Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đài Bắc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Tham khảo: clean up, replaced: <references/> → {{Tham khảo}}
n r2.7.3) (Bot: Sửa pa:ਤਾਈਪੇ
Dòng 366: Dòng 366:
[[nov:Taipei]]
[[nov:Taipei]]
[[oc:Taipei]]
[[oc:Taipei]]
[[pa:ਤਾਈਪਈ]]
[[pa:ਤਾਈਪੇ]]
[[pnb:ٹاۓپی]]
[[pnb:ٹاۓپی]]
[[pap:Taipei]]
[[pap:Taipei]]

Phiên bản lúc 14:00, ngày 8 tháng 1 năm 2013

Đài Bắc
臺北
—  Trực hạt thị  —
Đài Bắc thị · 臺北市
Theo chiều đồng hồ từ trên cùng: đường chân trời Đài Bắc, The Grand Hotel, Nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, chùa Long Sơn, Phủ Tổng thống THDQ, Tây Môn Đinh
Theo chiều đồng hồ từ trên cùng: đường chân trời Đài Bắc, The Grand Hotel, Nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, chùa Long Sơn, Phủ Tổng thống THDQ, Tây Môn Đinh
Hiệu kỳ của Đài Bắc
Hiệu kỳ
Ấn chương chính thức của Đài Bắc
Ấn chương
Tên hiệu: Thành phố hoa đỗ quyên
Vị trí của Đài Bắc
Hình vệ tinh của Đài Bắc
Hình vệ tinh của Đài Bắc
Đài Bắc trên bản đồ Thế giới
Đài Bắc
Đài Bắc
Tọa độ: 25°2′B 121°38′Đ / 25,033°B 121,633°Đ / 25.033; 121.633
Lãnh thổTrung Hoa Dân Quốc
VùngBắc Đài Loan
Thị sởTín Nghĩa
Chính quyền
 • KiểuChính quyền thành phố Đài Bắc
 • Thị trưởngHác Long Bân (QDĐ)
Diện tích
 • Trực hạt thị271,7997 km2 (1,049,425 mi2)
 • Mặt nước2,7 km2 (10 mi2)  1.0%
Dân số (tháng 12, 2010)
 • Trực hạt thị2.618.772
 • Mật độ0,96/km2 (2,5/mi2)
 • Vùng đô thị6.900.273
 Số dân thứ 1 trên 25
Múi giờCST (UTC+8)
Mã bưu chính100 – 116
Mã điện thoại(0)2
Mã ISO 3166TW-TPE sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaHouston, Lomé, Manila, Seoul, Cotonou, Thành phố Quezon, San Francisco, Santo Domingo, Guam, Tegucigalpa, Cleveland, Jeddah, Indianapolis, Marshall, Phoenix, Los Angeles, Atlanta, Thành phố Oklahoma, Johannesburg, Gold Coast, Pretoria, San José, Lilongwe, Versailles, Asunción, Thành phố Panama, Managua, San Salvador, Warszawa, Ulan-Ude, Boston, Dallas, Dakar, Banjul, Bissau, Mbabane, Ulaanbaatar, La Paz, Thành phố Guatemala, Monrovia, Vilnius, Majuro, Riga, Ouagadougou, Daegu, San Nicolás de los Garza, Praha, City of Perth, Lima, Belmopan, Castries, Quito, Kyiv sửa dữ liệu
Số quận12
ChimÁc là Đài Loan (Urocissa caerulea)
HoaHoa đỗ quyên (Rhododendron nudiflorum)
CâyCây đa (Ficus microcarpa)
Trang webtaipei.gov.tw (tiếng Anh)
Vùng đô thị bao gồm TP. Đài Bắc, TP. Tân Bắc và TP. Cơ Long.
Đài Bắc thị
Phồn thể臺北 hoặc 台北
Giản thể台北
Nghĩa đenThành phố miền Bắc Đài Loan

Đài Bắc (tiếng Trung: 臺北市; bính âm: Táiběi Shì, Hán Việt:Đài Bắc thị; đọc theo IPA: tʰǎipèi trong tiếng Phổ thông) là thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc (THDQ, thường gọi là "Đài Loan") và là thành phố trung tâm của một vùng đô thị lớn nhất tại Đài Loan. Đài Bắc nằm ở đầu phía bắc của đảo chính và nằm bên sông Đạm Thủy, cách thành phố cảng Thái Bình Dương Cơ Long 25 km về phía đông bắc. Một thành phố ven biển khác, mà nay trở thành một quận của Tân BắcĐạm Thủy, nơi này cách Đài Bắc 20 km về phía tây bắc và nằm ở cửa con sông cùng tên thuộc eo biển Đài Loan. Đài Bắc nằm trên hai thung lũng tương đối hẹp tạo bởi sông Cơ Long (基隆河) và sông Tân Điếm (新店溪), hai sông hợp lưu tạo thành sông Đạm Thủy và chảy dọc theo ranh giới phía tây của thành phố.[1] Dân số Đài Bắc ước tính là 2.618.772 người.[2] Đài Bắc, Tân Bắc, và Cơ Long tạo thành vùng đô thị Đài Bắc với dân số lên tới 6.900.273 người.[3] Tuy nhiên, ba đơn vị này được quản lý bởi ba chính quyền địa phương khác nhau. "Đài Bắc" thỉnh thoảng được dùng để đề cập tới toàn bộ vùng đô thị, còn "thành phố Đài Bắc" sẽ chỉ dùng để đề cập tới thành phố. Thành phố Đài Bắc được Tân Bắc bao quanh tất cả các phía.

Đài Bắc là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Đài Loan. Đại học Quốc lập Đài Loan nằm tại Đài Bắc, cũng như Bảo tàng Cố cung Quốc lập, vốn là nơi có một trong những bộ sưu tập cổ vật và thư họa Trung Hoa lớn nhất trên thế giới. Đài Bắc được coi là một thành phố toàn cầu,[4] và là một phần của một vùng kỹ nghệ chính. Tàu hỏa, tàu cao tốc, quốc lộ, sân bay và các tuyến xe khách kết nối Đài Bắc với tất cả các nơi khác trên toàn Đài Loan. Nhu cầu hàng không của thành phố được đáp ứng bới hai sân bay - Sân bay Tùng SơnSân bay Đào Viên.

Đài Bắc được thành lập vào đầu thế kỷ 18 và trở thành một trung tâm quan trọng cho giao thương với hải ngoại vào thế kỷ 19. Nhà Thanh tại Trung Quốc đã quyết định để cho Đài Bắc trở thành tỉnh lị Đài Loan vào năm 1886.[5] Khi Nhật Bản giành được Đài Loan vào năm 1895 sau Chiến tranh Thanh-Nhật, họ vẫn để Đài Bắc làm thủ phủ của cả hòn đảo, và cũng thúc đẩy một kế hoạch đô thị hóa trên phạm vi rộng tại Đài Bắc. Trung Hoa Dân Quốc nắm quyền kiểm soát đảo Đài Loan vào năm 1945 sau khi Nhật Bản đầu hàng. Sau khi mất Trung Quốc đại lục vào tay Đảng Cộng sản Trung Quốc trong nội chiến, những người đứng đầu Quốc Dân đảng đã di dời Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tới Đài Loan và tuyên bố Đài Bắc là thủ đô lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc vào tháng 12 năm 1949.

La tinh hóa

Ngoài tiếng Trung và các ngôn ngữ thuộc ảnh hưởng của Văn hóa Trung Quốc thì tên gọi Đài Bắc được viết trong các ngôn ngữ là "Taipei" theo phương pháp la tinh hóa của Wade-Giles T'ai-pei.[6] Theo hệ thống Bính âm Hán ngữ chính thức, được sử dụng để la tinh hóa tất cả các biển báo giao thông tại Đài Bắc, và hệ thống Bính âm thông dụng chính thức trước đây,[7][8] tên của thành phố được latinh hóa thành Táiběi. Tuy nhiên, xét theo tính quen thuộc của cách viết "Taipei" đã có từ trước nên chính quyền Đài Loan đã giữ lại tên gọi này như là một trường hợp ngoại lệ.

Địa lý

Thành phố Đài Bắc nằm trên một khu vực được gọi là Bồn địa Đài Bắcbắc Đài Loan.[9] Thành phố giáp với sông Tân Điếm ở phía nam và sông Đạm Thủy ở phía tây. Địa hình nói chung thấp tại các khu vực trung tâm ở phía tây và dốc dần lên các vùng phía nam, đông và đặc biệt là phía bắc,[1] đỉnh cao nhất có cao độ 1.120 mét (3.675 ft) tại Thất Tinh Sơn (七星山), ngọn núi lửa đã tắt cao nhất tại Đài Loan nằm ở Công viên Quốc gia Dương Minh Sơn. Quận miền bắc Sỹ LâmBắc Đầu mở rộng về phía bắc của sông Cơ Long và có ranh giới là Công viên Quốc gia. Thành phố Đài Bắc có diện tích đứng thứ 16 trong số 25 huyện và thành phố tại Đài Loan.

Hai đỉnh, Thất Tinh Sơn và Núi Đại Đồn, nổi lên ở phía đông bắc của thành phố.[10] Thất Tinh Sơn nằm trên Nhóm núi lửa Đại Đồn vốn là đỉnh núi cao nhất của bồn địa Đài Bắc, đỉnh chính trong nhóm có cao độ 1.120 mét (3.670 ft). Đỉnh chính của núi Đại Đồn cao 1.092 mét (3.583 ft). Chúng nguyên là các núi lửa và tạo thành phần phía tây của Công viên Quốc gia Dương Minh Sơn, trải dài từ núi Đại Đồn ở phía bắc tới núi Thái Công Khanh (菜公坑山). Nằm trên một nơi giống như cái võng của hai ngọn núi, khu vực cũng bao gồm vũng lầy Đại Đồn.

Lịch sử

Ban đầu

Khu vực mà nay là bồn địa Đài Bắc trước thế kỷ 18 từng là nơi cư trú của các bộ tộc người Ketagalan.[11] Người Hán chủ yếu đến từ Phúc Kiến bắt đầu định cư tại bồn địa Đài Bắc vào năm 1709.[12][13] Vào cuối thế kỷ 19, khu vực Đài Bắc là nơi định cư chủ yếu của người Hán ở miền bắc Đài Loan và trở thành một thương cảng giao thương với hải ngoại. Đạm Thủy, nơi mà nay cách Đài Bắc khoảng 20 km về phía tây bắc đã được hưởng lợi nhiều từ việc bùng nổ thương mại quốc tế, đặc biệt là xuất khẩu chè. Năm 1875, phần phía bắc của Đài Loan được tách ra khỏi phủ Đài Loan (tiếng Trung: 臺灣府) và hợp nhất thành phủ Đài Bắc mới của chính quyền nhà Thanh.[14] Được thành lập bên cạnh các thị trấn hưng thịnh là Bangka, Đại Long Động, và Twatutia, phủ lị mới được gọi là Thành Nội (tiếng Trung: 城內), và tri phủ được xây dựng nên. Từ năm 1875 (dưới triều nhà Thanh) cho đến khi người Nhật kiểm soát vào năm 1895, Đài Bắc là một phần của huyện Đạm Thủy của phủ Đài Bắc và là phủ lị. Năm 1886, khi Đài Loan được tuyên bố là một tỉnh, thành Đài Bắc trở thành tỉnh lị. Đài Bắc duy trì vị thế là tỉnh lị tạm thời trước khi được chính thức hóa vào năm 1894. Tất cả dấu tích còn lại từ thành phố từ thời nhà Thanh là Bắc Môn. Tây Môn và tòa thành đã bị người Nhật phá hủy trong khi Nam Môn, Tiểu Nam Môn và Đông Môn đã bị thay đổi rất nhiều trong thời kỳ Quốc Dân đảng và mất đi nhiều đặc điểm gốc.

Nhật Bản cai trị

Sau khi thất bại trong chiến tranh Thanh-Nhật, Trung Quốc đã nhượng Đài Loan cho Đế quốc Nhật Bản vào năm 1895[13] như một phần của Hiệp ước Shimonoseki. Sau khi Nhật Bản nắm quyền kiểm soát, Đài Bắc được gọi là Taihoku (Đài Bắc châu) trong tiếng Nhật, và thành phố vẫn duy trì là thủ phủ và nổi bật như một trung tâm chính trị của Chính quyền Thực dân Nhật Bản.[14] Trong thời kỳ này, thành phố được xây dựng với các đặc điểm của một trung tâm hành chính, bao gồm nhiều tòa nhà công và các nhà cửa theo phong cách Nhật Bản. Nhiều kiến trúc của Đài Bắc ngày nay được xây dựng từ thời Đài Loan dưới sự cai trị của Nhật Bản, như phủ Tổng thống vốn là Văn phòng Tổng đốc Đài Loan.

Trong thời kỳ Nhật Bản cai trị, Taihoku được hợp nhất vào năm 1920 như là một phần của huyện Taihoku (台北縣, Đài Bắc huyện). Bao gồm Bangka, Đại Long Đông, và Thành Nội cùng một số khu định cư khác. Làng phía đông Matsuyama (松山區) được sáp nhập vào thành phố Taihoku năm 1938. Cùng với thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh Thái Bình Dương và sau đó là đầu hàng vào tháng 8 năm 1945, Quốc Dân đảng đã thu hồi chủ quyền Đài Loan. Sau đó, một văn phòng lâm thời của Thống đốc tỉnh Đài Loan đã được lập tại Đài Bắc.[15]

Thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc

Ngày 7 tháng 12 năm 1949, chính quyền Quốc Dân Đảng dưới sự chỉ đạo của Tưởng Giới Thạch, đã tuyên bố Đài Bắc là thủ đô lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc sau khi chính thể này phải rời bỏ Trung Quốc đại lục trong Nội chiến Trung Quốc, và thủ đô chính thức vẫn được tuyên bố là Nam Kinh.[16][17]

Đài Bắc được mở rộng trên thực tế trong các thập kỷ sau năm 1949, và được Hành chính viện chính thức thông qua vào ngày 30 tháng 12 năm 1966, Đài Bắc được tuyên bố là một thành phố trực thuộc trung ương đặc biệt từ ngày 1 tháng 7 năm 1967 và có vị trí hành chính ngang với tỉnh.[13] Trong các năm sau, thành phố Đài Bắc tiếp tục mở rộng với việc sáp nhập Sỹ Lâm, Bắc Đầu, Nội Hồ, Nam Cảng, Cảnh Mỹ, và Mộc Sách. Vào lúc này, tổng diện tích thành phố đã tăng lên gấp bốn lần và dân số tăng lên 1,56 triệu người.[13]

Dân số thành phố đạt tới một triệu vào đầu thập kỷ 1960, và tăng nhanh chóng sau năm 1967, vượt qua mốc 2 triệu vào giữa thập kỷ 1970. Mặc dù vậy dân số tại thành phố đần dần tăng chậm lại sau đó[15] — dân số thành phố tương đối ổn định từ giữa thập kỷ 1990 và Đài Bắc vẫn duy trì là một trong những vùng đô thị đông dân nhất thế giới, và dân số tiếp tục tăng tại các khu vực xung quanh thành phố, đặc biệt là dọc theo hành lang giữa Đài Bắc và Cơ Long. Năm 1990, 16 quận của thành phố Đài Bắc được tổ chức lại thành 12 quận như ngày nay.[18]

