Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thái Hà Ấp”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 62: Dòng 62:


[[Thể loại:Lăng mộ Việt Nam]]
[[Thể loại:Lăng mộ Việt Nam]]
[[Thể loại:Di tích lịch sử Việt Nam]]
[[Thể loại:Di tích quốc gia Việt Nam]]
[[Thể loại:Di tích lịch sử Hà Nội]]
[[Thể loại:Di tích lịch sử Hà Nội]]
[[Thể loại:Công trình lịch sử Hà Nội]]
[[Thể loại:Công trình lịch sử Hà Nội]]
[[Thể loại:Công trình kiến trúc Hà Nội]]
[[Thể loại:Công trình kiến trúc Hà Nội]]
[[Thể loại:Di tích lịch sử Việt Nam]]

Phiên bản lúc 01:38, ngày 5 tháng 11 năm 2012

Ấp Hoàng Cao Khải (còn gọi Ấp Thái Hà hay Lăng Hoàng Cao Khải) là một quần thể các công trình kiến trúc lăng tẩm, dinh thự, được xây dựng bởi Tổng đốc Hoàng Cao Khải dưới triều vua Thành Thái, để an dưỡng lúc về hưu cũng như làm lăng mộ cho gia đình ông.

Lăng Hoàng Cao Khải là công trình kiến trúc bằng đá lớn thứ hai ở Việt Nam (sau thành nhà Hồ), lớn thứ nhất ở Hà Nội và đã được xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1962[1].

Vị trí

Ấp Hoàng Cao Khải nằm rải rác trên tổng diện tích 17 ha phía Tây gò Đống Đa, cách đường Tây Sơn 200m. Ấp thuộc ấp Thái Hà cũ, nay là địa phận phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội.

Lịch sử

Ấp Thái Hà gắn với tên tuổi của chủ nhân là Hoàng Cao Khải, một đại thần dưới triều vua Thành Thái.

Hoàng Cao Khải là người có nhiều ý tưởng canh tân đời sống thôn quê. Tháng 11/1893, những ý tưởng ấy được thể hiện trong việc biến một vùng đất trũng ở phía Tây Nam Hà Nội thành một ấp mang tên Thái Hà (là sự kết hợp địa danh quê hương Đông Thái, Nghệ An với Hà Nội) tạo ra một mô hình quy hoạch khá mới mẻ tại vùng giáp ranh đô thị[2].

Chính tại đây, ông đã xây một sinh từ với một quần thể kiến trúc khá độc đáo gồm lăng tẩm và dinh thự.

Kiến trúc

Khu ấp Hoàng Cao Khải được xây dựng vào năm 1893, gồm 14 công trình kiến trúc lăng mộ, đình chùa... Ở quần thể kiến trúc lăng Hoàng Cao Khải, có thể dễ dàng nhận ra bản sắc kiến trúc triều Nguyễn cuối thế kỷ XIX, thể hiện qua các họa tiết trang trí (lá thông, lá sen), hai hàng lính chầu, đôi rồng đá trên bậc tam cấp với dáng vẻ dữ tợn. Công trình kiến trúc này được đánh giá đạt đến trình độ kỹ thuật cao tay trong nghệ thuật điêu khắc đá của người Việt.

Quần thể ấp bao gồm

Lăng Hoàng Cao Khải

Công trình quan trọng nhất của quần thể là lăng Hoàng Cao Khải, nằm đối diện với lối lên xuống hồ Tẩm Nguyệt, vốn là lăng chính của vợ chồng Hoàng Cao Khải. Toàn bộ lăng được xây theo kiểu chữ Đinh, làm hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng, rất lớn và hoành tráng. Lăng dài 8m, cao 6m, ở giữa có một cái bàn đá màu trắng rộng[1].

Đá xây dựng được chở về từ phủ Quốc Oai (Hà Tây). Chế tác đá là các hiệp thợ nổi tiếng quanh vùng núi An Hoạch (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa). Các cột, trụ, xà, bẩy, cửa võng, diềm, tường, nền đều bằng đá và được chạm trổ trau chuốt.

