Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Brunei”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: clean up, replaced: {{Reflist}} → {{Tham khảo}} using AWB
Robbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.3) (Bot: Đổi pa:ਬਰੁਨੇਈ thành pa:ਬਰੂਨਾਈ
Dòng 281: Dòng 281:
[[or:ବୃନେଇ]]
[[or:ବୃନେଇ]]
[[uz:Bruney]]
[[uz:Bruney]]
[[pa:ਬਰੁਨੇਈ]]
[[pa:ਬਰੂਨਾਈ]]
[[pnb:برونائی]]
[[pnb:برونائی]]
[[ps:برونای]]
[[ps:برونای]]

Phiên bản lúc 03:42, ngày 3 tháng 1 năm 2013

Thông tin khác
HDI?0,901
rất cao

Negara Brunei Darussalam (phiên âm Tiếng Việt: Bru-nây Đa-rút-xa-lam[1]), thường được gọi là Vương quốc Hồi giáo Brunei hay đơn giản là Brunei, là một nước nằm trên đảo Borneo, ở Đông Nam Á. Ngoài đường bờ biển ở Biển Đông, nước này hoàn toàn bị Đông Malaysia bao bọc. Nước Brunei giàu dầu lửakhí gas là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh.

Brunei lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 29 tháng 2 năm 1992.

Lịch sử

Vương quốc Brunei là một nước rất mạnh trong khoảng thế kỷ 14 tới thế kỷ 16. Lãnh thổ của nó bao gồm vùng phía nam Philippines, SarawakSabah. Ảnh hưởng từ châu Âu dần chấm dứt thời gian hiện diện với tư cách một quyền lực trong vùng này. Sau đó, Brunei có một cuộc chiến ngắn với Tây Ban Nha và họ đã giành chiến thắng. Tuy nhiên, tới thế kỷ 19 Brunei đã mất phần lớn đất đai của mình vào tay White Rajahs ở Sarawak.

Có một cuộc nổi loạn nhỏ chống lại chế độ quân chủ trong thập niên 1960, nhưng đã bị Anh ngăn chặn. Sự kiện này được gọi là Cuộc nổi dậy Brunei và một phần nó đã làm ý tưởng thành lập Liên bang bắc Borneo đổ vỡ. Cuộc nổi dậy cũng gây ảnh hưởng tới quyết định của Brunei không tham gia vào Liên bang Malaysia. Brunei là một bảo hộ của Anh từ 1888 đến 1984.

Chính phủ và Chính trị

Hassanal Bolkiah, Sultan của Brunei.

Vua Hassanal Bolkiah của Brunei là người đứng đầu nhà nước và chính phủ Brunei. Nhà vua được cố vấn bởi nhiều hội đồng và một văn phòng chính phủ mặc dù ông chính là người cầm quyền tối cao. Truyền thông đại chúng hoàn toàn ủng hộ chính phủ và gia đình Hoàng gia giữ được địa vị tôn kính trong nước. Không hề có thể chế luật pháp theo bầu cử. Tháng 9 năm 2004, nhà vua triệu tập một Nghị viện chỉ định và nghị viện nay không hề nhóm họp từ khi Brunei giành lại độc lập năm 1984.

Theo lý thuyết, nước này đã bị đặt dưới tình trạng thiết quân luật từ khi xảy ra cuộc bạo động Brunei trong thập niên 1960, cuộc nổi loạn này đã bị quân đội Anh từ Singapore dập tắt. Một tiểu đoàn lính Royal Gurkha Rifles thuộc Quân đội Anh vẫn đang đồn trú ở Brunei theo thỏa thuận với sultan để bảo vệ những giếng dầu ở phía tây đất nước. Các đơn vị khác thuộc Quân đội Anh cũng hiện diện để hỗ trợ và huấn luyện cho Quân đội Brunei.

Tự do báo chí

Brunei bị Freedom House cho là "Không tự do" về báo chí; việc chỉ trích chính phủ và hoàng gia hiếm khi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.[2]

Tranh chấp lãnh thổ

Brunei tuyên bố chủ quyền tại Sarawak, như Limbang, và đây cũng là một trong những quốc gia tuyên bố chủ quyền với Quần đảo Trường Sa đang ở tình trạng tranh chấp. Nhiều hòn đảo nằm giữa Brunei và Labuan, gồm đảo Kuraman, đang bị tranh chấp giữa Brunei và Malaysia. Tuy nhiên, các đảo này được quốc tế công nhận như một phần của Malaysia.

Các Quận (districts)

Administrative division

Brunei được chia thành bốn quận, có một số tài liệu được gọi là vùng, nhưng thực sự nó được hiểu với nghĩa là quận vì trong các tài liệu gốc bằng tiếng Anh được dịch từ tiếng Malay thì được viết là districts, với nghĩa hiểu cơ bản là quận hay huyện (được gọi là daerah) bao gồm:

Bốn quận của Brunei được chia nhỏ ra thành 38 mukims.

