Cổng thông tin:Phật giáo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phật giáo

một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống triết học khởi nguồn từ Thích-ca Mâu-ni

Phật

<div class="main-figure-b" style="max-width:Lỗi biểu thức: Dư toán tử <px; float: left;">

Sa-môn Sumedha đảnh lễ Cổ Phật Nhiên Đăng

Nhiên Đăng Cổ Phật là vị Phật thứ tư trong danh sách 28 vị Phật. Trong Đại trí độ luận, Nhiên Đăng Cổ Phật khi đản sinh, chung quanh thân sáng như đèn, cho nên gọi là Nhiên Đăng Thái tử. Khi thành Phật cũng gọi là Nhiên Đăng, xưa gọi tên là Đính Quang Phật. Ở các chùa Việt NamTrung Quốc, Nhiên Đăng Cổ Phật thường được thờ chung với Phật Thích-ca Mâu-niPhật Di-lặc trong bộ tượng Tam thế Phật, nghĩa là các vị Phật thời quá khứ, hiện tại và vị lai.

Kinh Phật ghi rằng dưới thời Nhiên Ðăng Cổ Phật thì lúc đó Thích-ca là một vị Bà-la-môn vô cùng giàu có đã phân phát hết tài sản của mình và quy ẩn, có tên là Sumedha. Với túc mạng thông, Nhiên Ðăng Cổ Phật nhận ra Sumedha sau vô số kiếp luân hồi sẽ trở thành Phật dưới tên Gautama và thọ ký cho Gautama. Phật Nhiên Ðăng được xem là vị Phật quan trọng nhất trong các vị trước Thích-ca. Ngài là vị đại diện cho Phật quá khứ tương tự như trường hợp Di-lặc được xem là đại diện cho Phật vị lai.

Pháp

Các vị sư Nam tông tụng kinh

Tụng kinh là xướng đọc lên những lời giáo huấn của Phật thông qua các kinh điển do Phật tuyên thuyết. Tụng kinh là một trong những phương pháp tu tập, được thực hành rộng rãi ở mọi tông phái khác nhau của Phật giáo trong các thời lễ nhằm cầu an, cầu siêu cho người đã khuất hoặc sám hối những ác nghiệp mà Phật tử đã gây ra trong quá khứ hay đôi khi đơn giản là học thuộc lòng, quán xét kinh văn một cách thấu đáo. Tụng kinh được thực hiện bởi tứ chúng đệ tử bao gồm các những người đã xuất gia hoặc những người tu tại gia. Thông thường, người ta thường hay tụng kinh trước tôn tượng, hình ảnh của Phật, bồ-tát.

Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, người ta thường tụng đọc kinh điển bằng tiếng Pali hoặc bằng tiếng bản xứ. Theo truyền thống Đại thừa, việc tụng kinh thường đi kèm với việc sử dụng pháp khí như , chuông, khánh nhằm tạo nên nhịp điệu cho thời kinh; thông thường, mỗi ngày thường có hai thời khóa tụng kinh là công phu sáng và công phu tối.

Tăng

Nāgārjuna cùng với 30 trong số 84 vị Đại thành tựu

Nāgārjuna là một trong những luận sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo. Người ta xem sự xuất hiện của Sư là lần chuyển pháp luân thứ hai của Phật giáo. Đại thừa Ấn Độ xếp Sư vào "Sáu Bảo Trang của Ấn Độ" – năm vị khác là Thánh Thiên, Vô Trước, Thế Thân, Dignāga, Pháp Xứng. Trong tranh tượng, Sư là vị duy nhất sau Phật Thích-ca được trình bày với nhục kế trên đỉnh đầu, một dấu hiệu của một Đại nhân. Sư là người sáng lập Trung quán tông, sống vào thế kỷ thứ 1–2. Có rất nhiều tác phẩm mang danh của Sư nhưng có lẽ được nhiều tác giả khác biên soạn. Sư cũng được xem là Tổ thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ. Truyền thống Mật tông cũng xếp Sư vào 84 vị Đại thành tựu.