Mộ của Hoàng Cao Khải ở bên trái, của vợ ông ở bên phải, đều bằng đá cẩm thạch trắng cực đẹp, chạm trổ tinh vi, có khắc những dòng chữ Hán sắc xảo. Phía trước mộ là hai hàng lính chầu bằng đá mỗi bên 4 người bồng gươm, cao gần bằng người thật, tầm 1,3m, đầu đội mũ nhỏ có tua đứng gác.

Khu lăng mộ này bây giờ đã bị biến thành trụ sở tuần tra cụm dân cư số 9 của công an phường Trung Liệt. Phía trước lăng , hai hàng lính chầu hiện chỉ còn lại 3 bức tượng và cả 3 đều mất phần chân do bị tôn nền xi măng trùm lên[3].

Lăng Hoàng Trọng Phu

Phía bên phải, cách lăng mộ Hoàng Cao Khải mấy chục mét là khu lăng mộ Hoàng Trọng Phu, con trai trưởng của Hoàng Cao Khải, từng giữ chức Tổng đốc tỉnh Hà đông, Võ hiển điện Đại học sĩ, hàm Thái tử Thiếu bảo. Đây cũng là một công trình kiến trúc bằng đá lớn, được xây bằng đá xanh, đẹp và uy nghi không kém.

Lăng Hoàng Trọng Phu cùng với lăng Hoàng Cao Khải đều được xây theo một phong cách nghệ thuật thống nhất, với các cột, trụ, xà, bẩy, tường, nền đều bằng đá và được chạm trổ các họa tiết tinh xảo[1].

Từ năm 1972 đến nay, công trình này đã bị ba hộ dân chiếm dụng. Khu lăng còn một đôi rồng đá khá nguyên vẹn ở nơi trước kia vốn là cửa lăng. Ngày nay cửa đã bị bít lại và khu vực này biến thành nơi để xe và chậu cảnh[3].

Đồi Nghinh Phong

Phía sau lăng Hoàng Cao Khải có đồi Nghinh Phong (Đón Gió) cao 10m. Trên đỉnh đồi trước kia có Nghinh Phong Quán, một nơi để nghỉ ngơi và ngoạn cảnh. Từ chân đồi lên Nghinh Phong Quán có một lối đi gồm 133 bậc thang[1].

Ngày nay trên đồi có dăm bảy nhà dân ở, được cơi nới xây dựng rất lộn xộn. Người dân xung quanh thường gọi là nhà trên đồi hay nhà trên gò.

Hồ Tẩm Nguyệt

Đối diện với lăng Hoàng Cao Khải là hồ Tẩm Nguyệt(Dầm Trăng) và những dòng mương uốn lượn. Hồ có hình bán nguyệt rộng vài trăm m2 nên người dân cũng quen gọi là hồ Bán Nguyệt.

Hiện nay, nước hồ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và khu vực xung quanh hồ đã trở thành nơi họp chợ của người dân[3].

Đánh giá

Quyết định xếp hạng di tích ngày 28/4/1962 của Bộ VH-TT đã đánh giá:

Đây là chứng tích duy nhất của nước ta về một quần thể các công trình lăng tẩm, dinh thự của một phó vương

Tuy là một di tích có tính đặc thù cao về kiến trúc và được xếp hạng quốc gia từ rất sớm, nhưng hiện nay quần thể di tích này nhận được rất ít sự quan tâm của các cơ quan văn hóa và người dân khu lăng nên đã gần như trở thành một phế tích.

Tham khảo

  1. ^ a b c d Hoàng Cao Khải: Kiến trúc bằng đá lớn nhất Hà Nội
  2. ^ Thái Hà Ấp gắn với Hoàng Cao Khải
  3. ^ a b c Ấp Hoàng Cao Khải – di tích bị lãng quên