Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Điền Phất”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
{{Thông tin nhân vật hoàng gia
| tên = Điền Thị
| tước vị = Vua chư hầu Trung Hoa
| thêm = china
| hình =
| cỡ hình =
| ghi chú hình =
| chức vị = Vua [[nước Tề]]
| tại vị = [[208 TCN]] – [[206 TCN]]
| đăng quang =
| tiền nhiệm = [[Điền Giả|Tề Vương Điền Giả]]
| nhiếp chính =
| kế nhiệm = [[Điền Vinh|Tề Vương Điền Vinh]]
| chức vị 2 =
| tại vị 2 =
| tiền nhiệm 2 =
| kế nhiệm 2 =
| hôn phối =
| chồng =
| vợ =
| thông tin con cái =
| con cái =
| tên đầy đủ = Điền Thị
| tước hiệu = Tề Vương
| tước vị đầy đủ =
| thông tin niên hiệu =
| niên hiệu =
| thụy hiệu =
| miếu hiệu =
| hoàng tộc =
| cha = [[Điền Đam|Tề Vương Điền Đam]]
| mẹ =
| sinh =
| nơi sinh = Địch
| mất = [[206 TCN]]
| nơi mất = [[Tức Mặc]]
| ngày an táng =
| nơi an táng =
}}
'''Điền Thị''' (? – 206 TCN) là vua [[chư hầu]] cuối thời [[nhà Tần]], đầu thời [[Hán Sở tranh hùng|Hán Sở]] trong [[lịch sử Trung Quốc]].
'''Điền Thị''' (? – 206 TCN) là vua [[chư hầu]] cuối thời [[nhà Tần]], đầu thời [[Hán Sở tranh hùng|Hán Sở]] trong [[lịch sử Trung Quốc]].



Phiên bản lúc 16:41, ngày 15 tháng 11 năm 2012

Điền Thị
Vua chư hầu Trung Hoa
Vua nước Tề
Tại vị208 TCN206 TCN
Tiền nhiệmTề Vương Điền Giả
Kế nhiệmTề Vương Điền Vinh
Thông tin chung
Sinh
Địch
Mất206 TCN
Tức Mặc
Tên đầy đủ
Điền Thị
Tước hiệuTề Vương
Thân phụTề Vương Điền Đam

Điền Thị (? – 206 TCN) là vua chư hầu cuối thời nhà Tần, đầu thời Hán Sở trong lịch sử Trung Quốc.

Thân thế

Điền Thị là người đất Địch, con của Tề vương Điền Đam và là người cùng họ với Tề vương Kiến thời Chiến Quốc.

Nối nghiệp

Tháng bảy âm lịch năm 209 TCN, Trần Thắng khởi nghĩa ở đất Sở chống lại sự cai trị của nhà Tần. Trần Thắng xưng hiệu là Trương Sở vương. Các chư hầu nổi dậy hưởng ứng. Cha Điền Thị là Điền Đam cùng những người trong họ nổi dậy, giết chết huyện lệnh đất Địch của nhà Tần rồi tự lập làm Tề vương[1].

Năm 208 TCN, tướng nhà Tần là Chương Hàm mang quân đánh Ngụy. Ngụy vương Cữu cầu cứu nước Tề. Tề vương Điền Đam đích thân mang quân sang cứu Nguỵ nhưng bị tử trận. Các chú Điền Thị là Điền Vinh và Điền Hoành thu gom tàn quân ở Nguỵ về Tề, nhưng tới Đông A mới biết người nước Tề đã lập em của Tề Vương Điền Kiến thời Chiến Quốc là Điền Giả làm Tề vương. Bị Chương Hàm vây đánh, Điền Vinh phải cầu cứu nước Sở. Tướng Hạng Lương nước Sở dẫn đại quân lên phía bắc để cứu Đông A. Chương Hàm thua chạy.

Điền Vinh từ chối hợp lực với Hạng Lương đánh Tần mà đem quân về đuổi Điền Giả để giành lại quyền cai quản nước Tề. Điền Vinh lập Điền Thị làm Tề Vương.

Bị hoán ngôi

Điền Thị làm Tề vương, Điền Vinh làm tướng quốc, phụ chính nước Tề, nắm quyền điều hành nước Tề trong tay. Do nước Sở không giết Điền Giả đi lưu vong nên Điền Vinh không ra quân cùng đánh Tần với Sở.

Hạng Lương đánh Tần tử trận, cháu Hạng Lương là Hạng Vũ tiếp tục đánh Tần, tiêu diệt nhà Tần, tự xưng làm Sở Bá Vương. Năm 206 TCN, Hạng Vũ phân phong cho các chư hầu, trong đó địa vị ở nước Tề bị xáo trộn, nước Tề bị chia làm 3:

  • Tề vương Điền Thị bị dời đi làm Giao Đông vương, đóng đô ở Tức Mặc
  • Điền Đô vì có công cùng Hạng Vũ đánh Tần nên được phong làm Tề vương
  • Điền An có công lấy lại được mấy thành ở Tế Bắc rồi đầu hàng Hạng Vũ, cho nên được lập làm Tế Bắc vương.
  • Điền Vinh đã mấy lần không nghe theo Hạng vương lại không chịu đem binh theo Sở đánh Tần cho nên không được phong đất.

Điền Vinh nghe tin Hạng Vũ đã đổi Tề vương Điền Thị đi Giao Đông, và lập tướng nước Tề là Điền Đô làm Tề vương, liền nổi giận, không cho ông đi Giao Đông, rồi giữ lấy nước Tề chống Sở và đón đánh Điền Đô. Điền Đô thua trận bỏ chạy sang nước Sở.

Điền Thị vừa bị chú khống chế, vừa bị Hạng Vương ép. Các cận thần của Giao Đông Vương Điền Thị nói với ông rằng:

Hạng vương lớn mạnh và hung tàn, Đại vương nên trở về đất phong của mình, nếu không sẽ có nguy biến[2].

Điền Thị sợ Hạng Vương nên bỏ trốn về nước mình là Giao Đông. Điền Vinh nổi giận vì ông làm theo lệnh Hạng Vũ, bèn mang quân đuổi theo. Đến Tức Mặc thì Điền Vinh đuổi kịp ông. Ông bị Điền Vinh giết chết để tự làm Tề vương.

Điền Thị làm Tề vương được 2 năm. Năm sau (205 TCN), Hạng vương mang quân đánh Tề. Điền Vinh thua chạy và bị giết.

Xem thêm

Tham khảo

  • Sử ký Tư Mã Thiên: Hạng Vũ bản kỷ
  • Chu Mục, Trần Thâm chủ biên (2003), 365 truyện cổ sử chọn lọc Trung Quốc, tập 3, NXB Thanh niên

Chú thích

  1. ^ Chu Mục, Trần Thâm, sách đã dẫn, tr 33
  2. ^ Chu Mục, Trần Thâm, sách đã dẫn, tr 36