Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Che khuất thiên thể”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: {{See also → {{xem thêm using AWB
KamikazeBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.3) (Bot: Thêm sk:Zákryt
Dòng 64: Dòng 64:
[[sq:Okultacioni]]
[[sq:Okultacioni]]
[[simple:Occultation]]
[[simple:Occultation]]
[[sk:Zákryt]]
[[sl:Okultacija]]
[[sl:Okultacija]]
[[sh:Okultacija]]
[[sh:Okultacija]]

Phiên bản lúc 22:55, ngày 26 tháng 1 năm 2013

Trái Đất đang che khuất Mặt Trời
Mặt Trăng đang che lấp sao Thổ

Trong thiên văn học, che khuất là hiện tượng vật thể có kích thước góc lớn hơn che mắt người đang quan sát một vật thể có kích thước góc nhỏ hơn. Cả nhật thựcnguyệt thực đều là dạng cá biệt của che khuất thiên văn.

Ví dụ

Ảnh chụp Sao Thổ che khuất Mặt Trời, chụp từ vệ tinh Casini ngày 15 tháng 9 năm 2006.

Mộc Tinh, hiện tượng che khuất một vệ tinh tự nhiên (mặt trăng) của Mộc Tinh trên quỹ đạo bắt đầu xảy ra khi mặt trăng chui ra sau lưng đĩa Mộc Tinh và kết thúc, khi nó đi ra khỏi đĩa Mộc Tinh.

  • Tương tự như thế, sự che khuất sao hay xảy ra bởi Mặt Trăng, hành tinh hay các tiểu hành tinh che mắt người quan sát sao.
  • Sự che khuất nguồn vô tuyến xảy ra khi nguồn vô tuyến bị Mặt Trăng hay Mặt Trời che khuất.
Che khuất của hệ sao đôi

Ứng dụng

Nhiều trường hợp che khuất thiên văn học có ý nghĩa rất quan trọng cho việc nghiên cứu một số các thiên thể.

  • Nhờ quan sát che khuất sao bởi tiểu hành tinh, có thể xác định kích thước tiểu hành tinh.
  • Qua che khuất nguồn vô tuyến bởi Mặt Trăng có thể xác định kích thước góc của nguồn vô tuyến, sự che khuất nguồn vô tuyến bởi Mặt Trời giúp cho xác định tính chất nguồn vô tuyến và cả tính chất khí quyển Mặt Trời.

Sự kiện O. Romer dùng sự che khuất mặt trăng Mộc Tinh do đĩa Một Tinh để đo vận tốc ánh sáng là một ứng dụng lịch sử.

Khi hiện tượng che khuất xảy ra trong đó khí quyển các hành tinh che khuất các sao ở xa, bằng việc phân tích sự thay đổi trong quang phổ trước và sau khi che khuất có thể suy ra thành phần và tính chất của các lớp khí quyển.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài