Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Công Nà”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
công bàng, chuyển thông tin không trung tư Saigon Execution về
Dòng 40: Dòng 40:
==Liên kết ngoài==
==Liên kết ngoài==
*[http://video.google.com/videoplay?docid=-8889610793472939718&q=Nguy%E1%BB%85n+ng%E1%BB%8Dc+loan&hl=en Xem Video sự kiện này]
*[http://video.google.com/videoplay?docid=-8889610793472939718&q=Nguy%E1%BB%85n+ng%E1%BB%8Dc+loan&hl=en Xem Video sự kiện này]
*[http://www.phim24g.net/Users/Detail.aspx?ID=130 TỪ MỘT TẤM ẢNH]
*[http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=48809&ChannelID=2 Vĩnh biệt Eddie Adams Thứ Ba, 21/09/2004, 05:01 (GMT+7)]
*[http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=48809&ChannelID=2 Vĩnh biệt Eddie Adams Thứ Ba, 21/09/2004, 05:01 (GMT+7)]
*[http://www.harpers.org/archive/1972/04/0021449]
*[http://www.harpers.org/archive/1972/04/0021449]

Phiên bản lúc 00:21, ngày 5 tháng 12 năm 2007

Nguyễn Ngọc Loan (tướng cảnh sát miền Nam) bắn chết người bị bắt ngay trên đường phố trong Sự kiện Tết Mậu Thân

Lê Công Nà được cho là người trong bức ảnh bị bắt và bị bắn chết trong Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 gần Cầu Thị Nghè hoặc khu vực Chợ Lớn bởi Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan.

Sự kiện

Vào Tết Mậu Thân, lúc chiến sự đang diễn ra ác liệt trên toàn thành phố Sài Gòn thì cảnh sát Việt Nam Cộng hòa lùng sục bắt được một người mà họ tình nghi là đặc công cộng sản ở gần khu vực cầu Thị Nghè hoặc khu vực Chợ Lớn, nơi mà trước đó theo họ có một gia đình đại úy cảnh sát, nhưng cũng có thể là gia đình Trung tá Nguyễn Tuấn, bị giết. Họ đem nộp người này cho Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan. Tướng Loan cầm khăn lau mặt, vẫy tay kêu các tùy tùng tránh ra, đi đến bên người bị bắt đang mặc áo quần thường phục và bị trói và bắn thẳng vào đầu làm người bị bắt chết ngay tại chỗ.

Đã có nhiều giả thuyết với các nguồn tin khác nhau về việc ai là người bị bắn, sự kiện xảy ra vào ngày nào, tại địa điểm nào, ...

Xem chi tiết các giả thiết về người bị bắn, thời gian và địa điểm, lý do bị bắt và bắn tại bài Saigon Execution

Giả thuyết Lê Công Nà

  • Giả thuyết về Nguyễn Văn Lém:
Xem thêm bài Nguyễn Văn Lém
  • Giả thuyết về Lê Công Nà:

Giả thuyết về Lê Công Nà được đưa ra từ năm 1998, theo bộ phim trên[1] thì chưa thể khẳng định chính xác người bị bắn tên gì:"Chuyện xảy ra vào năm Mậu Thân - 1968, một chiến sĩ Cách mạng bị đem ra xử tử ngay trên đường phố Sài Gòn. Lúc đầu, người ta cho rằng người chiến sĩ bị ấy là đồng chí Bảy Lốp nhưng sau này, có nguồn tin cho rằng người chiến sĩ ấy không phải là Bảy Lốp mà là Bảy Nà."[1].

Lê Công Nà tức Bảy Nà đi theo cách mạng lúc 21 tuổi. Ông là chính trị viên quận đội kiêm phó chỉ huy quận 5 (quận 5 lúc đó tương ứng với địa bàn quận 5, 10 và 11 hiện nay). Sau khi hội họp, nhân dân, cán bộ ban chỉ huy quân sự quận 5, quận ủy quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất lên tiếng xác nhận Lê Công Nà là người trong bức ảnh. Lê Công Nà bị bắt lúc ở lại ngăn chặn đối phương cho đồng đội rút lui, ông bị giết lúc hơn 16 giờ, ngày mồng 4 tháng 2 năm 1968 (mồng 4 Tết) trên đường Minh Mạng cũ, nay là đường Ngô Gia Tự. Theo cán bộ quận 5, Lê Công Nà đã ở 2 năm tại Vườn Lài để xây dựng cơ sở.

Giả thuyết về Lê Công Nà được hỗ trợ bởi các thông tin sau:

  • Các xác nhận từ đồng đội:
    • Bà Phạm Thị Sứ, tức Năm Bắc, nguyên bí thư quận ủy quận 5, xác nhận rằng sáng mồng 2 Tết, tại điểm nóng Vườn Lài, nơi tiểu đoàn 6 đóng quân hôm mồng Hai Tết, bà đã thấy Lê Công Nà còn mặc áo carô, hai bên có cười chào hỏi nhưng không kịp nói chuyện. Bà xác nhận người trong ảnh chính là Bảy Nà[1].
    • Bà Trương Thị Tý, 85 tuổi (vào năm 1998) nguyên là cơ sở thành ủy thành phố Sài Gòn, là cơ sở nuôi dưỡng Bảy Nà (Nè) hoạt động nội thành, nhận ra người trong bức ảnh chính là Bảy Nà. Bà còn khẳng định trường hợp Trần Quốc Thảo cách 50 năm bà còn nhận ra, trường hợp Bảy Nà chỉ mới hai mươi mấy năm nên theo bà không khó để nhận dạng[1].
    • Ông Nguyễn Văn Tứ, Chánh thanh tra thành phố, nguyên thường vụ viên quận ủy quận 5, khẳng định "Bảy Nà bị bắt ở chùa Ấn Quang và đem đến bắn tại đây, ai cũng biết vì Bảy Nà là chỉ huy quân sự quận 5 chứ không phải chỉ là chiến sỹ nên nhiều người biết và tin lan xa"[1].
    • Bà Vũ Xuân Lý, nguyên phó bí thư quận ủy quận 5, xác nhận người trong bức ảnh là Bảy Nà, ngoài ra Bảy Nà có đặc điểm là tóc rẽ ngôi tay mặt, rất phù hợp với người trong bức ảnh[1].
    • Bà Ông Bích Liên, cán bộ quận 5, bạn chiến đấu cũ của Bảy Nà, khẳng định lúc bà xem báo của miền Nam thời bấy giờ vào năm 1968 đã nhận ra Bảy Nà và lúc đó các đồng đội của bà khi xem hình trên báo đã khóc cho Bảy Nà bị tướng Loan bắn chết[1].
    • Ông Trương Văn Do khẳng định người trong ảnh là Bảy Nè[1].
  • Xác nhận từ người thân: ông Lê Công Tứ, anh ruột của Lê Công Nà, đã xác nhận người trong ảnh chính là em của mình Lê Công Nà (Nè) ngoài ra ông khẳng định hai anh em rất giống nhau mà ông thì lại giống người trong bức ảnh[1].

Chú thích

  1. ^ a b c d e f g h i Phim tài liệu Từ một tấm ảnh, hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung Ương thực hiện. Cần có tài khoản để xem phim.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài