Đức Thịnh (đạo diễn)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đức Thịnh
SinhĐỗ Đức Thịnh
24 tháng 12, 1975 (48 tuổi)
Sài Gòn – Gia Định, Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệp
Năm hoạt động2002 – nay
Tác phẩm nổi bậtDanh sách
Tôn giáoCông giáo
Phối ngẫu
Lê Thị Thanh Thúy (cưới 2008)
Con cái2
Giải thưởngDanh sách
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (2011)

Đỗ Đức Thịnh, thường được biết đến với nghệ danh Đức Thịnh (sinh ngày 24 tháng 12 năm 1975), là một nam diễn viên, doanh nhân kiêm nhà làm phim người Việt Nam. Anh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 2011.[1]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

"Hồi 4 tuổi, có lần tôi nằm trong phòng cấp cứu 24 ngày. [...] Mẹ bảo hồi đó tôi bị phổi, ban khỉ, cháy rạ, suy dinh dưỡng,... yếu đến mức đứng lên không nổi. Khi tôi đã ngồi xuống rồi muốn đứng lên phải bám vào một cái gì đó. Tôi cứ nhớ là lúc ra viện về nhà, tôi muốn đứng lên phải bám cột mới đứng lên được, không là té. Có lẽ cũng một phần vì ba mẹ sinh tôi lúc đã già cả rồi. Tôi là cái trứng còn sót lại."

– Đức Thịnh kể về tuổi thơ

Đỗ Đức Thịnh sinh ngày 24 tháng 12 năm 1975 tại xóm Lò Heo, gần chợ Bà Chiểu, Sài Gòn, đây là nơi sản sinh ra nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác như Thái Hòa, Cao Minh ĐạtThanh Thúy. Anh là con út trong một gia đình gồm 12 anh chị em có cha mẹ đều là người gốc Bắc, cha làm thợ mộc còn mẹ buôn bán rau ngoài chợ. Ai trong nhà cũng có máu nghệ thuật nhưng không thành viên nào theo đuổi con đường này ngoài Thịnh, mặc dù anh tự nhận là người ít máu nhất. Theo Đức Thịnh, hồi nhỏ anh rất hay bị bệnh, năm 4 tuổi, có lần anh nằm trong phòng cấp cứu 24 ngày. Anh bị bệnh phổi, ban khỉ, thủy đậusuy dinh dưỡng, yếu đến nỗi khi đứng lên phải bám vào cột, nếu không là té. Ngoài ra, anh còn là một tín hữu Công giáo tại Việt Nam.[cần dẫn nguồn]

Theo mong muốn của gia đình thì vào năm 18 tuổi, anh theo học ngành Kế toán tại Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại. Tuy nhiên, vì cảm thấy không phù hợp với ngành học hiện tại nên anh đã thi vào ngành sân khấu và điện ảnh với bạn thân Cao Minh Đạt.[2] Đạt muốn ghi danh vào khoa diễn viên Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh nhưng sợ đi một mình nên rủ Thịnh ghi danh chung, sẵn nhờ bạn đóng một vai trong tiểu phẩm của mình. Kết thúc phần thi của Đạt, ban tuyển sinh cho cả hai cùng đậu mà không cần xem tiếp vở diễn của Thịnh.[3] Ở trường này, hai người là sinh viên cùng khóa với nhiều nghệ sĩ như Việt Hương, Tiết CươngThúy Nga.[2] Thịnh tốt nghiệp diễn viên vào năm 1998[3] và tốt nghiệp đạo diễn vào năm 2004[4] hoặc 2005.[3]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2002,[2] anh bắt đầu sự nghiệp diễn xuất ở sân khấu kịch Phú Nhuận trực thuộc sân khấu kịch Hồng Vân sở hữu bởi NSND Hồng Vân. Ở đây anh cũng có làm việc với hai người bạn thơ ấu Thái HòaCao Minh Đạt. Năm 2002[4] hoặc 2004,[5] Đức Thịnh dựng vở kịch đầu tay mang tên Sâm đắng sâm ngọt (một số nguồn ghi là Sâm đắng - sâm ngọt hay Sâm đắng, sâm ngọt), kể về một cậu sinh viên trượt đại học phải đi bán sâm.[2] Vở kịch thứ hai được giao cho anh vào năm 2004 có tựa đề Người đàn ông của trời, lấy cảm hứng từ nhân vật Hằng trong truyện ngắn Làn môi đồng trinh của tác giả Võ Thị Hảo.[6][7]

Danh sách phim[sửa | sửa mã nguồn]

Phim điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tựa đề Ghi chú Nguồn
2015 Ma dai Đồng đạo diễn với Thanh Thúy [8]
Già gân, mỹ nhân và găng tơ [9]
2016 Taxi, em tên gì? Đồng đạo diễn với Đinh Tuấn Vũ; kiêm biên kịch [10]
Sứ mệnh trái tim [11][12]
2018 Siêu sao siêu ngố Kiêm biên kịch [13]
2019 Trạng Quỳnh [14]
Anh thầy ngôi sao [15][16]
2020 Người cần quên phải nhớ [17]

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tựa đề Vai diễn Ghi chú Nguồn
2015 Ma dai Thố [18]
Già gân, mỹ nhân và găng tơ Ngô [19]
2016 Taxi, em tên gì? Ông lái xe công nông
Sứ mệnh trái tim Yhu
2018 Siêu sao siêu ngố Tony Dũng
2019 Anh thầy ngôi sao Ông Bừng [15]
Siêu quậy có bầu Đức [20]
2020 Tiệc trăng máu Mạnh

Phim truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tựa đề Ghi chú Nguồn
2012 Làn môi trong mưa Kiêm biên kịch [21]
2013 Bão mùa hè [22]
2014 Yêu đến tận cùng Kiêm diễn viên [23][24]

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Phim Vai diễn ghi chú
2006 Nghề báo Phúc trần
2008 Cô gái xấu xí Phê
2009 Dù gió có thổi Hoài khắc
2011 Hương vị ô mai Ông Hùng
2012 Hiếm muộn Thịnh
2014 Yêu đến tận cùng Phát

Kịch[sửa | sửa mã nguồn]

Dựng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tựa đề Nguồn
2002 Sâm đắng sâm ngọt [4][5]
2003 Người đàn ông của trời [5]
2004 Giấc mơ điện ảnh [25]
Em và ngôi sao [3]
Chuyện tình mùa thu [26]
2005 Tuổi dậy thì [27]
Thiên thần gõ cửa [28]
Cánh đồng gió [29][30]
2006 Mở cửa sổ ra [31]
Nhân danh công lý [32]
2007 Nỏ thần [33][34]
2009 Ngõ tình [2]

Đóng[sửa | sửa mã nguồn]

Tựa đề Vai diễn Nguồn
Cánh đồng gió Long [3]
Chuyện tình mùa thu Tuấn
Cô gái ăn cắp Tư lập lơ
Cô giáo Hạnh Thôi
Kẻ quấy rối Người chồng
Mưa đầu mùa Bảo
Ngõ tình Nhân lì
Nhân danh công lý Cường
Thông điệp xanh Hoàng Minh
Tứ hỷ lâm môn Tèo [35]

Chương trình truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tựa đề Vai trò Nguồn
2003 Gala cười Diễn viên [36][37]
2005 [38][39][40]
2007 Tam sao thất bản Khách mời [41]
2008–2017 Hành trình kết nối những trái tim Đồng đạo diễn [42]
2011 Gala cười Diễn viên [43]
2013 [44][45]
2014 [46]
2015 [47]
2016 Đấu trường tiếu lâm Huấn luyện viên [48]
2017–2018 Ơn giời, cậu đây rồi! (mùa 4) Đạo diễn [49][50]
2017 Là vợ phải thế Khách mời [51]
2018 Ơn giời, cậu đây rồi! (mùa 5) Đạo diễn; phó phòng [52][53]
2018–2019 Sao hỏa sao kim Khách mời [54]
2019 Ơn giời, cậu đây rồi! (mùa 6) Đạo diễn
Gương mặt thân quen (mùa 7) Giám khảo [55][56][57]

