Mũ vỏ dưa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mũ vỏ dưa (chữ Hán: 瓜皮帽; bính âm: guā pí mào; Hán-Việt: Qua bì mạo; tiếng Mông Cổ: Тоорцог) là một loại của nam giới được sử dụng rộng rãi vào thời nhà Minh, nhà ThanhDân quốc. Đây là loại mũ đặc trưng trong trang phục người Mãn Châu và trang phục người Mông Cổ. Vào thời nhà Thanh, kiểu phối hợp trang phục mũ vỏ dưa cùng với trường sammã quái rất thịnh hành.

Nguồn gốc tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Lục hợp mạo thời Minh.

Mũ vỏ dưa được hình thành vào đầu nhà Minh, tương truyền có nguồn gốc từ Lục hợp nhất thống mạo (六合一统帽), gọi tắt là Lục hợp mạo (六合帽) do Minh Thái Tổ[1] tạo ra. Lục hợp mang nghĩa Thiên (天), Địa (地), Đông (东), Nam (南), Tây (西), Bắc (北) hợp nhất, ngụ ý thiên hạ thống nhất. Mũ vỏ dưa còn nhiều tên gọi khác như Lục hợp cân (六合巾), Tiểu mạo (小帽), Tây qua mạo (西瓜帽), Qua xác mạo (瓜壳帽), Qua lạp quan đẳng (瓜拉冠等).

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng đế Quang Tự đội mũ vỏ dưa.

Mũ vỏ dưa phổ biến có hình dạng bán cầu úp xuống như nửa vỏ quả dưa, do sáu miếng vải ghép thành nên được gọi là lục hợp. Mũ phân theo tạo hình gồm hai loại đỉnh bằng (平顶 bình đỉnh) hoặc đỉnh nhọn (尖顶 tiêm đỉnh); mũ có thể là loại cứng (硬胎 ngạnh thai) hoặc mềm (软胎 nhuyễn thai). Loại mũ cứng thường có đỉnh bằng, không thể gấp lại, bên trong lót bông. Còn loại mũ mềm thường có đỉnh nhọn, cầm gấp tiện lợi để mang theo đi đường, bên trong lót vải sợi hoặc lụa.

Chất liệu làm mũ cũng được phân theo mùa, cụ thể, vào hè thu chủ yếu dùng hắc sa (黑纱), kết tông hoặc dùng tất sa (漆纱); vào đông xuân thì dùng trừu đoạn (绸缎), nhung (绒) hoặc chiên (毡). Màu sắc bên ngoài mũ thông dụng nhất là đen hoặc xanh sẫm, bên trong lót vải màu đỏ. Khi có tang sự có thể dùng màu trắng. Phần đỉnh mũ được kết một nút thắt nhỏ bằng lụa đỏ gọi là kết tử (结子). Kích thước của kết tử có thể thay đổi theo sở thích và thời gian, có giai đoạn loại kết tử hình trái đào nhỏ rất được sùng chuộng, đến giai đoạn khác lại phổ biến kiểu kết tử lớn hơn. Ngoài ra còn thịnh hành một loại kết tử đặc biệt chế tác từ san hô, thủy tinh châu, bảo thạch được gọi là Mạo châu (帽珠).

Bên ngoài mũ thường có một vành hẹp, độ rộng 1 thốn, chiều dài bao quanh toàn bộ chu vi chân mũ. Ngay chính giữa vành được đính một viên ngọc bích hoặc bảo thạch gọi là mạo chuẩn (帽准) hay mạo chính (帽正), có tác dụng trang trí cũng như làm chuẩn phân biệt mặc trước và sau của mũ. Chất liệu của mạo chuẩn sẽ thể hiện điều kiện kinh tế và địa vị xã hội của người đội mũ. Hoàng tộcquý tộc có thể dùng trân châu, mã não, phỉ thúy, san hô, đá mắt mèo cũng như các loại bảo thạch quý giá để chế tác mạo chuẩn. Những thường dân địa vị thấp hơn có thể dùng thiêu lam, pha lê, bạc... Ngoài ra, những nam nhân trẻ tuổi hoặc con em Bát Kỳ thường treo thêm trên mũ những chiếc tua rua lụa đỏ chiều dài khoảng 1 xích gọi là hồng mạn (红缦)[2].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Phó Chấn Song. Qua bì mạo thực vy Chu Nguyên Chương phát minh. Lưu trữ 2021-04-30 tại Wayback Machine Văn sử bác lãm, 2017.
  2. ^ Quan Hạo. Mãn tộc truyền thống phục sức sơ thám.[liên kết hỏng] Đại học Dân tộc Trung ương, 2005.

Tài liệu