Nāgārjuna xuất hiện trong thời kì đỉnh cao của triết học Ấn Độ với nhiều trường phái Phật giáo cũng như các trường phái ngoài Phật giáo cùng với các quan điểm của họ. Theo Nāgārjuna, tư tưởng then chốt của Phật giáo đang gặp cơ nguy thất lạc qua xu hướng kinh viện triết học trong một số trường phái Tiểu thừa thời đó. Nāgārjuna dùng một dụng cụ biện chứng đặc biệt để hỗ trợ phương pháp của mình, đó là Tứ cú phân biệt. Với phương pháp đó, Sư tìm cách vạch ra những điểm mâu thuẫn luận lý trong các giả định xuất phát từ môi trường triết học của Sư rồi sau đó tìm cách giải phá chúng.

Việc phát triển khái niệm tính Không trong mối tương quan trực tiếp với giáo lý Duyên khởi cũng như việc tiếp tục phát triển giáo lý Nhị đế được xem là những cống hiến chính của Nāgārjuna, và chúng đã đưa Sư trở thành người đứng hàng đầu trong các vị đại sư Ấn Độ góp công phát triển tư tưởng Phật giáo, đặc biệt là trong truyền thống Phật giáo Kim cương thừaThiền tông.

Hình ảnh

Nhà sư Trung Á làm ấn giáo hóa truyền đạo cho nhà sư Đông Á

Kinh điển

Bản kinh chữ Hàn được viết vào khoảng thế kỷ 15

Kinh Hoa Nghiêm là một bộ kinh Đại thừa, lập giáo lý căn bản của Hoa Nghiêm tông. Kinh nhấn mạnh đến tính "vô ngại" của mọi hiện tượng và chủ trương rằng tâm con người chính là vũ trụ và đồng thể với tâm Phật. Quan điểm này của Đại thừa hay được Thiền tông nhấn mạnh và vì thế, kinh này cũng thường được tông này nhắc đến.

Kinh Hoa nghiêm thuộc về những bộ kinh hệ Phương đẳng, là một bộ kinh gồm 81 quyển mà phần dài nhất là phẩm Hoa nghiêm. Một phần quan trọng độc lập khác là Thập địa. Ngày nay người ta chỉ còn tìm thấy kinh Hoa Nghiêm trong dạng chữ Hán và chữ Tây Tạng, phần chữ Hán được dịch trong thế kỉ thứ 5.

Tông phái

Tượng Trúc Lâm đại sĩ ngồi thiền

Thiền phái Trúc Lâm là một dòng thiền Việt Nam hình thành từ thời nhà Trần, do Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm vốn là hiệu của Trần Nhân Tông từ khi xuất gia ở động Vũ Lâm. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông, Pháp LoaHuyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối nhưng là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỷ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn ThôngVinītaruci cùng với sự pha trộn ảnh hưởng của Tông Lâm Tế.

Với việc lập ra phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông đã thống nhất các Thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối.

Trích dẫn

« 萬法虛僞、緣會而生、生法本無、一切唯識、識如幻夢、但是一心、心寂而知、目之爲圓覺 »
Khuê Phong Tông Mật, Luận giải Kinh Viên Giác

Bài viết

Phế tích Nalanda Mahavihara

Nālandā là một tu viện Phật giáo lớn nằm ở vương quốc cổ Magadha và là một trung tâm học thuật quan trọng từ thế kỷ thứ 5, phát triển rực rỡ trong giai đoạn từ thời vua Śakrāditya đến năm 1197. Nalanda nhận được sự bảo hộ của các vị hoàng đế theo Ấn giáo thời Đế quốc Gupta cũng như các vị hoàng đế theo Phật giáo như Harsha và những hoàng đế của Đế quốc Pala thời kỳ sau đó.

Khu phức hợp Nalanda được xây dựng bằng gạch đỏ, ngày nay phế tích này nằm trên một diện tích rộng 14 héc-ta. Vào thời hoàng kim của mình, Viện Đại học Nalanda thu hút học giả và sinh viên từ cả các vùng xa xôi như Tây Tạng, Trung Quốc, Hy Lạp, và Ba Tư. Nalanda bị một đội quân Hồi giáo người Turk do Bakhtiyar Khilji chỉ huy tàn phá vào năm 1193. Thư viện của Viện Đại học Nalanda lớn đến mức mất đến ba tháng mới cháy hết khi nó bị những kẻ xâm lăng châm lửa đốt, tàn phá các tự viện, và đuổi các tu sĩ ra khỏi khu vực.

Thư mục

Tông phái

Thuật ngữ

Nhân vật

Kinh điển

Thánh địa

Nội dung khác : Lịch sử Phật giáo, Âm nhạc Phật giáo (+), Nghệ thuật Phật giáo