Taipei 101, công trình nổi bật của Đài Bắc

Kinh tế

Là thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc, Đài Bắc là trung tâm trong sự phát triển kinh tế nhanh chóng của quốc đảo và đã trở thành một trong các thành phố toàn cầu về chế tạo các mặt hàng công nghệ cao cũng như các bộ phận thành phần của chũng.[19] Là một phần của điều được gọi là kì tích Đài Loan, thành phố đã có mức tăng trưởng đáng kể theo sau đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thập niên 1960. Đài Loan nay là một nền kinh tế chủ nợ, giữ vị thế là một trong các nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới với trên 352 tỉ đô la Mỹ vào tháng 2 năm 2010.[20]

Bất chấp Khủng hoảng tài chính châu Á 1997, nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng khoảng 5% mỗi năm, người lao động hầu như đều có đủ việc làm và lạm phát thấp. Tính đến năm 2007, GDP danh nghĩa của phần lõi thành phố Đài Bắc là khoảng gần 160 tỉ đô la Mỹ, trong khi vùng đô thị Đài Bắc có GDP (danh nghĩa) là khoảng 260 tỉ đô la Mỹ, như vậy sẽ đứng thứ 13 về GDP trong số các thành phố trên thế giới. GDP trên người của Đài Bắc là 48.400 đô la Mỹ, và đứng thứ hai châu Á sau Tokyo, với 65.453 đô la Mỹ.[21] Nếu tính cả ngoại ô, các thành phố lân cận, và các hương trấn, GDP trên đầu người sẽ là 25.000 đô la Mỹ.[21]

Đài Bắc và các vùng lân cận từ lâu đã là vùng công nghiệp quan trọng nhất của Đài Loan, bao gồm các ngành công nghiệp thuộc khu vực haikhu vực ba.[22] Hầu hết các nhà máy quan trọng về sản xuất dệt may của đất nước đều nằm tại đây; các ngành công nghiệp khác bao gồm chế tạo các sản phẩm và linh kiện điện tử, máy móc và thiết bị điện, vật liệu in, thiết bị chính xác, các loại thực phẩm và đồ uống, như các công ty Shihlin Electric, CipherLabInsyde Software. Đóng tàu, bao gồm du thuyền, được thực hiện tại cảng Cơ Long ở phía đông bắc thành phố.

Dịch vụ, bao gồm những lĩnh vực liên quan đến thương mại, giao thông, và ngân hàng, đã ngày cảng trở nên quan trọng. Du lịch tuy còn là một thành phần nhỏ song đã đóng góp đáng kể vào nền kinh tế địa phương[23][24] với tổng số du khách quốc tế đạt gần 3 triệu lượt trong năm 2008.[25] Đài Bắc có các điểm du lịch tham quan hàng đầu và đóng góp một phần đáng kể vào ngành du lịch doanh thu 6,8 tỷ đô la Mỹ của ngành du lịch tại Đài Loan.[26] Các thương hiệu quốc gia như ASUS,[27] Chunghwa Telecom,[28] Mandarin Airlines,[29] Tatung,[30]Uni Air,[31][32] D-Link [33] đặt trụ sở chính tại Đài Bắc.

Nhân khẩu

Thành phố Đài Bắc là nơi sinh sống của 2,6 triệu người, trong khi Vùng đô thị Đài Bắc có dân số khoảng 6,8 triệu người.[2] Dân số tại phần lõi của thành phố đã suy giảm tỏng những năm gần đây trong khi dân số tại Tân Bắc bao quanh lại tăng lên.[2][34][35] Do địa hình cũng như có sự phát triển khác nhau giữa các khu vực, dân cư Đài Bắc phân bố không đều. Các quận Đại An, Tùng Sơn, và Đại Đồng có mật độ dân cư cao nhất.[34]

