Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đế quốc Ottoman

Tên đầy đủ: Nhà nước Ottoman Tối cao


Các chủ đềLịch sửĐế quốc Ottoman

Chủ đề Đế quốc Ottoman

Lãnh thổ của Đế quốc Ottoman năm 1683
Lãnh thổ của Đế quốc Ottoman năm 1683

Đế quốc Ottoman hay Đế quốc Osman (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: دولتِ عَليه عُثمانيه Devlet-i Âliye-i Osmâniyye, dịch nghĩa "Nhà nước Ottoman Tối cao"; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại: Osmanlı İmparatorluğu), cũng thỉnh thoảng được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923. Thời đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XVIthế kỷ XVII, các lãnh thổ của Đế quốc Ottoman gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz. Đế quốc Ottoman chiếm một vùng có diện tích khoảng 5,6 triệu km², dù vùng ảnh hưởng thực tế của đế quốc rộng hơn nhiều, nếu tính cả các vùng lân cận do các bộ lạc du mục cai quản, nơi quyền bá chủ của đế quốc này được công nhận. Đế quốc Ottoman tương tác với cả văn hóa phương Đôngphương Tây trong suốt lịch sử 624 năm của nó. [ Đọc tiếp ]

Bài viết chọn lọc

Họa phẩm được xem là của Titian, khoảng 1530.
Suleiman I, Thánh thượng Đại sultan và Người kế vị của nhà Tiên tri của Vạn vật (Tiếng Thổ Ottoman: سليمان Sulaymān, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: I. Süleyman; được biết phổ biến nhất với cái tên Kanuni Sultan Süleyman) (6 tháng 11 năm 1494 – 5/6/7 tháng 9 năm 1566) là vị vua thứ 10 và trị vì lâu dài nhất của đế quốc Ottoman, từ năm 1520 đến khi qua đời năm 1566. Ông được biết đến ở phương Tây với cái tên Suleiman Đại đế (Muhteşem Süleyman trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Suleimanus Magnificus trong tiếng Latinh) và Nhà làm luật (Kanuni trong tiếng Thổ; tiếng Ả Rập:القانونى, al‐Qānūnī), cái tên bắt nguồn từ công cuộc tái xây dựng hệ thống pháp luật Ottoman của ông.

Suleiman trở thành một vị vua lỗi lạc của châu Âu vào thế kỷ XVI, là người làm nên sự tột đỉnh vinh quang của nền quân sự, chính trị và kinh tế của đế quốc Ottoman. Ông chinh phạt các vùng đất Thiên Chúa giáo như Beograd, Ródos và phần lớn Hungary, cho đến khi vây hãm Viên thất bại năm 1529. Ông còn thôn tính phần lớn vùng Trung Đông trong các cuộc chiến với Ba Tư, và một phần lãnh thổ rộng lớn ở Bắc Phi xa về phía Tây đến tận Algérie. Dưới triều đại ông, hải quân Ottoman làm chủ phần lớn các vùng biển từ Địa Trung Hải tới Biển ĐỏVịnh Ba Tư.

Suleiman đích thân cải tổ lại luật pháp về xã hội, giáo dục, thuế má và hình phạt đối với kẻ phạm tội. Bộ luật của ông (được gọi là Kanun) được chính quyền Ottoman áp dụng trong nhiều thế kỷ sau đó. Không những là một thi sĩ và một thợ kim hoàn; ông còn là một nhà bảo trợ lớn của nền nghệ thuật, chính ông đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên một thời kì vàng son của nền mỹ thuật, văn họckiến trúc của đế quốc Ottoman. Suleiman nói được 4 thứ tiếng: Ba Tư, Ả Rập, SerbiaChagatay (nguồn gốc cổ nhất của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ)

Suleiman đã phá vỡ truyền thống vốn có của đế quốc khi ông cưới Roxelana, một phụ nữ trong hậu cung và phong bà làm Hürrem Sultan; những âm mưu trong triều và quyền lực lớn khiến cho bà trở nên nổi danh. Con trai của Suleiman và Roxelana là Selim II lên kế vị năm 1566, khi ông qua đời sau 46 năm trị vì.


Bạn có biết...

Thể loại

Hình ảnh chọn lọc


Các vị sultan

Sultan Mehmed II, tranh sơn dầu trên vải bạt của Gentille Bellini (1480). Nay được lưu giữ ở Phòng tranh Quốc gia (Luân Đôn).
Mehmed II (Tiếng Thổ Ottoman: محمد الثانى Meḥmed-i s̠ānī, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: II. Mehmet), (còn được biết như el-Fātiḥ (الفاتح), "Nhà chinh phạt", trong tiếng Thổ Ottoman, hay, Fatih Sultan Mehmet trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ; còn gọi là Mahomet IIchâu Âu thời cận đại) (30 tháng 3 năm 1432, Edirne3 tháng 5 năm 1481, Hünkârçayırı, gần Gebze) là vị vua thứ bảy của đế quốc Ottoman (Rûm trước cuộc chinh phạt) trong một thời gian ngắn từ năm 1444 tới tháng 9 năm 1446, và sau đó là từ tháng 2 năm 1451 tới 1481. Ở tuổi of 21, ông chinh phạt Constantinopolis, dẫn tới sự sụp đổ của Đế quốc Đông La Mã. Mehmet tiếp tục chinh chiến ở châu Á, thống nhất lại Tiểu Á, và mở rộng lãnh thổ tới Beograd ở châu Âu. Sau đó, ông hợp nhất chính sách trị dân cũ của Đông La Mã với chính sách trị dân của nhà Ottoman. Mehmet II không được xem là vị vua người dân tộc Turk đầu tiên của Constantinopolis, nhưng không lạ gì vì trước ông, Leo IV người Khazar, theo đạo Thiên Chúa, là Hoàng đế La Mã trên danh nghĩa. Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, ông còn nói được các tiếng Ả Rập, Hy Lạp, Ba Tư, Serbia, Ý,...

Mehmed II bị sát hại tại Hunkârçayiri gần Gebze, Constantinopolis ngày 3 tháng 5 năm 1481 lúc mới 52 tuổi, được tin là do bị các thái y gốc Do Thái đầu độc, còn kẻ chủ mưu là thái tử Bayezid, do Bayezid quá nông nóng kế thừa vương vị. Tình cảnh chết của ông rất thê thảm, cả mũi và miệng đều trào máu. Tương truyền trong thời gian này ông đang điều động binh mã đến miền Bắc Tiểu Á để chuẩn bị một cuộc viễn chinh, nhưng cái chết bất ngờ của ông đã khiến nó cùng với Mehmed vĩnh viễn nằm sâu dưới ba tấc đất.


Tham gia

Chủ đề Đế quốc Ottoman đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:

  • Sửa chữa và bổ sung cho các bài sơ khởi trong thể loại (trợ giúp):
  • Viết hay dịch bài mới bằng cách gõ tên bài mới vào trường rối ấn nút Viết trang mới (trợ giúp).


  • Mục tiêu hiện tại: nâng chất lượng các bài viết trong bản mẫu dưới đây:
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể sửa đổi nhỏ về giao diện của chủ đề nếu có khả năng.

Chủ đề liên quan