Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa

Đông Sơn
Phường
Phường Đông Sơn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
Thành phốThanh Hóa
Thành lập3 tháng 7 năm 1981[1]
Địa lý
Tọa độ: 19°47′47″B 105°47′28″Đ / 19,79639°B 105,79111°Đ / 19.79639; 105.79111
MapBản đồ phường Đông Sơn
Đông Sơn trên bản đồ Việt Nam
Đông Sơn
Đông Sơn
Vị trí phường Đông Sơn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích1,00 km²[2]
Dân số (2022)
Tổng cộng15.621 người[2]
Mật độ15.621 người/km²
Dân tộcKinh,...
Khác
Mã hành chính14785[3]
Mã bưu chính40129
Websitedongson.tpthanhhoa.thanhhoa.gov.vn

Đông Sơn là một phường thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Đông Sơn nằm gần trung tâm thành phố Thanh Hóa, có vị trí địa lý:

Phường Đông Sơn có diện tích tự nhiên 1,00 km².[2]

Dân cư[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến ngày 31/12/2022, phường Đông Sơn có quy mô dân số là 15.621 người (bao gồm dân số thường trú là 13.635 người, dân số tạm trú quy đổi là 1.986 người),[2] mật độ dân số đạt 15.621 người/km².

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, phường Đông Sơn có dân số là 11.999 người.[4] Mật độ dân số đạt 11.999 người/km².

Dân số năm 2009 là 13.978 người,[5] mật độ dân số đạt 14.119 người/km².[a]

Dân số năm 1999 là 10.529 người,[6] mật độ dân số đạt 10.635 người/km².

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trước Cách mạng tháng Tám, địa giới phường hiện nay bao gồm các thôn Lai Thành (thuộc xã Đông Hương) và Hương Bào Ngoại (thuộc xã Bố Vệ), tổng Bố Đức, phủ Đông Sơn.[7]

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các làng Lai Thành và Hương Bào Ngoại thuộc xã Đông Hương, huyện Đông Sơn. Đến tháng 10 năm 1953, thành lập xã Đông Hải trên cơ sở một phần xã Đông Hương, trong đó có làng Lai Thành.[8]

Ngày 28 tháng 8 năm 1971, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị quyết số 226/TTg. Theo đó, sáp nhập các xã Đông Hải, Đông Hương vào thị xã Thanh Hóa.[9][10] Riêng cụm dân cư Lai Thành được chuyển giao về tiểu khu Hoàng Hoa Thám cùng thị xã. Đến cuối năm 1972, khối Lai Thành thuộc tiểu khu Hoàng Hoa Thám được thành lập.[7]

Ngày 3 tháng 7 năm 1981, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 511 TC/UBTH về việc thống nhất tên gọi các phường trong nội thị thuộc thị xã.[1] Theo đó, chuyển tiểu khu Hoàng Hoa Thám thành phường Lam Sơn, riêng khối Lai Thành chuyển thành phường Đông Sơn.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Đông Sơn được chia thành 9 tổ dân phố, đánh số từ 1 đến 9.[11]

Kinh tế – xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Phường nằm ở cửa ngõ phía đông thành phố, dọc theo quốc lộ 47 nối liền thành phố Thanh Hóa với thành phố Sầm Sơn. Trên địa bàn phường có chợ Đông Thành là chợ đầu mối phía đông của thành phố Thanh Hóa.

Làng trẻ em SOS Thanh Hóa là nơi nuôi dạy những em nhỏ mồ côi hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Trường tiểu học Hermainn Gmeiner được khánh thành trước khi bước vào năm học 2010, là mô hình trường ngoài công lập thuộc Làng SOS Việt Nam nhằm phục vụ chăm sóc, giáo dục cho trẻ em làng SOS tỉnh Thanh Hóa. Quy mô trường gồm 10 lớp học với số lượng có thể tiếp nhận khoảng 40 học sinh.[12][13]

Trên địa bàn phường có Trường THPT chuyên Lam Sơn – một trong những trường trung học phổ thông chuyên đầu tiên của cả nước và duy nhất của tỉnh Thanh Hoá, tuyển chọn và đào tạo học sinh năng khiếu cấp THPT các môn văn hóa, ngoại ngữ trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa;[14] cùng với đó là Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa, trường chuyên biệt dành cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa.[15]

Đền thờ nữ thần Thủy Tinh công chúa nằm ở ngã ba sông: sông Nhà Lê, sông Cầu Cốc và sông Quảng Châu.[cần dẫn nguồn]

Đông Sơn nằm bên tuyến kênh Nhà Lê, là tuyến đường thủy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam từ kinh đô Hoa Lư đến Đèo Ngang và được xem là tuyến đường Hồ Chí Minh trên sông vì những đóng góp cho các cuộc chiến tranh của người Việt.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trong giai đoạn 1999 – 2009, diện tích tự nhiên của phường Đông Sơn là 99 ha.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (3 tháng 7 năm 1981). “Quyết định số 511 TC/UBTH về việc thống nhất tên gọi các phường trong nội thị thuộc thị xã”. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ a b c d Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (22 tháng 1 năm 2024). “Phương án số 25/PA-UBND tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2024.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Tổng cục Thống kê (20 tháng 4 năm 2020). “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” (PDF). Nhà xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.
  5. ^ “Kho dữ liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009”. portal.thongke.gov.vn. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  6. ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin và Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  7. ^ a b Ban Chấp hành Đảng bộ phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa; Đào Thị Châu; Th.S Hồ Thị Phương (2022). Lịch sử Đảng bộ phường Đông Sơn (1972 - 2022) (PDF). Nhà xuất bản Thanh Hóa. tr. 17–20. ISBN 978-604-74-5725-0. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2024.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Tố Phương (9 tháng 12 năm 2022). “Kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng bộ phường Đông Hương”. Báo Thanh Hóa điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2024.
  9. ^ “Lịch sử hình thành và phát triển”. Trang thông tin điện tử thành phố Thanh Hóa. 17 tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2023.
  10. ^ “Chương V: Lãnh đạo Nhân dân vừa sản xuất, vừa chiến đấu, góp phần cùng cả nước kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi (1965 - 1975)”. Trang thông tin điện tử thành phố Thanh Hóa. 1 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  11. ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (8 tháng 4 năm 2020). “Quyết định 1238/QĐ-UBND năm 2020 về việc phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.
  12. ^ Báo Thanh Hóa điện tử.Tổ chức SOS quốc tế tài trợ hơn 20 tỷ đồng xây dựng Trường Tiểu học HERMANN GMEINER.30/08/2010[liên kết hỏng]
  13. ^ “Báo Thanh Hóa điện tử.Khánh thành Trường Tiểu học Hermann Gmainer.Trần Hằng.06/09/2010”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2010.
  14. ^ “THPT CHUYÊN LAM SƠN”. thptchuyenlamson.edu.vn. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
  15. ^ “Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa”. Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]