Địa lý

Brunei gồm hai phần rời nhau; 97% dân số sống ở vùng phía tây lớn hơn, chỉ khoảng 10.000 người sống ở vùng núi phía đông, vùng Temburong. Các thành phố lớn gồm thủ đô Bandar Seri Begawan (khoảng 46.000 dân), thành phố cảng Muara và những vùng sản xuất dầu lửa SeriaKuala Belait.

Khí hậu ở Brunei là khí hậu nhiệt đới-cận xích đạo, với nhiệt độ cao, độ ẩm lớn và mưa nhiều.

Kinh tế

Đất nước nhỏ và có nền kinh tế giàu có này có một sự pha trộn giữa truyền thống làng xã, những tiêu chuẩn an sinh xã hội, những quy định của chính phủ và một kiểu quan hệ kinh doanh vừa mang tính bản địa vừa mang tính ngoại lai. Sản xuất dầu thô và khí tự nhiên chiếm gần một nửa Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Brunei có những khoản thu lớn từ đầu tư nước ngoài và từ sản xuất trong nước. Chính phủ cung cấp mọi dịch vụ y tế bao cấp thực phẩm và nhà ở. Các nhà lãnh đạo Brunei e ngại rằng sự gia tăng hội nhập bền vững trong nền kinh tế thế giới sẽ gây ảnh hưởng tới sự bền vững xã hội trong nước dù nước này đang có một vị thế nổi bật khi nắm giữ chức chủ tịch của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC 2000. Các kế hoạch của nhà nước nhằm cải thiện nguồn nhân lực, giảm bớt thất nghiệp, tăng sức mạnh cho hệ thống ngân hàng và lĩnh vực du lịch, và nói chung là mở rộng thêm cơ sở nền tảng kinh tế.

Vận tải

Brunei có đường giao thông cả bằng đường bộ và đường biển. Con đường cao tốc chính chạy ngay Brunei là Cao tốc Pan Borneo, một dự án liên doanh với Malaysia. Bên cạnh đường Cao tốc Pan Borneo, Brunei cũng có đường không với Sân bay Quốc tế Brunei. Royal Brunei là công ty hàng không chính tại Brunei.

Brunei có nhiều cảng biển, chủ yếu dùng để xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ, cũng như cho các mục đích xuất, nhập khẩu khác.

Nhân khẩu

Khoảng hai phần ba người dân Brunei là người gốc Malay. Nhóm thiểu số lớn nhất là người Trung Quốc, chiếm khoảng 15%. Các nhóm dân tộc đó cũng là những nhóm ngôn ngữ lớn nhất: tiếng Malay, là ngôn ngữ chính thức, và tiếng Trung Quốc. Tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi và họ cũng có một cộng đồng nước ngoài khá lớn.

Hồi giáotôn giáo chính thức của Brunei, Sultan là người đứng đầu về tôn giáo của đất nước. Các tôn giáo khác gồm Phật giáo (đa số tín đồ là người Trung Quốc), Ki-tô giáo và những cộng đồng rất nhỏ hiện vẫn theo những tôn giáo bản địa.

Văn hóa

Văn hóa Brunei tương tự với văn hóa Malay, bị ảnh hưởng nhiều từ đạo HinduHồi giáo.

Cấm rượu

Việc bán và tiêu thụ rượu bị cấm. Khách nước ngoài và những người không phải tín đồ Hồi giáo được phép mang vào mười hai lon bia và hai lít rượu (ví dụ như rượu và rượu mạnh, không quan tâm tới nồng độ). Hạn chế này được áp dụng cho mọi lần nhập cảnh, tuy nhiên vào năm 2007 luật này đã được thay đổi còn 1 giới hạn cho mỗi 48 giờ. Sau khi đưa vào áp dụng một lệnh cấm đầu năm 1990, tất cả các quán bar và hộp đêm đều phải đóng cửa, tuy nhiên nhiều kiểu nhà hàng bị cho là vẫn phục vụ rượu lậu trong các tách trà.

Các chủ đề khác

Đa số các thông tin trong những bài trên đều lấy từ CIA World Factbook 20002003 Hoa Kỳ. Department of State website.

Đọc thêm

  • L. W. W. Gudgeon (1913). British North Borneo. London, Adam and Charles Black.

Media

  • [[::Media:Brunei.ogg|Video of Brunei and Bandar Seri Begawan]] ([[::Image:Brunei.ogg|thông tin]])
    • Short video showing highlights of Brunei, including Kampung Ayer, from here.
  • Trục trặc khi xem? Xem hướng dẫn.

Chú thích

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt