Thành viên:Biheo2812/nháp/2

Nhà thờ Công giáo Kiều Nhi Câu
桥儿沟天主堂
36°37′18″B 109°31′13″Đ / 36,6218°B 109,5204°Đ / 36.6218; 109.5204
Địa điểmKiều Câu, Bảo Tháp, Diên An, Thiểm Tây
Quốc gia Trung Quốc
Hệ pháiCông giáo (đến 1935)
Kiến trúc
Phong cáchKiến trúc Phục hưng La Mã
Hoàn thành1934
Đóng cửa1935 (bỏ hoang)
Quản lý
Tổng giáo phậnGiáo phận Công giáo La Mã Diên An (đến 1935)

Nhà thờ Công giáo Kiều Nhi Câu là một nhà thờ Công giáonhai đạo Kiều Câu, quận Bảo Tháp, thành phố Diên An, tỉnh Thiểm Tây.[1] Sau khi lực lượng Cộng sản Trung Quốc tiến vào Diên An năm 1936, nhà thờ được Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung QuốcHọc viện Mỹ thuật Lỗ Tấn trưng dụng. Nhà thờ được xếp hạng là di tích văn hóa trọng điểm quốc gia của Trung Quốc vào năm 1961.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Các đại biểu tham dự hội nghị toàn thể lần thứ 6 của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa VI, gồm Mao Trạch Đông (ngoài cùng bên trái) và Chu Ân Lai (ngoài cùng bên phải), đứng bên ngoài nhà thờ năm 1938. Có thể trông thấy ô cửa vòm theo kiến trúc Phục hưng La Mã.
Sinh viên Học viện Nghệ thuật Lỗ Tấn tụ họp bên ngoài nhà thờ được sử dụng từ năm 1939 đến năm 1945.

Năm 1924, nhà truyền giáo Công giáo người Tây Ban Nha Celestino Ibáñez y Aparicio (zh) mua mảnh đất để xây nhà thờ. Quá trình khởi công bắt đầu vào năm 1931 và hoàn thành vào năm 1934.[2]Hồng quân Công nông Trung Quốc tiến về phía bắc Thiểm Tây vào năm 1935, Giáo hội Công giáo đã rút khỏi khu vực và rời khỏi nhà thờ cùng các tòa nhà liên quan.[3]

Sau cuộc Vạn Lý Trường chinh, tập thể lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đến Diên An vào tháng 1 năm 1936. Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trưng dụng nhà thờ làm khán phòng. Năm 1938, hội nghị toàn thể lần thứ sáu (zh) của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa VI (zh) diễn ra tại nhà thờ. Từ năm 1939 đến năm 1945, Học viện Mỹ thuật Lỗ Tấn (zh) trưng dụng nhà thờ.[3] Năm 1944, tín đồ Công giáo địa phương tổ chức lễ Giáng sinh tại nhà thờ và chính phủ Cộng sản đã phái một đại biểu đến chúc mừng họ.[4]

Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập vào năm 1949, nhà thờ được xếp vào danh mục địa điểm bảo vệ cấp tỉnh. Năm 1961, nhà thờ được xếp hạng là một trong những di tích văn hóa trọng điểm quốc gia.[3]

Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thờ mang lối kiến trúc Phục hưng La Mã theo dạng vương cung thánh đường. Nhà thờ dài 36,28 m (119,0 ft) và rộng 15,858 m (52,03 ft).[5] Mặt tiền phía trước cao 11,04 m (36,2 ft). Nhà thờ có hai tháp chuông cao 22,69 m (74,4 ft).[6]

Nhà thờ hướng về phía Nam, vị trí bàn thờ đặt ở phía Bắc.[5] Gian giữa của nhà thờ được nâng đỡ bởi 12 cây thức cột Corinth. Mỗi trụ cao 4,5 m (15 ft). Gian giữa rộng 7,2 m (24 ft), trong khi mỗi lối đi rộng 3,4 m (11 ft).[5] Bàn thờ và đầu trụ được trang hoàng theo họa tiết cổ truyền Trung Quốc.[7] Vị trí dàn hợp xướng nằm bên trên cửa vào phía nam.[8]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 桥儿沟中共六届六中全会旧址 [Địa điểm cũ của Hội nghị toàn thể lần thứ sáu của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa VI tại Kiều Nhi Câu]. www.sxlib.org.cn (bằng tiếng Trung). Shaanxi Provincial Library. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ Wang & Zhang 2008, tr. 68.
  3. ^ a b c Wu & Wu 2020, tr. 14.
  4. ^ Wen Dao 1999, tr. 52.
  5. ^ a b c Wang & Zhang 2008, tr. 68–69.
  6. ^ Wang & Yang 2013, tr. 256.
  7. ^ Wang & Zhang 2008, tr. 70.
  8. ^ Wang 2014, tr. 106.

Tạp chí[sửa | sửa mã nguồn]

Tập san[sửa | sửa mã nguồn]

  • Wang, Li (2014). 陕北近代教堂建筑艺术研究 [Nghiên cứu nghệ thuật kiến ​​trúc nhà thờ cận đại ở bắc Thiểm Tây]. The World Religious Cultures (世界宗教文化) (6): 104–107. zero width space character trong |trans-title= tại ký tự số 28 (trợ giúp)
  • Wang, Li; Yang, Haozhong (2013). 延安地区近代教堂建筑研究 [Nghiên cứu kiến ​​trúc nhà thờ cận đại ở Diên An]. Sichuan Building Science (四川建筑科学研究). 39 (5): 254–258. zero width space character trong |trans-title= tại ký tự số 17 (trợ giúp)
  • Wang, Li; Zhang, Weijun (2008). 中西文化交融下的延安桥儿沟天主教教堂 [Ảnh hưởng của sự tương tác giữa văn hóa Trung Quốc và phương Tây đối với các nhà thờ Công giáo Qiao'ergou ở Diên An]. Chinese and Overseas Architecture (中外建筑) (7): 68–70.
  • Wu, Nong; Wu, Wei (2020). 陕北革命旧址中的延安桥儿沟天主堂 [Nhà thờ Công giáo Diên An Qiaoergou tại địa điểm cách mạng cũ ở phía bắc Thiểm Tây]. Shanxi Architecture (山西建筑). 46 (13): 13–14. doi:10.13719/j.cnki.cn14-1279/tu.2020.13.006.