Thảo luận:Kinh Dịch

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Q84927941686 trong đề tài Chỉ là sách bói
Dự án Trung Hoa
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Trung Hoa, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Trung Quốc. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.
Dự án Đài Loan
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Đài Loan, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Đài Loan. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.
Dự án Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.
Dự án Lịch sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lịch sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lịch sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.
Dự án Chiêm tinh học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Chiêm tinh học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Chiêm tinh học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Lịch sử Kinh Dịch[sửa mã nguồn]

Theo một số bài báo ở Thanh Niên: http://www.thanhnien.com.vn/Topic/?ID=179 hay http://www.thanhnien.com.vn/Search/?t=news&q=kinh+d%E1%BB%8Bch thì lịch sử Kinh Dịch nên nhắc đến cả chữ Việt Nam vào chăng? Bạn nào am hiểu xin tra cứu thêm. Tttrung 10:40, 25 tháng 3 2005 (UTC)

Tôi đã đọc bài của tác giả Nguyễn Thiếu Dũng nhiều lần rồi, tuy nhiên theo thiển ý của tôi thì ông có cách nhìn hơi quá dân tộc chủ nghĩa và luận cứ ông này đưa ra cũng không chắc chắn lắm do cũng chỉ dựa vào truyền thuyết là chính. Cái gọi là Trung Thiên Đồ là ông này tự sáng tạo thêm thôi chứ nếu bạn đã từng đọc Kinh Dịch và nghiên cứu kỹ lịch sử/địa lý Trung Hoa cổ đại thì có lẽ cũng sẽ có cảm nhận như tôi (tôi bắt đầu nghiên cứu Kinh Dịch và lịch sử/địa lý Trung Quốc cách đây khoảng 10 năm rồi) là nó có gốc gác ở vùng nào đó quanh sông Trường Giang và khái niệm Trung Thiên Đồ có lẽ tới 70-80% là hư cấu. Do vậy trong bài tôi chỉ nhắc sơ qua như sau:

Một số học giả khác cho rằng đồ hình của Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn minh Thần Nông (ở phía nam sông Dương Tử) mà sau này người Hoa Hạ đã học tập và phát triển lên. Luận cứ của họ không phải là không có cơ sở khoa học khi mà một số tên quẻ cũng như diễn giải quẻ của người Trung Quốc từ xưa tới nay đôi khi còn rất mơ hồ.

Note: Nền văn minh Thần Nông không có nghĩa là của riêng người Việt Nam, có rất nhiều dân tộc có lẽ có xuất phát điểm từ nền văn minh này (bạn nên nhớ là ngay ở khu tự trị Quảng Tây cũng có rất đông người có ngôn ngữ rất gần với tiếng Việt).

User:Vương Ngân Hà

Nếu vậy bạn hãy chỉ ra những cách giải thích ma không dựa vào những pho sách, truyền thuyết kẻ lại trong dân gian! khoa học là những giả thiết mà chúng ta từ đó có thể giải thích được các sự vật hiện tượng đấy bạn ạ! tôi rất đồng tình với tác giả về cách giải thích về những ẩn dụ hàm chứa trong các truyền thuyết(phi vật thể) mà còn nữa la trên trống đồng Đông Sơn, trong các cổ vật thuộc giai đoạn sớm của Văn hoá Phùng Nguyên.

Vậy có thể viết đại loại như sau được không?

Một số học giả khác cho rằng đồ hình của Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn minh Thần Nông (ở phía nam sông Dương Tử, có nhiều khả năng là tổ tiên dân tộc KinhViệt Nam) mà sau này... Tttrung 12:33, 25 tháng 3 2005 (UTC)

Theo tôi có thể viết là: Một số học giả khác cho rằng đồ hình của Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn minh Thần Nông (ở phía nam sông Dương Tử, trong đó có tổ tiên dân tộc KinhViệt Nam) mà sau này ...

