Đồng(II) bromide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đồng(II) bromide
Mẫu đồng(II) bromide
Tên khácCupric bromide
Đồng đibromide
Cuprum(II) bromide
Cuprum đibromide
Nhận dạng
Số CAS7789-45-9
PubChem24611
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider8395631
Thuộc tính
Công thức phân tửCuBr2
Khối lượng mol223,354 g/mol (khan)
295,41512 g/mol (4 nước)
Bề ngoàitinh thể xám đen dễ tan chảy (khan)
tinh thể lục đậm (4 nước)[1]
Khối lượng riêng4,71 g/cm³ (khan)
2,81 g/cm³ (4 nước)[1]
Điểm nóng chảy 498 °C (771 K; 928 °F)
Điểm sôi 900 °C (1.170 K; 1.650 °F)
Độ hòa tan trong nước55,7 g/100 mL (20 ℃), xem thêm bảng độ tan
Độ hòa tantạo phức với amonia, hydrazin, urê, semicacbazit
Độ hòa tan trong alcohol, axetontan
Độ hòa tan trong benzen, ete, etyl ete, acid sunfurickhông tan
MagSus+685,5·10-6 cm³/mol
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểα = 90°, β = 105,44°, γ = 90°
Hằng số mạnga = 0,4116 nm, b = 0,733 nm, c = 1,2013 nm
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhcó hại
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Đồng(II) bromide là một hợp chất vô cơ có thành phần gồm hai nguyên tố là đồngbrom, với công thức hóa học được quy định là CuBr2. Hợp chất màu xám này cũng được sử dụng trong các ứng dụng da liễu.

Tổng hợp[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng(II) bromide có thể thu được bằng cách tạo phản ứng giữa đồng(II) oxide với acid bromhydric, được miêu tả bằng phương trình sau:[2]

CuO + 2HBr → CuBr2 + H2O

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Các tinh thể màu lục đậm của đồng(II) bromide tetrahydrat có các hằng số a = 0,4116 nm, b = 0,733 nm, c = 1,2013 nm, α = 90°, β = 105,44°, γ = 90°.[1]

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Laze đồng(II) bromide tạo ra ánh sáng màu vàng và xanh nhạt và đã được nghiên cứu để có thể điều trị những tổn thương da.[3] Các thí nghiệm cũng cho thấy điều trị bằng đồng(II) bromide có lợi cho việc làm trẻ hóa da.[4] Nó đã được sử dụng rộng rãi trong nhiếp ảnh vì hợp chất này có tác dụng to lớn với ứng dụng là bước tẩy trắng để tăng cường collodiongelatin.[5] Đồng(II) bromide cũng đã được đề xuất như là một vật liệu có thể có trong thẻ chỉ thị độ ẩm.[6]

An toàn[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng(II) bromide có hại nếu chẳng may nuốt phải. Nó ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, não, mắt, gan và thận. Nó gây kích ứng da, mắt và đường hô hấp.

Hợp chất khác[sửa | sửa mã nguồn]

Khi ở điều kiện thích hợp, CuBr2 sẽ tạo ra các hợp chất với NH3. Dạng điamin, CuBr2·2NH3 có màu lục nhạt, có cấu trúc đơn nghiêng giống CoCl2·2H2O, các hằng số a = 0,818 nm, b = 0,815 nm, c = 0,405 nm, α = 90°, β = 85,2°, γ = 90°, D = 3,18 g/cm³.[1] Các muối phức sau cũng được biết đến:

  • 3CuBr2·10NH3 (xám graphit);[7]
  • CuBr2·4NH3 (xanh dương đậm);[8]
  • CuBr2·5NH3 (xanh dương);[7]
  • CuBr2·6NH3 (xanh dương).[7]

CuBr2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như CuBr2·2N2H4·2H2O là tinh thể hình vuông màu xanh dương, tan trong nước, acid khoáng nồng độ 2 N, không tan trong benzen, D20 ℃ = 3,0286 g/cm³.[9]

CuBr2 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như CuBr2·2CO(NH2)2 là tinh thể màu xanh lục bẩn (đậm) hay CuBr2·4CO(NH2)2 là tinh thể lục nhạt, tan được trong nước mà không bị phân hủy.[10]

CuBr2 còn tạo một số hợp chất với CON3H5, như CuBr2·CON3H5 là tinh thể màu lục ôliu hay CuBr2·2CON3H5 là tinh thể màu dương.[11]

CuBr2 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như CuBr2·CSN3H5 hay CuBr2·2CSN3H5 đều là tinh thể nâu.[12]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang). Truy cập 11 tháng 12 năm 2020.
  2. ^ Breitinger, D. K.; Herrmann, W. A. biên tập (1999). Synthetic methods of Organometallic and Inorganic Chemistry. New York: Thieme Medical Publishers. ISBN 0-86577-662-8.
  3. ^ McCoy, S.; Hanna, M.; Anderson, P.; McLennan, G.; Repacholi, M. (tháng 6 năm 1996). “An evaluation of the copper-bromide laser for treating telangiectasia”. Dermatol Surg. 22 (6): 551–7. ISSN 1076-0512. PMID 8646471.
  4. ^ Davis P., Town G., Haywards H. A practical comparison of IPLs and the Copper Bromide Laser for photorejuvenation, acne and the treatment of vascular&pigmented lesions.
  5. ^ Diane Heppner The Focal Encychlorpedia of Photography, Inc. Elsevier 20074th edition
  6. ^ George McKedy US Patent Application Publication, Pub.No.: US2010/0252779 A1
  7. ^ a b c Chemical Abstracts, Tập 13 (American Chemical Society., 1919), trang 3097. Truy cập 11 tháng 2 năm 2021.
  8. ^ Pictures from an organic chemistry laboratory (25). Truy cập 13 tháng 5 năm 2021.
  9. ^ Uchenye zapiski: Serii︠a︡ khimicheskikh nauk (S.M. Kirov adyna Azărbai̐jan Dȯvlăt Universiteti; 1970), trang 15. Truy cập 12 tháng 12 năm 2020.
  10. ^ Izvestii︠a︡ vysshikh uchebnykh zavedeniĭ: Khimii︠a︡ i khimicheskai︠a︡ tekhnologii︠a︡, Tập 11,Số phát hành 2 (Ivanovskiĭ khimiko-tekhnologicheskiĭ in-t, 1968), trang 740–741. Truy cập 12 tháng 12 năm 2020.
  11. ^ M.J.Campbell, R.Grzeskowiak – Some copper(II) complexes of semicarbazide. Journal of Inorganic and Nuclear Chemistry, 30 (7), tr. 1865–1871 (tháng 8 năm 1968). doi:10.1016/0022-1902(68)80362-8.
  12. ^ M. J. Campbell, R. Grzeskowiak – Some Copper(II) Complexes of Thiosemicarbazide. Inorg. Phys. Theor., 1967, tr. 396–401. doi:10.1039/J19670000396.