Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngô Thái Bá”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.3) (Bot: Đổi en:Wu Taibo thành en:Taibo of Wu; sửa cách trình bày
Dòng 68: Dòng 68:
[[Thể loại:Vua nước Ngô]]
[[Thể loại:Vua nước Ngô]]
[[Thể loại:Người nhà Thương]]
[[Thể loại:Người nhà Thương]]
[[Thể_loại:Thiếu năm sinh]]
[[Thể loại:Thiếu năm sinh]]
[[Thể_loại:Thiếu năm mất]]
[[Thể loại:Thiếu năm mất]]

[[en:Wu Taibo]]
[[en:Taibo of Wu]]
[[ja:太伯・虞仲]]
[[ja:太伯・虞仲]]
[[zh:泰伯]]
[[zh:泰伯]]

Phiên bản lúc 15:49, ngày 28 tháng 10 năm 2012

Ngô Thái Bá
吳泰伯
Vua chư hầu Trung Quốc
Vua nước Ngô
Tiền nhiệmKhông có
Kế nhiệmNgô Trọng Ung
Thông tin chung
Mất
Trung Quốc
Hậu duệ
Thụy hiệu
Ngô Thái Bá
nước Ngô
Thân phụCổ Công Đản Phủ

Ngô Thái Bá (chữ Hán: 吳泰伯) là vị vua khai lập nước Ngô tồn tại từ cuối thời nhà Thương sang thời Đông Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Thân thế

Ông mang họ Cơ, không rõ tên thật, là con trai cả của Cổ Công Đản Phủ[1] – người khi đó đứng đầu bộ tộc Chu thời nhà Thương. Ông có 2 người em là Trọng Ung và Quý Lịch.

Khai lập nước Ngô

Vì người em út Cơ Quý Lịch có người con là Cơ Xương rất tài giỏi nên Cổ Công Đản Phủ muốn truyền ngôi cho Quý Lịch để sau này Cơ Xương nối cơ nghiệp.

Biết ý cha, ông cùng Trọng Ung trốn khỏi tộc Chu đến vùng đất Kinh sinh sống với người bản địa, cắt tóc và xăm mình để tỏ ý không muốn có ngôi vua nữa. Cổ Công Đản Phủ lập Quý Lịch làm người nối nghiệp và trở thành Chu Công Quý.

Ông sống cùng người đất Kinh, tự gọi mình là Câu Ngô. Người bản địa thấy cho ông là người có nghĩa nên hơn 1000 nhà đi theo thần phục[2], từ đó hình thành nước Ngô.

Không rõ thời điểm ông khởi nghiệp tại nước Ngô cụ thể năm nào. Sau này cũng không xác định được thời gian ông mất. Ông được truy tôn là Ngô Thái Bá. Vì ông không có con nối nghiêp nên em ông là Trọng Ung lên nối ngôi vua.

Nhận định

Tư Mã Thiên nhận định về Ngô Thái Bá trong Sử ký như sau[2]:

"Thái Bá có thể nói là con người có chí đức vậy. Ba lần nhường thiên hạ. Dân không biết chuyện đó để mà khen ngợi"

Xem thêm

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ Sau này nhà Chu truy tôn là Thái Vương
  2. ^ a b Sử ký, Ngô Thái Bá thế gia