Quẻ Hỏa Lôi Phệ Hợp: Người Bắc phát âm là ...Hợp còn người Nam là ...Hạp, tuy nhiên phải ghi theo phát âm chuẩn đã được công nhận là phát âm Hà Nội (thuộc Bắc Bộ).

User:Vương Ngân Hà

Thái Cực Đồ trong tiền Việt Nam?[sửa mã nguồn]

Đây có phải là một hình Thái Cực Đồ trong mặt sau đồng 100.000đ không [1]? DHN 05:16, 8 tháng 4 2005 (UTC)

Biểu trưng[sửa mã nguồn]

Cờ VNCH nguyên thuỷ, sọc đỏ ở giữa đứt đoạn, là quẻ Ly, Ly mới ứng với phương nam. Truyện cách mạng kể về giai đoạn chống Pháp thường gặp câu "xé cờ quẻ ly". Avia 03:00, 12 tháng 5 2005 (UTC).

Theo tôi nhớ trong sách sử thì Lá cờ quẻ Ly này chỉ có từ thời Nguyễn, Khi kinh Lược Sứ là Phan Thanh Giản đi trên tàu sang gặp người Pháp để điều đình về việc họ chiếm 3 tỉnh đầu tiên. Ly ứng với phương Nam để chỉ người Việt mình. Lá cờ lúc đó là màu vàng và 3 sọc đỏ, sọc giữa dứt đoạn.

Bây giờ xin phép xía vô chuyện Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn minh Thần Nông. Thật ra nếu nói rằng "một số học giả" cho như vậy thì phải nên chỉ ra đó là ai tầm cở nghiên cứu của họ tới đâu. Chúng ta không nên mơ hồ chỉ dựa vào một bài báo mà chưa chắc nhà báo đó biết bấm độn để xem quẻ dịch là gì!

Võ Quang Nhân 14:47, 30 tháng 6 2005 (UTC)

Quote:Nếu vậy bạn hãy chỉ ra những cách giải thích ma không dựa vào những pho sách, truyền thuyết kẻ lại trong dân gian! khoa học là những giả thiết mà chúng ta từ đó có thể giải thích được các sự vật hiện tượng đấy bạn ạ! tôi rất đồng tình với tác giả về cách giải thích về những ẩn dụ hàm chứa trong các truyền thuyết(phi vật thể) mà còn nữa la trên trống đồng Đông Sơn, trong các cổ vật thuộc giai đoạn sớm của Văn hoá Phùng Nguyên.

Tôi chưa bao giờ có ý định chứng minh Kinh Dịch là sản phẩm thuần túy của văn minh Thần Nông nên cho rằng chỉ bám theo mấy truyền thuyết là không hợp lý. Các truyền thuyết có rất ít giá trị khoa học trong việc nhận định Kinh Dịch là sản phẩm của văn minh Thần Nông vì chẳng có gì đảm bảo là chúng chứa bao nhiêu phần trăm sự thật, còn bao nhiêu là do người đời sau hư cấu. Để giải thích cho có vẻ khoa học một sự việc, một hiện tượng nào đó người ta có nhiều cách suy diễn gần đúng (mà cuối cùng có khi lại không đúng). Bạn đồng tình với các giải thích của tác giả Nguyễn Thiếu Dũng cũng không có nghĩa là ông này hoàn toàn đúng hay giới khoa học thế giới sẽ công nhận ngay những điều ông phát biểu, vì tất cả những điều ông ta viết mới chỉ là sự suy diễn của một cá nhân và quan trọng hơn là chúng ta chưa có bất kỳ chứng cứ khảo cổ học nào như người Trung Quốc đã có. Nói theo thuật ngữ pháp lý thì người ta trọng chứng (cứ) hơn trọng cung (lời khai, lời phát biểu). Chỉ khi nào chúng ta chứng minh được rằng các trống đồng theo kiểu Đông Sơn là sản phẩm duy nhất mà các bộ lạc người Việt xưa có quyền sở hữu (tôi không nhớ chính xác đã đọc được ở đâu đó trên Internet thì trống đồng dạng như thế tồn tại trong một khu vực rộng hơn là những nơi mà cho đến nay chúng ta vẫn tự hào) và chúng có mối quan hệ nhân quả với các quẻ Kinh Dịch hoặc tìm thấy các chứng tích khảo cổ học có quan hệ gần với Kinh Dịch thì mới nói chuyện tiếp được với người TQ, còn không thì mọi tranh luận vẫn chỉ là tranh luận trong chúng ta mà thôi. Cũng lưu ý bạn rằng người Việt (Kinh) ngày nay có thể chỉ là hậu duệ của một nhóm nhỏ các bộ tộc Việt cổ xưa.Vương Ngân Hà 15:44, 30 tháng 6 2005 (UTC)

Muốn bác bỏ những lý chứng của tác giả Nguyễn Thiếu Dũng thì anh Vương Ngân Hà phải dùng những lý chứng phản bác chứ. Có lý chứng nào cho thấy Kinh Dịch không phải thuộc Văn Hóa Phùng Nguyên không? hay có vật chứng nào chứng tỏ kinh dịch là của người Hoa Hạ (sống trên đất Trung Hoa, không thuộc văn hóa Phùng nguyên)? Nếu lập luận không thì cũng phải chỉ ra được những mâu thuẫn của tác giả Nguyễn Thiếu Dũng. Cần chỉ ra giả thuyết đó mâu thuẫn với những sự thật không thể tranh cãi. Nên nhớ đừng nhầm sự thật với quan niệm hay nhận thức của số đông. Người ta lập được Trung Thiên đồ từ Trống Đồng, từ truyền thuyết tồn tại hàng ngàn. Nếu chỉ là ngẫu hứng sáng tại ra vị tất đã có thể hữu dụng trong việc vận dụng và lý giải các quả trong kinh dịch? Tôi không hiểu lắm về Kinh Dịch mặc dù có đọc qua vài lần. Nhưng quả thật ngôn từ trong kinh dịch rất "thân thuộc". Người Việt dễ hiểu và hiểu một cách đơn giản trong khi các bậc học giả Trung Hoa hẳn hoi cũng còn tranh cãi nhiều. Tôi không biết tác dụng của Trung Thiên Đồ khi vận dụng vào lý giải kinh dịch ảnh hưởng đến đâu. Nhưng nếu nó làm sáng tỏ Kinh Dịch thông suốt đến vậy và lại chỉ có các học giả ở Việt Nam biết đến thì bạn phản bác lại điều này thế nào. Văn hóa phương đông luôn chú trọng đến "cha truyền con nối", mà không công khai phổ biến rộng rãi. Lẽ nào người hoa lại lưu truyền nó sang đất Việt và quên nó đi? Nếu chứng minh được Trung Thiên Đồ là 1 phần của Kinh Dịch Nguyên gốc theo tôi không có gì phải bàn cãi Nước Văn Lang là người kế thừa chính thống di sản Kinh Dịch của tiền nhân. Tuy mọi việc vẫn chưa rõ ràng nhưng Tôi thấy ý kiến của anh Vương Ngân Hà mang đậm tính chất chủ quan, ngụy biện, không hề dựa trên chứng lý thực tế nào. Anh nên xem lại tư duy logic của mình thì hơn.Nên nhớ đây mới là giả thuyết tác giả đưa ra là cơ sở cho người sau tiếp tục nghiên cứu và củng cố. Trắng đen đâu thể rõ ràng trong một sớm một chiều được. Nếu chưa có những lý chứng phản bác xác thực, hay lập luận gì cao siêu thì đừng nên báng bỏ giả thuyết của tác giả Nguyễn Thiếu Dũng. Người ta làm việc khoa học và đầy tinh thần trách nhiệm với dân tộc đấy. Quốc Thịnh

Phản bác[sửa mã nguồn]

Tôi xin có 1 vài ý kiến...

Mở đầu bằng ví dụ như sau: Người Việt Nam mua gạch men sản xuất tại Italia về để lát nền. Mấy nghìn năm sau con cháu khảo cổ tìm thấy đá men của Ý... Liệu có thể nói người Việt sản xuất ra gạch men lát nền đó không? (Cứ giả sử là lúc đó trên thế giới không thấy ở đâu có loại gạch men đó nữa). Hay thêm 1 ví dụ khác: Giả sử có người Việt Nam thời tiền sử, đi chơi bên Trung Quốc, chẳng may bị chết. Các nhà khảo cổ hiện nay tìm thấy hài cốt, đem nghiên cứu, liệu có thể nói đó là tổ tiên của người Trung Hoa không? Việc xác định nguồn gốc của Kinh Dịch là 1 việc quan trọng vì không biết mình từ đâu đến thì khó mà biết nên đi về đâu. Nhưng chuyện tìm nguồn gốc không phải là điều TẤT YẾU vì không biết mình từ đâu đến không có nghĩa là phải dừng lại không tiếp tục cuộc hành trình.

Cứ giả sử là Kinh Dịch là của họ Phục Hy, hoặc họ Thần Nông, nhưng có chắc chắn rằng người Việt Nam hiện giờ là con cháu đích thực và duy nhất của Phục Hy hoặc Thần Nông hay không? Dù nó có đích thực là của người Việt Nam đi nữa, thì càng không thể vì thế mà tự hào cho được; thực ra, đó lại là điều càng thêm xấu hổ vì con cháu người Việt lại chẳng có chút hiểu biết rõ ràng về Kinh Dịch.

Điều may mắn là Kinh Dịch vẫn tồn tại và chúng ta có thể tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu nó. Việc tôi thấy cần thiết là nghiên cứu thật kỹ càng đạo lý của Kinh Dịch và tính khoa học của nó, xem nó có thực sự có ích cho đời sống hay không? Có thực sự giúp việc tiên đoán tương lai hoặc tìm hiểu quá khứ hay không? Có giúp giải quyết những khúc mắc của người xin quẻ hay không? Hay đó chỉ là một thuyết mơ hồ, chưa đủ căn cứ áp dụng thực tiễn vào đời sống hiện nay.

Thực ra, khoa học càng phát triển thì đạo lý của Kinh Dịch càng được khẳng định thêm. Sự tồn tại của Chất tối hay Năng lượng âm lại càng chứng tỏ là MA QUỶ và những chuyện siêu hình khác cũng có thể tồn tại. Theo Einstein thì không có gì tuyệt đối; theo Nguyên lý bất định thì không thể khẳng định chắc chắn 1 điều gì; theo thuyết Hiệu Ứng Cánh Bướm (Effet papillon) thì một con bướm vỗ cánh ở Nhật cũng có thể gây bão ở Mỹ - có thể suy rộng ra rằng người gieo quẻ chỉ ngồi một chỗ cũng có thể suy đoán việc trong thiên hạ.

Mong những người quan tâm đến Kinh Dịch hãy tiếp tục nghiên cứu và tìm ra cách ứng dụng nó vào cuộc sống...

~~TBT~~

Ngũ Hành và Lục Khí[sửa mã nguồn]

Các bạn có ai biết cặn kẻ về chuyện này không... vì Kinh dịch theo chổ tôi biết Các sách Kinh dịch đã được dịch ra tiếng Việt (của cụ Phan và cụ Ngô Tất) đã bị lượt bỏ phần Lục khí. Nếu như Ngũ Hành được xem như các luật vận động ở phiá Địa thì Lục khí là các luật vận động phiá Thiên.

Thật ra ngay tại Trung Hoa ngày nay phần Lục khí này cũng gần như bị quên lãng vì không có ai kế truyền.

Ứng dụng của Lục Khí là bộ môn "Châm cứu Lục Khí" gần như đã thất truyền. Còn ít người biết khoa này ở VN.

