Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Văn Linh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
ASM~viwiki (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
'''Lê Văn Linh''' (黎文零,<ref>[[s:Trang:Viet Nam Su Luoc 1.djvu/237|Việt Nam sử lược/Quyển I/Phần III/Chương XIV]]</ref> 1376-1448) là công thần khai quốc nhà [[Lê sơ]] trong [[lịch sử Việt Nam]], người huyện Lôi Dương (nay là [[huyện Thọ Xuân]]), [[Thanh Hoá]], [[Việt Nam]].
'''Lê Văn Linh''' (黎文靈 hay 黎文零,<ref>[[s:Trang:Viet Nam Su Luoc 1.djvu/237|Việt Nam sử lược/Quyển I/Phần III/Chương XIV]]</ref> 1376-1448) là công thần khai quốc nhà [[Lê sơ]] trong [[lịch sử Việt Nam]], người huyện Lôi Dương (nay là [[huyện Thọ Xuân]]), [[Thanh Hoá]], [[Việt Nam]].


== Văn thần Lam Sơn==
== Văn thần Lam Sơn==

Phiên bản lúc 08:43, ngày 4 tháng 12 năm 2012

Lê Văn Linh (黎文靈 hay 黎文零,[1] 1376-1448) là công thần khai quốc nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, người huyện Lôi Dương (nay là huyện Thọ Xuân), Thanh Hoá, Việt Nam.

Văn thần Lam Sơn

Lê Văn Linh sinh ra cuối thời nhà Trần. Ông nổi tiếng về văn học từ nhỏ[2].

Đầu thế kỷ 15, quân Minh sang xâm chiếm Đại Ngu. Lê Văn Linh đi theo Lê Lợi, tập hợp lực lượng chống quân Minh tại Lam Sơn.

Năm 1416, ông theo Lê Lợi cùng 17 người khác dự Hội thề Lũng Nhai, cùng nhau nguyện chung sức đánh quân Minh.

Năm 1418, Lê Lợi phát động khởi binh chống nhà Minh tại Lam Sơn, Lê Văn Linh theo giúp bên cạnh. Trong nhiều năm chiến đấu, ông cùng Nguyễn Trãi đóng vai trò bày mưu trong màn trướng giúp Lê Lợi giành chiến thắng ngoài mặt trận.

Năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi. Lê Lợi lên làm vua. Lê Văn Linh được phong làm Khanh thượng hầu.

Thời Hậu Lê

Thời Lê Thái Tổ, Lê Văn Linh được phong làm Nhập nội Thiếu phó rồi đổi sang làm Hữu bật.

Năm 1435 thời Lê Thái Tông, tù trưởng châu Ngọc Ma là Cầm Quý nổi dậy chống lại triều đình. Lê Văn Linh nhận lệnh cùng Lê Bôi mang quân đi đánh, dẹp được Cầm Quý.

Năm 1437, Tư đồ Lê Sát chuyên quyền, bị vua Lê Thái Tông xử án phải bãi chức. Lê Văn Linh và Lê Ngân cùng tâu xin giảm tội cho Lê Sát nhưng Thái Tông không nghe. Lê Sát hận Lê Ngân được Thái Tông cho thay chức, ngầm nuôi võ sĩ định giết Ngân. Việc bị lộ, Thái Tông kết án xử tử Lê Sát, rồi ra chiếu kết tội Lê Sát và những người cùng cánh[3]:

"Tội của Lê Sát đáng phải chết, không thể dung thứ được… Còn bọn Lê Văn Linh, Lê Lĩnh, Lê Thụ, Lê Ê, Lê Hiêu đều nên theo luật trị tội, nếu gặp ân xá cũng không được tha…"

Lê Văn Linh bị liên lụy vì vụ án Lê Sát, bị giáng xuống làm Tả bộc xạ. Ít lâu sau, ông lại được thăng làm Tri từ tụng sự.

Sang thời Lê Nhân Tông, ông được thăng làm Thái phó.

Năm 1448, Lê Văn Linh qua đời, thọ 73 tuổi. Vì tin thờ đạo Phật, trước khi mất ông dặn lại con mời các bậc cao tăng tụng kinh ba tuần chay, bảy tuần giới, đừng làm đám linh đình[3].

Tại Hà Nội hiện nay có phố mang tên ông, nối giữa phố Lý Nam Đế và phố Phùng Hưng. Tên của ông cũng được đặt cho một trường trung học phổ thông tại huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.

Nhận định

Sách Đại Việt sử ký toàn thư nhận xét về ông[3]:

"Văn Linh là công thần khai quốc, là vị nguyên lão của ba triều, tính thâm trầm, có trí lược, rất am hiểu các mặt chính sự, lúc bàn bạc ở triều đình, có nhiều điều rất sáng suốt. Khi Lê Sát bị giết, ông nói thẳng không a dua, đành chịu khiển trách, được công luận cho là phải. Song ham mê tiền của, cho người làm quan để nhận hối lộ riêng."

Xem thêm

Tham khảo

Chú thích