùi hẳn về Bắc củng cố thế lực rồi dâng biểu ép vua phải phong mình là Ngụy Vương để có đủ uy quyền mà trấn áp quân Đông Ngô. Có tướng hỏi sao ông "không lập quốc và xưng đế"? Tào Tháo chỉ nói
"Cô đã trải qua bao năm chiến chinh hy vọng giữ vững giang sơn bờ cõi nhà Hán. Nay được làm đến chức Ngụy Vương Cô đã mãn nguyện lắm rồi, nếu có thì Cô chỉ mong được như Chu Văn Vương ngày xưa thôi chứ nào ham gì chức vị đế vương?".

Tuy nhiên khi Tào Tháo qua đời vào năm 220 thì người con kế vị là Tào Phi đã bức vua Hán Hiến Đế nhường ngôi, xưng đế và lần lượt hai vương quốc còn lại là Thục và Ngô cũng chính thức tuyên bố lập quốc. Việc Tào Tháo so mình với Tây Bá Hầu Cơ Xương đời nhà Chu chẳng qua ông không muốn mang tiếng soán ngôi nhà Hán, nhưng đã sắp đặt cho con cháu mình sẽ là người kế tục sự nghiệp đế vương sau này.

Trong toàn bộ sự nghiệp của mình, Tào Tháo rất biết sử dụng và trọng dụng nhân tài và sự rộng rãi hào phóng sẵn có nên rất nhiều nhân tài theo ông, về sau có khá nhiều nhân tài tại nước Ngụy được xét vào hàng đầu trong thời Tam Quốc.

Gian hùng thời loạn

Tào Tháo đã đi một nước cờ rất hoàn mỹ, đó là dùng chức thừa tướng nhà Hán của mình để khống chế thiên tử, dùng thiên tử để ra lệnh cho chư hầu. Tuy Tào Tháo ít nhiều cũng có công trong lịch sử Trung Hoa nhưng con đường sự nghiệp của ông lại đầy ắp những mưu mô và thủ đoạn, tuy hậu đãi tướng lĩnh và quan quân dưới quyền mình nhưng Tào Tháo rất nặng tay với những tổ chức có ý định chống đối hoặc những ai mưu phản lại mình.
Nhưng phải công nhận rằng Tào Tháo là một nhân vật giỏi nhất thời Tam Quốc bấy giờ. Chính ông đã tạo ra cơ sở thành lập nên ba vương triều trong lịch sử Trung Hoa (cuối đời nhà Tấn, Trung Quốc cũng bị chia làm hai). Dưới sự lãnh đạo của Tào Tháo, chính quyền nhà Ngụy lúc ấy mạnh nhất, hơn Tây Thục và Đông Ngô. Nếu như trước kia Tào Tháo trừ được Lưu Bị khi còn đang trong cung và tiên liệu trước sự việc con cháu của Tôn Kiên sẽ thay cha lập quốc thì có lẽ Tào Tháo đã sớm chiếm trọn vẹn lãnh thổ Trung Hoa rộng lớn rồi. Do vậy sau thất bại ở Xích Bích, ông thấy thực lực của Lưu - Tôn khá mạnh nên đã lùi về Bắc củng cố lực lượng, phát triển kinh tế chờ thời cơ thích hợp.
Một điều đáng tiếc là sự liên minh giữa Thục và Ngô lại nhanh chóng tan vỡ vì Gia Cát Lượng do chủ quan cho Quan Vũ trấn giữ ở Kinh Châu nên Quan Vũ đã bị Đông Ngô giết, Kinh Châu bị chiếm mất. Lưu Bị do nôn nóng báo thù kéo quân vây đánh Đông Ngô mà bỏ ngoài tai những lời can gián của Gia Cát Lượng. Lúc ấy Tào Tháo có thể thừa dịp mà thu thiên hạ về mình nhưng ông đã qua đời trước đó gần một năm vì chứng đau đầu (220). Con cháu kế vị Tào Phi như Tào Phương, Tào Mao bất tài, nên bị con cháu họ Tư Mã lật đổ không lâu sau đó.

Người xem qua truyện "Tam Quốc Diễn Nghĩa" (theo bản dịch của cụ Phan Kế Bính) thường thấy lối hành văn theo chủ nghĩa "ủng Lưu phản Tào", tức Lưu Bị là tốt - còn Tào Tháo là giặc, ngày nay người ta nhìn Tào Tháo với cái nhìn khách quan hơn và có rất nhiều nhận định về ông:

  • Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa bản đầy đủ từ đời nhà Minh trở đi (bản của Mao Tôn Cương) có xu hướng ủng hộ Lưu Bị và nước Thục cũng như quá đề cao Gia Cát Lượng mà quên đi vai trò chính của Tào Tháo trong việc kiến thiết và xây dựng một đế quốc Ngụy theo kiểu của ông. Vì một đế quốc hoàn hảo mà Tào Tháo đã dồn nhiều tâm huyết vào đó, ông tuyển chọn nhân tài, chiêu đãi kẻ hiền, thậm chí làm nhiều việc tàn bạo như "chèn ép vua Hiến Đế", "giết thái y Cát Bình", "treo cổ Đổng Quý Phi đang mang long thai", "đánh Phục Hoàng Hậu đến chết",... tuy tàn ác nhưng đứng về góc độ chính trị ta thấy việc này không thể tránh khỏi đối với Tào Tháo khi ông muốn củng cố quyền lực của mình.
  • Tào Tháo được rất nhiều người tôn sùng, xem như thần tượng, nhiều doanh nhân trên thế giới vận dụng tư tưởng của ông trong kinh doanh, chẳng hạn như hiện tượng "Tam Quốc trong ngành công nghệ thông tin", sự cạnh tranh của ba hãng vi xử lý dành cho máy tính là Intel, AMD và Cyryx (đánh giá của Bill Gates về công nghệ phần cứng những năm cuối thập niên 90).
  • Đa nghi là một trong những cá tính hình thành nên nhân cách của Tào Tháo, tuy hay nhưng cũng có cái dở, chính vì điều này nên Tào Tháo đã không dám để cho Hoa Đà mổ phần đầu của mình để chữa trị dẫn đến bệnh không qua khỏi. Ngày nay, một người nào đó bị đánh giá "Đa nghi như Tào Tháo" đôi khi họ lại không giận mà còn tỏ vẻ thích thú vì mình được xem như một "gian hùng" vậy.

Thành ngữ

Trong dân gian có câu thành ngữ:

  • Đa nghi như Tào Tháo
  • Bị Tào Tháo đuổi
  • Hễ nhắc Tào Tháo là Tào Tháo đến.


Liên kết ngoài

Bản mẫu:Link FA