Năm 2008, tỉ suất sinh thô là 7,88% trong khi tỷ lệ tử vong đứng ở mức 5,94%. Dân số suy giảm và lão hóa nhanh chóng là vấn đề quan trọng của thành phố.[34] Cuối năm 2009, một trong mười cư dân của Đài Bắc trên 65 tuổi.[36] Các cư dân được hưởng một nền giáo dục đại học hoặc cao hơn chiếm 43,48%, và tỷ lệ biết chữ đạt 99,18%.[34]

Giống như phần còn lại của Đài Loan, Đài Bắc có bốn nhóm dân cư chính: người Phúc Kiến, người Đại lục, người Khách Gia, và dân nguyên trú (thổ dân).[34] Mặc dù người Phúc Kiến và người Đại lục chiếm phần lớn cư dân của thành phố, trong các thập niên gần đây đã có nhiều người Khách Gia chuyển cư đến Đài Bắc. Số dân nguyên trú tại thành phố là 12.862 người (<0,5%), tập trung chủ yếu ở các quận ngoại thành. Có 52.426 người nước ngoài (chủ yếu đến từ Indonesia, Việt Nam, và Philippines) tại Đài Bắc vào cuối năm 2008.[34]

Các đơn vị hành chính

Thành phố Đài Bắc được chia thành 12 khu (Đài Loan) (區).[37] Mỗi khu lại được chia tiếp thành các lý (里), và rồi lại được chia tiếp thành các lân (鄰).

Bản đồ Khu Dân số
(T2. 2012)
Diện tích
(km²)

bưu chính
Tên Hán tự Bính âm Wade–Giles Bạch thoại tự
Bắc Đầu 北投區 Běitóu Pei-t'ou Pak-tâu 252.484 56,8216 112
Đại An 大安區 Dà'ān Ta-an Tāi-an 313.710 11,3614 106
Đại Đồng 大同區 Dàtóng Ta-t'ung Tāi-tông 127.092 5,6815 103
Nam Cảng 南港區 Nángǎng Nan-kang Lâm-káng 116.516 21,8424 115
Nội Hồ 內湖區 Nèihú Nei-hu Lāi-ô͘ 276.217 31,5787 114
Sỹ Lâm 士林區 Shìlín Shih-lin Sū-lîm 287.248 62,3682 111
Tùng Sơn 松山區 Sōngshān Sung-shan Siông-san 210.347 9,2878 105
Vạn Hoa 萬華區 Wànhuá Wan-hua Báng-kah 190.963 8,8522 108
Văn Sơn 文山區 Wénshān Wen-shan Bûn-san 266.934 31,5090 116
Tín Nghĩa 信義區 Xìnyì Hsin-yi Sìn-gī 226.770 11,2077 110
Trung Sơn 中山區 Zhōngshān Chung-shan Tiong-san 224.258 13,6821 104
Trung Chính 中正區 Zhōngzhèng Chung-cheng Tiong-chèng 161.409 7,6071 100

