Bước tới nội dung

Filgrastim

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Filgrastim
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiNeupogen, Zarxio, others
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Giấy phép
Danh mục cho thai kỳ
  • C
Dược đồ sử dụngIV, subQ
Mã ATC
Các định danh
Tên IUPAC
  • Human granulocyte colony stimulating factor
Số đăng ký CAS
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
  • none
Định danh thành phần duy nhất
ChEMBL
ECHA InfoCard100.167.401
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC845H1343N223O243S9
Khối lượng phân tử18802.8 g/mol

Filgrastim, tên thương mại Neupogen, là một loại thuốc được sử dụng để điều trị hạ bạch cầu trung tính. Tình trạng này có thể xảy ra sau hóa trị, ngộ độc phóng xạ, HIV/AIDS, hoặc chưa rõ nguyên nhân. Nó cũng có thể được sử dụng để làm tăng số lượng bạch cầu để thu thập trong gạn bạch cầu. Đường dùng bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da.

Chỉ định[sửa | sửa mã nguồn]

Filgrastim được sử dụng để điều trị hạ bạch cầu trung tính,[1] kích thích tủy xương để tăng sản xuất bạch cầu trung tính. Nguyên nhân của bạch cầu bao gồm hóa trịcấy ghép tủy xương.

Filgrastim cũng được sử dụng để tăng số lượng các tế bào gốc tạo máu trong máu trước khi gạn bạch cầu để sử dụng trong tế bào gốc tạo máu.

Tác dụng phụ[sửa | sửa mã nguồn]

Tác dụng phụ thường gặp nhất là đau xương[2] và phản ứng da tại chỗ tiêm.[3] Tác dụng phụ khác bao gồm dị ứng (phát ban toàn cơ thể,[4] khó thở, chóng mặt, sưng miệng hoặc mắt, tim đập nhanh, và đổ mồ hôi), vỡ lách (đôi khi dẫn đến tử vong),[5] xuất huyết phế nang,  hội chứng suy hô hấp cấp, và ho ra máu. Làm nghiêm trọng thêm tình trạng tế bào hồng cầu hình liềm,,một số trường hợp dẫn đến tử vong, có liên quan đến việc sử dụng filgrastim ở bệnh nhân rối loạn tế bào hình liềm.[6]

Tương tác[sửa | sửa mã nguồn]

Tương tác giữa filgrastim và các loại thuốc khác vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Thuốc đó có thể làm tăng giải phóng bạch cầu trung tính như lithium nên được sử dụng thận trọng.

Filgrastim chưa được nghiên cứu ở phụ nữ có thai và ảnh hưởng của nó trên thai nhi vẫn chưa rõ. Nếu sử dụng filgrastim khi mang thai, vết của thuốc có thể được tìm thấy trong máu của em bé. Vẫn chưa biết thuốc có thể qua sữa mẹ không.

Cơ chế hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Filgrastim là một yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt ở người(G-CSF) sản xuất bởi công nghệ tái tổ hợp DNA. G-CSF điều hòa sự sản xuất của bạch cầu trung tính trong tủy cương, G-CSF nội sinh là một glycoprotein sản xuất bởi tế bào monocyt, tế bào sợi và nội mô.

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Thuốc được sản xuất bởi công nghệ tái tổ hợp DNA. Các gen của yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt ở người được đưa vào vật chất di truyền của Escherichia coli. G-CSFđược sản xuất bởi E. coli khác với  G-CSF tự nhiên trong cơ thể người.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Crawford, J.; Glaspy, J. A.; Stoller, R. G.; Tomita, D. K.; Vincent, M. E.; McGuire, B. W.; Ozer, H. (2005). “Final Results of a Placebo-Controlled Study of Filgrastim in Small-Cell Lung Cancer: Exploration of Risk Factors for Febrile Neutropenia”. Supportive Cancer Therapy. 3 (1): 36–46. doi:10.3816/SCT.2005.n.023. PMID 18632435.
  2. ^ Moore DC, Pellegrino AE (tháng 9 năm 2017). “Pegfilgrastim-Induced Bone Pain: A Review on Incidence, Risk Factors, and Evidence-Based Management”. Ann Pharmacother. 51 (9): 797–803. doi:10.1177/1060028017706373. PMID 28423916. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  3. ^ Neupogen “Neupogen: Patient Information Leaflet”. Amgen. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2013.
  4. ^ Scott WR, Silberstein L, Flatley R, Ardeshna KM, Korostoff N, Dawe S (tháng 9 năm 2009). “Cutaneous reaction to pegfilgrastim presenting as severe generalized skin eruption”. Br. J. Dermatol. 161 (3): 717–9. doi:10.1111/j.1365-2133.2009.09371.x. PMID 19614649. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  5. ^ Zimmer BM, Berdel WE, Ludwig WD, Notter M, Reufi B, Thiel E (tháng 3 năm 1993). “Fatal spleen rupture during induction chemotherapy with rh GM-CSF priming for acute monocytic leukemia. Clinical case report and in vitro studies”. Leuk. Res. 17 (3): 277–83. PMID 8450676. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2018.
  6. ^ “NEUPOGEN® Patient Guide” (PDF). Amgen. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2013.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]