  • -*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

Đề nghị bạn nên tìm đọc Dịch lý và y Dịch:

 "....Đông Y học lấy Dịch Lý làm cơ sở cho sự phát sinh, phát triển của mình. Sự khí hóa của Âm Dương, Ngũ hành đã được Đông Y vận dụng và khai thác triệt để. Vì vậy bộ môn Y dịch Lục khí Xuất hiện cũng là  một hệ quả tất nhiên. Y dịch Lục khí gồm có châm cứu, Y Dược, Mạch Lý.
 vậy Y Dịch Lục khí là gì?
 Theo đông Y, Lục khí là Phong, Hàn, Thử (nhiệt), Thấp, Táo, Hỏa, 6 khí của trời mà Nội kinh đã viết: Trời nuôi người bằng Lục khí, đất nuôi người bằng Ngũ vị, lục khí gồm có:

Tam dương:

          1. Hàn khí ứng với kinh Thái dương (Hàn Thủy).
          2. Táo khí ứng với kinh Dương minh (Táo Kim).
          3. Hỏa khí ứng với kinh Thiếu dương (Tướng Hỏa).

Tam âm:

          4. Thử khí ứng với kinh Thiếu âm (Quân Hỏa).
          5. Phong khí ứng với kinh Quyết âm (Phong Mộc).
          6. Thấp khí ứng với kinh Thái âm (Thấp Thổ).

.....Châm Cứu mà không hiểu về Dịch Lý cũng giống như thợ sửa xe Honda, ai chỉ sao làm vậy? photocopy của người khác, thuộc lòng vị trí huyệt, không cần biết lý do vận hành của kinh mạch, thì cũng có trúng, cũng có sai?......

  • -*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-


tôi thiết nghĩ việc tìm hiểu xem kinh dịch là sản phẩm của ai, ở đâu cũng rất quan trọng. nhũng tôi nghĩ quan trọng hơn nó là tinh hoa của loài ngươi. vi vậy điều quan trọng khi nhác đến no ta hãy chân trọng tìm hiểu và suy ngâm cho tinh. nêu thực sự đã tinh thông thì sẽ tìm ra câu trả lời nó đến từ đâu và đến như thế nào, đến từ những ai...tôi nghĩ trên đời này rất hiếm người tinh thông tới ngưỡng đo. mà có thì thường người đó cũng chuyên tâm về những bí ẩn mà người ko dễ gì chấp nhận hay nói đúng hơn người ta sẽ quên minh là ai? voi ngươi đó lúc đo kinh dich là sản phẩm của mọi người. các bạn cu nghĩ mà xem. con người giàu lòng bác ái nhất là nghĩ tới thế giới đại đồng nghi tới sự cứu dỗi con người khỏi u mê.hỏi xem xã hội phát triên đúng ko nào? đúng! nhưng đó chỉ là vật chất và kế thứa, phát triển khoa học. nhưng về mặt đạo đức thì tiến bộ thế nào....? vì vậy càng uyên bác, càng thông thái thì họ càng vị tha và nhân hâu. vui ko quá, buồn cũng bình thản. vậy đên khi đó hộ nói và xác định của ai ra có ý nghĩa gì? và có khi còn gây nên những làn sóng tranh cãi, mâu thuận vì có ai biết mà công nhân cùng ông y đâu. hay chỉ công nhân vì tôi tin ông ấy chứ ko phái tôi khách quan thấy điều đó là đúng. hay để rồi như GaLile bước ra khỏi phiện tòa xét sử mà phải chảy nước mặt một mình mà nói ràng:" DÙ Sao Trái Đất vẫn quay"

Bạn nào viết bài này cần phải chú thích đầy đủ lá cờ mà bạn đã giới thiệu" Đế Quốc Việt Nam"! Hiện nay kinh dịch đã được ứng dụng trong nhiều lỉnh vực nếu chúng ta cứ giành nhau với người Trung Quốc về nguồn gốc là của ai thì phỏng có lợi ích gì? Tại sao chúng ta không nghiên cứu và ứng dụng nó, như tổ tiên ta đã dùng thử xem nào? chẳng hạn như dự báo bão, động đất... thảo luận quên ký tên này là của Coc chu (thảo luận • đóng góp).