Giải thưởng và vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Lễ trao giải Hạng mục Đối tượng đề cử Tác phẩm Kết quả Nguồn
2005 Giải Mai Vàng Đạo diễn sân khấu Bản thân Em và ngôi sao Đoạt giải [3]
2019 Giải Cánh diều Phim điện ảnh xuất sắc nhất (Cánh diều bạc) Siêu sao siêu ngố Đoạt giải [58]
Biên kịch xuất sắc nhất Bản thân Siêu sao siêu ngố Đoạt giải [58][59]
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất Đề cử [60]
Đạo diễn xuất sắc nhất Trạng Quỳnh; Siêu sao siêu ngố Đề cử [61]
Giải khác[3]
  • Huy chương vàng Diễn viên tại Liên hoan Sân khấu phía Nam với vai Hoàng Minh vở Thông điệp xanh (2004)
  • Huy chương vàng vở Nỏ thần tại Hội diễn sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc với vai trò Đạo diễn (2009)
  • Năm 2011, Đức Thịnh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
  • Giải Đạo diễn trẻ triển vọng tại Liên hoan sân khấu toàn quốc
  • Giải B vở Cánh đồng gió của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam
  • Giải C vở Nhân danh công lý của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hạnh Đỗ (ngày 23 tháng 5 năm 2012). “Tỏa sáng một nghệ danh: Bài 2: NSƯT Đỗ Đức Thịnh: Người luôn đi tìm cái mới”. Giáo dục. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2020.
  2. ^ a b c d e Tường Bách (ngày 4 tháng 10 năm 2019). “Đức Thịnh - từ sinh viên kế toán đến đạo diễn phim trăm tỷ đồng”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2020.
  3. ^ a b c d e f g “NSUT Đức Thịnh”. Sân khấu kịch Hồng Vân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2020.
  4. ^ a b c Cát Vũ (ngày 10 tháng 11 năm 2006). “Đạo diễn Đỗ Đức Thịnh: Dựng vở như hành đạo”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020.
  5. ^ a b c “Đức Thịnh: Chuyện tình yêu tốn giấy mực!”. Zing News. ngày 22 tháng 9 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2020.
  6. ^ Linh Đoan (ngày 6 tháng 4 năm 2012). “Đức Thịnh: 7 năm và một thông điệp tình yêu!”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2020.
  7. ^ Nguyễn Hương (ngày 11 tháng 1 năm 2011). “Người đàn ông của trời”. Saigon Times. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2020.
  8. ^ “Đức Thịnh, Thanh Thúy mừng thành công phim điện ảnh đầu tay”. VnExpress. ngày 16 tháng 5 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2020.
  9. ^ Giang Thư Quân (ngày 5 tháng 8 năm 2016). “Những lần khoe tài diễn xuất của Tóc Tiên”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2020.
  10. ^ Việt Phương (ngày 2 tháng 3 năm 2016). “Phương Trinh thú vị hơn Trường Giang trong 'Taxi, em tên gì'. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2020.
  11. ^ P. C. Tùng. 'Sứ mệnh trái tim' khắc họa hình ảnh quân nhân”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2020.
  12. ^ Minh Khuê (ngày 11 tháng 11 năm 2016). "Sứ mệnh trái tim": Chưa chạm tim khán giả!”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2020.
  13. ^ Hạ Tuyết (ngày 18 tháng 2 năm 2018). 'Siêu sao siêu ngố': Chiếc áo ngoại cỡ đối với Trường Giang”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2020.
  14. ^ Minh Trang (ngày 9 tháng 2 năm 2019). “Phim Tết Trạng Quỳnh: 'Ngu hóa' quan Trạng để gây cười?”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2020.
  15. ^ a b Hạ Tuyết (ngày 1 tháng 9 năm 2019). 'Anh thầy ngôi sao' - bước tiến của đạo diễn Đức Thịnh”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2020.
  16. ^ Minh Khuê (ngày 22 tháng 8 năm 2019). “Đỗ Đức Thịnh được khen ngợi với "Anh thầy ngôi sao". Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2020.
  17. ^ Thái An (ngày 31 tháng 12 năm 2020). "Người cần quên phải nhớ" và câu chuyện của những người trẻ”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2021.
  18. ^ Thất Sơn (ngày 30 tháng 4 năm 2015). “Đức Thịnh làm chàng ngố si tình trong phim 'Ma dai'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2020.
  19. ^ “Kiều Minh Tuấn: 'Siêu anh hùng' mới của phim Việt”. TIX. ngày 4 tháng 2 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020.
  20. ^ Bá Ngọc; Bích Hằng (ngày 19 tháng 9 năm 2019). “Dàn nghệ sĩ mừng Thanh Thúy, Đức Thịnh ra mắt phim 'Siêu quậy có bầu'. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020.
  21. ^ Thụy Khanh (ngày 11 tháng 7 năm 2012). “Làn môi trong mưa của Thanh Thúy”. Nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020.
  22. ^ Thùy Vân (ngày 10 tháng 7 năm 2013). “Thanh Thúy ép cân vì ông xã Đức Thịnh”. Khám phá. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020.
  23. ^ T. Minh (ngày 12 tháng 3 năm 2014). “Phim mới: "Yêu đến tận cùng". Hà Nội Mới. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020.
  24. ^ Kim Dung (ngày 14 tháng 3 năm 2014). “Thanh Thúy - Đức Thịnh song hành trong "Yêu đến tận cùng". VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020.
  25. ^ Đỗ Hạnh (ngày 25 tháng 2 năm 2005). "Giấc mơ điện ảnh" và tình yêu nghệ thuật…”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020.