Các thành phố kết nghĩa và các quan hệ khu vực

Hình ảnh

Tham khảo

  1. ^ a b “Taipei City Government: Home - I. Geographic Overview”. Taipei City Government. 23 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2009.[liên kết hỏng]
  2. ^ a b c “鄉鎮市區人口及按都會區統計”. Taiwan Ministry of Interior. tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2010.
  3. ^ “Methods and Term Definitions”. Directorate General of Budget, Accounting and Statistics. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2009.
  4. ^ “The World According to GaWC 2008”. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2010.
  5. ^ “Taipei (Taiwan) :: History - Britannica Online Encyclopedia”. Britannica.com. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2010.
  6. ^ Skinner, G. William (1973). Modern Chinese society:an analytical bibliography. Stanford University Press. tr. 55. ISBN 0804707537. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2009.
  7. ^ “Hanyu Pinyin to be standard system in 2009”. Taipei Times. 18 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2008.
  8. ^ “Gov't to improve English-friendly environment”. The China Post. 18 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2008.
  9. ^ “About Taipei - Taipei Profile”. Department of Information and Tourism, Taipei City Government. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2009.
  10. ^ “Geography/Population”. Taipei City Government. 29 tháng 3 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2009.
  11. ^ “History”. Taipei City Government. 29 tháng 3 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2009.
  12. ^ Kelly, Robert (2007). Taiwan. Lonely Planet Publications. tr. 46. ISBN 1741045487. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2009.
  13. ^ a b c d “History of Taipei”. Taipei City Government. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2009.[liên kết hỏng]
  14. ^ a b Marsh, Robert (1996). The Great Transformation. M. E. Sharpe. tr. 84. ISBN 1563247887. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2009.
  15. ^ a b Marsh, Robert (1996). The Great Transformation. M. E. Sharpe. tr. 85. ISBN 1563247887. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2009.
  16. ^ Ng, Franklin (1998). The Taiwanese Americans. Greenwood Publishing Group. tr. 10. ISBN 0313297622. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2009.
  17. ^ “Taiwan Timeline - Retreat to Taiwan”. BBC News. 2000. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2009. Although Taipei has never been officially declared the official capital, it has now become common to refer to it as such. In 2004, elementary textbook references stating "Nanjing is the capital of the Republic of China" were replaced with "Taipei is the location of the central government of the Republic of China."
  18. ^ Republic of China Yearbook. Kwang Hwa Publishing Co. 2002. tr. 120. ISBN 9579227357.
  19. ^ Kwok, R. Yin-Wang (2005). Globalizing Taipei: the political economy of spatial development. Routledge. tr. 163. ISBN 0-415-35451-X. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2010.
  20. ^ “National Statistics, Republic of China – Latest Indicators”. Directorate General of Budget, Accounting and Statistics. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2010.
  21. ^ a b “Taipei City Has Second-highest Per Capita GDP in Asia: TIER”. China Economic News Service. 19 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2009.
  22. ^ “Taipei City Today”. Taipei City Government. 17 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2009.[liên kết hỏng]
  23. ^ “歷年觀光外匯收入統計”. Nha Du lịch, Bộ Giao thông và Truyền thông. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2010.
  24. ^ “97年臺閩地區主要觀光遊憩區遊客人次月別統計”. Nha Du lịch, Bộ Giao thông và Truyền thông. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2010.
  25. ^ “Euromonitor International's Top City Destination Ranking”. 20 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2010.
  26. ^ “Taiwan's tourism revenue on the rise: survey”. Focus Taiwan News Channel. 14 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2010.
  27. ^ “ASUS set to storm eBook reader market”. 25 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2010.
  28. ^ "Chunghwa Telecom 2008 Form 20-F filed with the U.S. SEC." Chunghwa Telecom. Truy cập 2 tháng 6, 2010.
  29. ^ "Contact Us." Mandarin Airlines. Retrieved on March 15, 2010. "台北總公司: 105台北市民生東路三段134號13樓."
  30. ^ “Company Profile”. Tatung Company. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2010.
  31. ^ "Directory: World Airlines." Flight International. March 30–5 April 2004. 88.
  32. ^ "關於立榮航空." Uni Air. 3 tháng 1, 2008. Truy cập 15 tháng 3, 2010.
  33. ^ “Global Operations – Global Headquarters”. D-Link Corporation. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2010.
  34. ^ a b c d e f “Demographical Overview”. Taipei City Government. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2010.
  35. ^ “Premier agrees to suspend sales of state-owned prime city land”. Central News Agency. 2 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2010.
  36. ^ “Taiwan's elderly population reaches one in 10: interior ministry”. Central News Agency. 23 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2010.
  37. ^ “Administrative Districts”. Taipei City Government. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2010.

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Wikitravel

Tiền nhiệm
Nam Kinh
Thủ đô Trung Hoa Dân quốc
1949-nay
Kế nhiệm
thủ đô hiện tại

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt