Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận Thành viên:Vương Ngân Hà/Lưu 2008”

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n Ký hộ
Dòng 82: Dòng 82:


* Theo tôi không nên đổi tên bài này, cũng không nên đổi hướng luôn vì nếu quản trị công ty phải xem mục từ Management hay Corporate Management bên WP tiếng Anh. Cơ chế quản trị là để bên trong công ty quản trị nhau và quan hệ với các đối tác khách hàng. Còn cái cơ chế này được sinh ra nhằm để các chủ sở hữu công ty kiểm soát được công ty thôi. Tính chất quan hệ khác nhau đấy. Đề nghị cứ tạm để tên là Cơ chế quản trị công ty cho đến khi có ai có thể dịch hay hơn và đúng hơn. Thanks!
* Theo tôi không nên đổi tên bài này, cũng không nên đổi hướng luôn vì nếu quản trị công ty phải xem mục từ Management hay Corporate Management bên WP tiếng Anh. Cơ chế quản trị là để bên trong công ty quản trị nhau và quan hệ với các đối tác khách hàng. Còn cái cơ chế này được sinh ra nhằm để các chủ sở hữu công ty kiểm soát được công ty thôi. Tính chất quan hệ khác nhau đấy. Đề nghị cứ tạm để tên là Cơ chế quản trị công ty cho đến khi có ai có thể dịch hay hơn và đúng hơn. Thanks!
Ngocnb 02:21, ngày 8 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Ngocnb 02:21, ngày 8 tháng 1 năm 2008 (UTC) {{vô danh|Ngocnb}}

Phiên bản lúc 12:14, ngày 9 tháng 1 năm 2008

Longevity vs Life expectancy

Cảm ơn VNH. Tôi đã đính chính thêm về những khái niệm này. Cao xuân Kiên 21:19, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Re:tin nhắn

Vâng ạ, cũng mỗi người một việc. Hôm trước 1/1 và rạng sáng 1/1 nhìn chung nhiều người vất vả cả đêm, nhất là DHN. Khương Việt Hà (thảo luận) 04:28, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Lịch sử bài

Úi, anh Hường làm sao mà lịch sử bài Việt Nam mất hết rồi? Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 15:58, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Định chế và Chế định

Xin chào anh năm mới. Rất cảm ơn vì anh cho thêm một thông tin. Tôi tìm tra từ điển Việt-Nga thì thấy chế định tương ứng với установить và утвердить, nghĩa là ra quyết định hoặc xác nhận, không liên quan đến nghĩa instituttion đang bàn đến lắm. Chưa biết giải quyết thế nào. Không lẽ phải dùng đến biểu quyết? Nguyễn Thế Hệ (thảo luận) 22:07, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Theo như anh trình bày thì từ "chế định" cũng nặng cân không kém những từ kia. Tôi thấy trong lĩnh vực tài chính người ta hay dùng từ "định chế" để chỉ những quy định đóng vai trò điều hòa hoạt động của các chủ thể, và như thế cũng rất gần nghĩa với institution. Theo anh thì chúng ta nên giải quyết việc này như thế nào? Tôi cho rằng cần phải thống nhất tên gọi, không thì sẽ dẫn đến "loạn" từ. Ngay trong bài viết thuyết định chế, nay là thuyết thể chế, và có thể cũng trở thành thuyết chế định, có chỗ thì thể chế, chỗ thì định chế, hoàn toàn không chấp nhận được. Nếu từ đầu mà không có sự thống nhất tôi e rằng sau này còn khó hơn nữa. Làm cách nào để nhiều người tham gia bàn luận thêm và giải quyết dứt điểm vấn đề này. Thân. Nguyễn Thế Hệ (thảo luận) 22:24, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mời anh xem WP:XT#H3, ở Wikipedia không chấp nhận hình ảnh chỉ được sử dụng cho mục đích giáo dục và phi thương mại, do đó email của anh có lẽ không còn tác dụng minh chứng cho điều gì. Mặt khác, hình ảnh về một loại cây theo tôi vẫn tồn tại khả năng có nội dung tự do, vì vậy mà việc sử dụng hợp lý theo tôi là không chính đáng theo WP:KTD#1. Tôi đã đánh dấu hình là "mô tả hợp lý vô lý" và sẽ bị xóa 24g sau khi thông báo nếu không có ý kiến phản hồi. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 05:02, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Một hình ảnh đã đưa lên Wikipedia thì được dùng thoải mái, cả cho mục đích thương mại nên ghi điều kiện sử dụng cho các ảnh này là không hợp lý. An Apple of Newton thảo luận 05:24, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Minh chứng bằng email

Thưa anh, tôi thấy việc minh chứng xin phép bản quyền thông qua việc trao đổi bằng email là hình thức không được hợp lý cho lắm bởi:

  1. Người đưa ra nội dung email xin phép và cho phép có thể là tự viết ra.
  2. Việc chứng minh bằng một file gốc của email (bằng các phần mềm nào đó như OE, Outlook chẳng hạn) chưa có chỗ để chứa trên Wikipedia. Một mặt khác việc giả một địa chỉ email là bình thường (tôi biết địa chỉ email của anh thì tôi có thể giả danh anh được thông qua các máy chủ cho phép gửi SMTP (hiện nay rất nhiều).

Nên anh cũng như các người quản lý khác nên suy tính về việc này. Nếu không có thể có rất nhiều hình được gắn gấy phép hoá bằng cách này.Truong Manh An (thảo luận) 06:41, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đúng vậy ! Thực ra vấn đề kiểm soát bản quyền là rất khó. Một người có thể tự nhận là tác giả của bức ảnh nhưng không thể nào chứng minh một cách rõ ràng rằng người đó là tác giả. Một thành viên chịu trách nhiệm của hình truyền lên cũng không thể chắc chắn rằng thành viên đó đã khai đúng về họ (cũng như một sự hài hước nhỏ tại trang thành viên của tôi: Tôi khai là Trương Mạnh An nhưng chưa có dẫn chứng nào trên Internet (hoặc ngay cả trong các cấp quản lý hành chính của chính quyền, pháp luật) nào nói rằng có liên quan giữa một người thực ở ngoài đời là Trương Mạnh An và thành viên được gọi là Truong Manh An ở đây - Nếu tôi format ổ cứng chiếc máy tôi thường dùng kết hợp dùng Internet tại công cộng thì xoá sạch mọi chứng cứ minh chứng mối liên hệ đó !). Nhưng những hình có thể tìm thấy tại các trang web khác lại là vấn đề dễ dàng so sánh về bản quyền. Truong Manh An (thảo luận) 07:06, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Re:Sử dụng thương mại

Trước hết, tôi xin nói đến tôn chỉ cao nhất ở Wikipedia đó là: "bất cứ ai cũng được dùng, và dùng với bất kỳ mục đích nào".

  • Nội dung ở Wikipedia chia làm 2 loại "tự do và không tự do".
  • Đúng như anh nói, luật Mỹ cho phép sử dụng hợp lý và (theo như những gì tôi đã đọc trên Wiki thì) tiêu chuẩn sử dụng hợp lý của Wiki tại Wikipedia:Tiêu chuẩn cho nội dung không tự do còn chặt chẽ hơn luật Mỹ, và người ta tin rằng với tiêu chuẩn đó, bất kỳ hình ảnh nào có đầy đủ lý do để cho là hợp lý tại Wiki thì cũng được cho là hợp lý tại nước Mỹ.

Như vậy, có thể kết luận rằng, nếu chỉ đứng trên luật Mỹ, và cho rằng tất cả các hình ảnh đều ghi đúng giấy phép của Wikipedia một cách chân thật, thì Wikipedia thực sự tự do, người dùng lại có thể thoải mái sử dụng, đem bán, sửa chữa mà không cần phải xin phép bất kỳ ai, miễn là mang thêm giấy phép GFDL và các giấy phép bổ sung, rồi người sau đó, sau đó,... cũng vậy.

Bây giờ đặt ngược về tấm hình của anh, rõ ràng tác giả đã yêu cầu không được phép sử dụng thương mại, như vậy nếu thành viên nào đó muốn dùng lại, đem bán lấy tiền, họ phải xin phép tác giả, như vậy là không tự do. Cho nên trừ khi nó rơi vào "sử dụng hợp lý", tức là không thể thay thế, phân giải nhỏ... theo đúng quy định, thì họ sẽ có quyền đem bán mà không cần phải xin phép tác giả, vì luật pháp bảo vệ họ. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 11:04, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

  • Về nội dung không tư do: Một cách dùng nội dung không tự do thế nào gọi là "sử dụng hợp lý"? Đó là khi cách thức chúng ta sử dụng tại bài viết đó, trong tình huống đó là phù hợp với các tiêu chuẩn tự do, và nó chặt chẽ hơn luật "sử dụng tự do" của Luật pháp Hoa Kỳ. Như vậy khi anh dùng lại nó, với cùng mục đích như trên, tại đúng hoàn cảnh như trên, rõ ràng anh chẳng cần phải xin phép ai, luật pháp Hoa Kỳ cho phép chuyện đó. Và Wikipedia cũng khuyến cáo cẩn thận cách dùng này tại Wikipedia:Dùng lại nội dung của Wikipedia#Tài liệu sử dụng hợp lý và các yêu cầu đặc biệt. Bản thân các giấy phép không tự do ở Wikipedia đâu đã đủ để được dùng tại Wikipedia, cần phải có "Mô tả sử dụng hợp lý" và bất kỳ người nào cũng có quyền bác bỏ nếu lý do của anh không chính đáng, trái tiêu chuẩn.
  • Bản thân tôi không bao giờ tin Wikipedia dựa vào cái danh "tổ chức phi lợi nhuận" của mình để bảo vệ cho việc dùng hình ảnh không tự do, mà Wikipedia đang thực sự làm theo luật, ngoài việc giữ gìn quyền lợi cho tác giả gốc (luật pháp đã quy định điều này, khỏi bàn cãi), thì cái đặc biệt nhất của Wikipedia là nó khuyến khích và thuận tiện hóa cho người dùng lại (phân biệt, tự do sửa đổi là học thuyết của wiki, còn tự do sử dụng là học thuyết của Wikipedia).
  • Còn về chữ tự do, tôi chỉ đang nói đến định nghĩa tự do theo nghĩa "không có hạn chế rõ ràng nào về pháp luật liên quan đến quyền tự do sử dụng, tái phân phối, và tạo ra phiên bản có điều chỉnh và tác phẩm dẫn xuất từ nội dung đó." (Nội dung tự do), nếu anh chỉ được cho tôi thấy các giấy phép GFDL, Cc-by các phiên bản, Cc-by-sa các phiên bản, hoặc các tiêu bản khác trong Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh#Giấy phép tự do hạn chế các quyền trên, tôi sẽ tin nó là không tự do.
Nói tóm lại, hiện nay tôi không thấy có vấn đề gì đối với các tiêu bản không tự do hoặc quy định về cách sử dụng không tự do ở Wikipedia là "vi phạm trắng trợn luật pháp Hoa Kỳ" cả. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 12:53, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi cảm thấy có một vấn đề quan trọng nằm ở đây, đó là dường như anh cho rằng theo luật bản quyền Hoa Kỳ hình "sử dụng hợp lý" không được dùng với mục đích thương mại. Có đúng không vậy ạ? Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 15:31, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thế thì mời anh đọc en:Fair use#Common misunderstandings, kéo xuống dòng cuối cùng có dòng If you're selling for profit, it's not fair use. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 15:43, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhờ vả

Có một câu trong Wikipedia:"Bỏ qua mọi quy tắc" nghĩa là gì? liên quan nhiều đến luật, tôi dịch không nổi. Nhờ anh dịch giúp:

WikiLawyering doesn't work. Loopholes and technicalities do not exist on the Wiki. Wikipedia is not a bureaucracy; not moot court, nor nomic, nor Mao.

Chắc giờ bà xã nhà anh đã hết phàn nàn. Nhà tôi hiền hơn một ít nên chưa phản đối gì khi tôi thức mấy đêm. Cũng may là Dụng sớm quay lại, và khi tôi hết được nghỉ dông dài ở nhà thì chúng ta cũng không còn phải gác chặt nữa. :)

(Đáng ra tôi trả lời anh ngay nhưng lại thôi, vì không muốn kẻ phá hoại theo dõi thấy chúng ta bị ảnh hưởng nhiều thì sẽ thêm phần hứng thú) Tmct (thảo luận) 22:08, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn anh.
Về từ "technicality", từ điển Colins của tôi có một giải nghĩa như sau:
A technicality is a point, especially a legal one, that is based on a strict interpretation of the law or of a set of rules
Không biết thuật ngữ ngành luật tương ứng cho khái niệm này là gì? Tmct (thảo luận) 11:08, ngày 6 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bản quyền

Tôi muốn hỏi các sản phẩm từ thời Việt Nam Cộng hòa đến giờ còn có bản quyền không? Nếu có thì các tác giả (hiện quốc tịch Mỹ, Pháp...) còn những quyền gì? Bài hát thì còn tác giả, nhưng các công ty phim, băng nhạc đã tan rã thì bản quyền thuộc về ai? Cảm ơn anh!--Vuon hong (thảo luận) 05:16, ngày 6 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đề cử Tây Ban Nha

Mời bạn đóng góp ý kiến về việc chọn Tây Ban Nha là một bài viết chọn lọc. Rất mong nhận được ý kiến của bạn ! Tower (thảo luận) 06:48, ngày 6 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

CG

Hoàn toàn đồng ý với anh. Cơ chế quản trị công ty và Quan hệ doanh nghiệp - cổ đông thì nên bỏ cái thứ 2. Từ này khó dịch quá. Anh cho ý kiến xem thế nào?

Có lẽ dịch là Cơ chế quản trị công ty vẫn là ổn hơn.

Cảm ơn nhiều!

Đổi tên bài

Bài cơ chế quản trị công ty (Corporate Governance), tiếng Việt gọi là quản trị công ty hoặc quản trị doanh nghiệp là đủ, không cần từ "cơ chế". Tôi đã tạo trang đổi hướng đến quản trị doanh nghiệp rồi nhưng hình như quản lý mới đổi tên bài viết được, vậy phiền anh đổi thành "quản trị công ty" giúp cho. Xin cảm ơn. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 18:26, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

  • Theo tôi không nên đổi tên bài này, cũng không nên đổi hướng luôn vì nếu quản trị công ty phải xem mục từ Management hay Corporate Management bên WP tiếng Anh. Cơ chế quản trị là để bên trong công ty quản trị nhau và quan hệ với các đối tác khách hàng. Còn cái cơ chế này được sinh ra nhằm để các chủ sở hữu công ty kiểm soát được công ty thôi. Tính chất quan hệ khác nhau đấy. Đề nghị cứ tạm để tên là Cơ chế quản trị công ty cho đến khi có ai có thể dịch hay hơn và đúng hơn. Thanks!

Ngocnb 02:21, ngày 8 tháng 1 năm 2008 (UTC) thảo luận quên ký tên này là của Ngocnb (thảo luận • đóng góp).