Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngữ hệ Ấn-Âu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
GhalyBot (thảo luận | đóng góp)
MerlIwBot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 197: Dòng 197:
[[pl:Języki indoeuropejskie]]
[[pl:Języki indoeuropejskie]]
[[pt:Línguas indo-europeias]]
[[pt:Línguas indo-europeias]]
[[ksh:Indojermanesche Sprooche]]
[[ro:Limbile indo-europene]]
[[ro:Limbile indo-europene]]
[[rmy:Indo-Europikane chhiba]]
[[rmy:Indo-Europikane chhiba]]

Phiên bản lúc 16:25, ngày 26 tháng 1 năm 2013

Ngữ hệ Ấn Âu
Khu vựcToàn bộ thế giới
Phân loại
  • Ngữ hệ Ấn Âu
Phân nhánh
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2639-5ine

Hệ ngôn ngữ Ấn-Âu hay ngữ hệ Ấn-Âu là một tổng hợp bao gồm khoảng hơn 400 ngôn ngữ mà các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ tin rằng có chung một nguồn gốc. Những người dùng các thứ tiếng của hệ thống này sống từ Ấn Độ cho đến Tây Âu, từ Địa Trung Hải cho đến Bắc Âu và bao gồm khoảng 3 tỉ người. Ngày nay, các tiếng chính còn được dùng (bởi ít nhất 100 triệu người hay hơn) trong nhóm này là: tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp, tiếng Hindi, tiếng Urdu, tiếng Bengaltiếng Farsi. Các ngôn ngữ cổ như tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp cổtiếng Phạn cũng thuộc vào đây.

Hệ Ấn-Âu bao gồm các nhóm ngôn ngữ chính sau đây:

  1. Nhóm Ấn-Iran: có dấu tích từ 2000 năm trước Công nguyên. Đây là nhóm lớn nhất trong hệ Ấn-Âu, điển hình là các tiếng Phạn, Hindi, UrduFarsi.
  2. Nhóm gốc Hy Lạp: có dấu tích từ thế kỷ 14 TCN. Điển hình là tiếng Hy Lạp và tiếng Hy Lạp cổ.
  3. Nhóm gốc Ý: có dấu tích từ 1000 năm trước Công nguyên. Đây là nhóm lớn thứ ba trong hệ Ấn-Âu, điển hình là các tiếng Latinh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và Ý.
  4. Nhóm gốc Celt: có dấu tích từ thế kỷ thứ 6 TCN. Điển hình là tiếng Gaeilge (còn gọi là tiếng Gaelic tại Ireland) và tiếng Gaelic tại Scotland.
  5. Nhóm gốc Đức: có dấu tích từ thế kỷ thứ 2. Đây là nhóm lớn thứ nhì trong hệ Ấn-Âu, điển hình là các tiếng Anh, Đức và Hà Lan.
  6. Nhóm gốc Armeni: có dấu tích từ thế kỷ thứ 5.
  7. Nhóm gốc Slav: có dấu tích từ thế kỷ thứ 9. Điển hình là tiếng Nga và tiếng Ba Lan.
  8. Nhóm gốc Balt: có dấu tích từ thế kỷ thứ 14. Nhiều nhà ngôn ngữ đã nhập nhóm này với nhóm trên thành nhóm Balt-Slav.
  9. Nhóm tiếng Albani: có dấu tích từ thế kỷ thứ 16.

(Cũng có nhiều người đã sáp nhập Nhóm gốc Slav và Nhóm gốc Balt thành Nhóm Balt-Slav.)

Và các ngôn ngữ đã mai một sau đây:

  1. Nhóm Tiểu Á: có dấu tích từ thế kỷ thứ 18 trước công nguyên.
  2. Nhóm Tochari: có dấu tích từ thế kỷ thứ 6.
  3. Tiếng ThraciaTiếng Dacia: đã có vài nhà ngôn ngữ học xếp chung vào một nhóm.
  4. Tiếng IllyriaTiếng Messapia
  5. Tiếng Phrygia

Sơ đồ của Hệ ngôn ngữ Ấn-Âu

Hệ ngôn ngữ Ấn-Âu