  26. ^ Đỗ Duy (ngày 5 tháng 9 năm 2005). 'Chuyện tình mùa thu' - chuyện thật về giới trẻ”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020.
  27. ^ Đỗ Hạnh (ngày 7 tháng 1 năm 2006). "Tuổi dậy thì". Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020.
  28. ^ Hòa Bình (ngày 22 tháng 2 năm 2006). “Thiên thần gõ cửa: "Ngụ ngôn" hay chuyện bất bình thường”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020.
  29. ^ Nguyễn Thị Minh Thái (ngày 23 tháng 8 năm 2007). “Đạo diễn trẻ Đức Thịnh và cánh đồng vẫn gió…”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2020.
  30. ^ Yên Hưng (ngày 17 tháng 9 năm 2010). “Cánh đồng gió: Nhỏ chi tiết, lớn tâm tình”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2020.
  31. ^ Hòa Bình (ngày 9 tháng 9 năm 2007). “Diễn viên Mỹ "tập" kịch 5B”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2021.
  32. ^ Hoàng Kim (ngày 28 tháng 10 năm 2007). “Niềm tin từ Nhân danh công lý”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020.
  33. ^ Văn Bảy (ngày 8 tháng 9 năm 2009). “Kịch Nỏ thần: Còn hơn một chuyện tình!”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2020.
  34. ^ Nguyên Phan (ngày 2 tháng 10 năm 2009). “Hồng Vân, Đức Thịnh "đặt cược" vào Nỏ thần”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2020.
  35. ^ Cát Vũ (ngày 2 tháng 4 năm 2005). “Ba người đàn ông và một giọt mưa”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020.
  36. ^ Siêu xích lô. Gala cười. 2003. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020.
  37. ^ Hàng thật. Gala cười. 2003. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020.
  38. ^ Tình bạn. Gala cười. 2005. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020.
  39. ^ Anh chồng nhát gan. Gala cười. 2005. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020.
  40. ^ Phép lạ. Gala cười. 2005. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020.
  41. ^ Là Vợ Phải Thế l Tập #1 l Full HD: Lê Thúy, Đỗ An - Thanh Thúy, Đức Thịnh (16/5/2017), truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023
  42. ^ Nguyên Vy (ngày 20 tháng 1 năm 2012). "Hành trình kết nối những trái tim". Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020.
  43. ^ Ôi hành dân. Gala cười. 2011. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020.
  44. ^ Tình bạn. Gala cười. 2013. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020.
  45. ^ Bà ngoại thời @. Gala cười. 2013. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020.
  46. ^ Mù, câm, điếc, dốt xử án. Gala cười. 2013. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020.
  47. ^ Nếu yêu hãy nói tau yêu mi. Gala cười. 2015. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020.
  48. ^ Q. N. (ngày 29 tháng 2 năm 2016). “Đấu trường tiếu lâm ra mắt dàn HLV "khủng". Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020.
  49. ^ Quang Hùng (ngày 29 tháng 11 năm 2017). 'Ơn giời, cậu đây rồi' 2017 hạn chế tối đa chuyện giả gái”. Phụ Nữ. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2020.
  50. ^ Bích Ngọc (ngày 30 tháng 11 năm 2017). "Ơn giời cậu đây rồi" mùa 4 sẽ ít giả gái để tạo tiếng cười”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2020.
  51. ^ Eva.vn. “Giật mình nhìn hình ảnh gầy đen của 20 sao Việt trên gameshow hơn 10 năm trước”. eva.vn. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  52. ^ Hải Thanh (ngày 25 tháng 12 năm 2018). “Ơn giời cậu đây rồi 2018: Khách mời nhẵn mặt, kịch bản nhạt nhẽo”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2020.
  53. ^ “Trường Giang dạy Ngọc Sơn thả thính Lâm Vỹ Dạ”. Ơn giời cậu đây rồi!. Mùa 5. Tập 3. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020.
  54. ^ Gia Bảo (ngày 23 tháng 10 năm 2018). “Sao hỏa sao kim: Đạo diễn Đức Thịnh: Hễ cãi nhau với Thanh Thúy là tôi 'tắt điện'. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2020.
  55. ^ “Hồ Ngọc Hà đòi bỏ về giữa show vì Đức Thịnh hành động điều này”. Gương mặt thân quen. Mùa 7. Tập 1. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020.
  56. ^ “BlackPink phiên bản "lầy" khiến Quang Linh muốn thành fan ruột”. Gương mặt thân quen. Mùa 7. Tập 6. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020.
  57. ^ “Giả Hoài Linh, thí sinh như cá gặp nước khiến GK kinh ngạc”. Gương mặt thân quen. Mùa 7. Tập 7. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020.
  58. ^ a b Ngọc Diệp (ngày 13 tháng 4 năm 2019). “Giải Cánh diều 2019: 9 giám khảo là 9 niềm hi vọng?”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2020.
  59. ^ Hải Thanh (ngày 12 tháng 4 năm 2019). “Nghi vấn lộ giải Cánh diều vàng - Phim chiếu rạp”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2020.
  60. ^ Văn Tuấn (ngày 14 tháng 4 năm 2019). "Cánh diều" vẫn không thể cất cánh”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2020.
  61. ^ Hoàng Tùng (ngày 5 tháng 4 năm 2019). “Giải Cánh diều 2019: Đề cao tác phẩm điện ảnh, truyền hình có dấu ấn sáng tạo”. Bảo hiểm xã hội. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]