Tôi thấy rằng bạn là người nhân hậu khi quan tâm đến ứng dụng của Kinh Dịch nhằm mang lại lợi ích cho con người. Nhưng tại sao ta phải tìm ra ngưồn gốc của nó, theo thiển ý của tôi có mấy lý do sau:

  • 1. Vì lòng tự trọng. Nếu là Kinh dịch đúng là của nền văn minh Văn Lang, Bạn và tôi và toàn thể người dân Việt sẽ rất đỗi tự hào, chúng ta sẽ có thêm động lực đưa nước ta phát triển. Để gần gũi hơn xin lấy ví dụ, nếu có ai đó cướp hết của cải, danh tiếng của ông bạn sau đó miệt thị ông bạn là hèn kém, man di, bất tài thì bạn cũng phải đi tìm sự công bằng cho ông mình và gia đình thôi. Nếu ai cũng đại lượng như bạn thì nhân loại không cần đến Luật sở hữu trí tuệ làm gì.
  • 2. Vì sự ứng dụng, và phát triển của Kinh dịch. Âm dưong, Ngũ hành, Âm lịch, Kinh dịch, Thái ất, Tử vi, Y học Phương Đông, Phong Thủy...(có thể)là các sản phẩm của nền văn minh Văn Lang. 2000 năm nay chúng chỉ được ứng dụng mà không phát triển thêm đựợc bao nhiêu vì chúng không có lý thuyết gốc. Chúng chỉ là các sản phẩm tách rời nên không có tính hệ thống. Mất gốc, không có tính hệ thống nên chúng rất khó hiểu nên dẽ có sai lầm. Bạn theo dõi báo thì có thể thấy, ở Trung Quốc đang có nhiều ý kiến loại bỏ Đông Y cũng vì những lý do này. Chúng ta cần phải truy tìm nguồn gốc của chúng, hệ thống hóa lại. Như vậy chúng mới có thể tiệp tục được nghiên cứu và phát triển.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này trong các nghiên cứu đăng tải trên mạng. Việc này sẽ rất khó khăn vì dứoi ách đô hộ cả nghìn năm, với sự đồng hóa có hệ thống nên nền văn minh văn Lang chỉ còn tồn tại trên truyền thuyết, nên cần có nhiều người hơn nữa để tìm lại di sản của cha ông ta. Khó khăn nhưng chúng ta nhất định làm đựoc. Tổ tiên có nhắn lại với chúng ta rằng: Cóc không sống dứoi nứoc (mất nước), nên nòng nọc là con của Trê, khi nào Nòng nọc lớn, sẽ trở về thành con của Cóc. (1)

Ganda.

(1): Theo ý của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Ganda 03:54, ngày 23 tháng 7 năm 2007

Sai lầm của Leibniz[sửa mã nguồn]

Em nghĩ ông Leibniz không sai lầm gì ở đây cả bởi ông chỉ tìm cách biểu diễn các quẻ thành các dãy số nhị phân chứ không nói rằng các quẻ trong Kinh Dịch là biểu diễn các số nhị phân! Hoang448 14:35, ngày 21 tháng 6 năm 2007

Đoạn này bạn nào viết không đúng. Theo Leibniz thì vạch liền dương biểu diễn ký tự 1 còn vạch đứt - - âm mới biểu diễn ký tự 0 chứ không phải được trình bày như trong bài. Phần đặt tiêu đề và bình luận bên dưới mang nặng tính chủ quan và không khách quan theo tinh thần trung lập. Bất cứ ai đã từng học tóan đều biết rằng việc Leibniz chứng minh Tiên thiên đồ của Phục Hy là các số nhị phân biểu diễn các số từ 0 đến 63 trong hệ thập phân hoàn toàn là một suy luận khoa học. Đây cũng là cơ sở để nhiều nghiên cứu về những con số như 18 hay 16 kỳ diệu mà trong bài nói tới nên tôi đề nghị phần bình phẩm này nên bỏ đi và tiêu đề thay đổi lại. Xin cảm ơn Freelance (thảo luận) 05:06, ngày 15 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bát quái[sửa mã nguồn]

Vì phần bát quái là một phần của Kinh dịch, nên không thê đinh hướng giống nhau.--DXLINH (thảo luận) 03:11, ngày 6 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi không hiểu DXLINH nói gì! Mekong Bluesman (thảo luận) 17:50, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Dịch Lý Việt Nam[sửa mã nguồn]

Thưa các Bạn,

Tôi tình cờ vào đọc được Bài viết Kinh Dịch này, nên đã mạnh dạn chuyển lên Wiki Bài Dịch Lý Việt Nam[[2]] và Bài Dịch Lý [[3]], nhưng vì chưa quen với kỹ thuật viết bài Wiki nên thế nào còn thiếu sót! Mong các Bạn bổ xung.

Thưa các Bạn, cùng với lòng tự tin của Dân tộc tôi xin được phép trình bày với các Bạn một cách Thuần Lý nền tảng của Bộ Môn Dịch Lý, Dân tộc VN sau 1000 năm bị đô hộ của TQ,tiếp đến trên 200 năm loạn lạc nhưng chúng ta vẫn còn những sắc thái đặc biệt của Lý Dịch trong văn hoá không bị lai căng đồng hoá đó là niềm Tự Hào ắt có của Dân Tộc. Qua các bài viết của tôi, chúng ta nên có một sự thành khẩn trung thực khoa học để không Tự Ti mà cũng không Tự Tôn suy nghiệm xét đoán. Thực tế thì mọi Sự thật vẫn luôn luôn được con người tìm kiếm truy lùng và cẩn trọng đây cũng là động cơ thúc đẩy các Nhà Khảo Cổ miệt mài nhiều khi còn mạo hiểm và dám hy sinh cả cuộc đời của mình! Vậy chúng ta không thể thụ động chấp nhận vì như thế khác gì thoái thác sự tiến bộ của chính mình!

Mong các Bạn tham khảo. Ha Trong Anh (thảo luận) 16:52, ngày 5 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Theo tôi các vị chỉ có nghiên cứu các vấn đề không đi vào hiệu quả ứng dụng Kinh Dịch, tại sao như thế? tại sao không đáp ứng lời "Cốc chủ" chỉ bàn về KD là của ai Nếu Việt NAM cho Kinh Dịch của VIệT NAM hãy nghiên cứu đi cứ đưa ra công cuộc nghiên cứu nào nhỏ nhất thích hợp nhất của KD đối vối đời sống con người đem lại hiệu quả cho con người sống trong xã hội hiện tại? Truy tìm để đòi quyền sở hữu trí tuệ liệu có trí tuệ để giữ gìn quyền sở hữu đó hay không? Lời thật thường hay mắc lòng. Kinh Dịch Cao xa hay giản dị: Chính sự giản dị là khoa học thực tế. Nếu đã là Quân tử thì còn gì để học tập Kinh Dịch trở thành quân tử có Đạo.Nếu là tiểu nhân tại sao không học Kinh Dịch để thành đạt là quân tử."Tiểu nhân " cũng có thể là những con người còn nhỏ ăn chưa no lo chưa tới, chứ không phải "kẻ tiểu nhân" vì" kẻ tiểu nhân" thực sự có bao giờ rờ tới Kinh Dịch,trái lại những người tự cho mình là quân tử thì càng chắc chắn chẳng bao giờ rờ tới Kinh Dịch vì quá mãn nguyện khi mình đã là "quân tử" Vã chăng khi rờ tới thì cũng nâng cao tột đỉnh vinh hoa của quân tử mà thôi, như thế làm sao? bằng cách nào hướng tiểu nhân trở thành chính nhân quân tử và hướng "kẻ tiểu nhân" trở thành "quân tử".Con người sĩ diện tự cho mình là trí thức, học thức,tri thức tìm hiểu ý nghĩa văn bản giá trị cao siêu của KD trong khi Tổ Tiên ngàn đời xa xưa chỉ mong muốn con cháu không bị thống trị thoái hoá mà phải tiến bước đi lên như thời Hoa Hạ. Phải sinh con đẻ cháu để tiếp nối giống nòi (theo điều kiện ắt có và đủ)và mở mang giữ gìn bờ cỏi của đất nước bảo vệ đất nước phát triển kinh tế thăng tiến cuộc sống an lạc mừng vui cho dân chúng.Tại sao phải Kiền 1,Đoài 2...Tại sao Kiền không phải là 6 ai làm chứng cho vấn đề này.Ai chính thức công nhận. Nếu có thì chúng ta đạt được điều gì?Tại sao không nghĩ rằng đó là điều của các nhà nho TQ đèo vào để nghiên cứu mồ mã (phong thuỷ địa lý)Tất cả đó là công trình nghiên cứu thuần Am (có lợi thế cho người chết để phò trợ cho người sống chính đáng) và người TQ đã giỏi về công trình nghiên cứu phong thuỷ đó.Tại sao chúng ta không thể làm khác hơn người ta để nghiên cứu riêng tư cho mình.

                                       222.254.117.33 (thảo luận) 13:20, ngày 1 tháng 12 năm 2008 (UTC)Cốc chủ 2.Trả lời

Hà đồ nói gì?[sửa mã nguồn]

Trần Nguyễn Minh Huy đã xóa thảo luận này của 222.254.117.73 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 06:11, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Không đọc được[sửa mã nguồn]

Đọc cả bài chọn lọc mà người đọc không đọc được hào nào. --Duyphuong (thảo luận) 16:57, ngày 26 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

    • Tôi thấy một số thông tin đã có trong bài, nhưng viết như thế, thật khó hiểu đối với người mới đọc Kinh Dịch. Nếu xóa đi thì lại thấy tiếc, nên chọn giải pháp viết thêm mục Những điều căn bản nhất không xóa mà chỉ thêm vào mục mới này để mọi người dễ hiểu hơn về cuốn sách uyên thâm này. --Duyphuong (thảo luận) 02:30, ngày 28 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời
phuongcacanh đã xóa thảo luận này của 115.74.255.47 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 23:33, ngày 23 tháng 3 năm 2011 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
phuongcacanh đã xóa thảo luận này của 58.187.117.99 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 23:26, ngày 23 tháng 3 năm 2011 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Cần viết thêm về những tranh cãi nguồn gốc[sửa mã nguồn]

Gần đây rất nhiều các nghiên cứu có giá trị để chứng minh nguồn gốc kinh dịch là của Việt Nam chứ không phải Trung Quốc, thiết nghĩ chúng ta cũng nên viết thêm vào đây majjhimā paṭipadā Diskussion 06:15, ngày 13 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng quá.--117.6.64.175 (thảo luận) 06:28, ngày 13 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bố láo bố toét[sửa mã nguồn]

Thấy người sang bắt quàng làm họ. Cộng nô chỉ biết thủ dâm tinh thần thôi chứ không có kiến thức gì đáng biểu dương.

Mời chỉ rõ thêm nguồn hàn lâm hay giải thích ngoài việc chỉ trích, còn việc cụ bảo tôi là "cộng nô" là 1 sai lầm lớn của đời người. Thân ái. =))  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 02:44, ngày 26 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời

Chỉ là sách bói[sửa mã nguồn]

Nhiều học giả Trung Quốc muốn nâng tầm Kinh Dịch lên "Triết học phương đông" nhưng từ Tần Thủy Hoàng và các nhà chính trị Nhà Tần với chủ trương Đốt sách chôn nho đã coi Kinh dịch là sách bói (vô hại) nên không bị đốt và sau này được coi là một trong Tứ Đại Kỳ Thư (sách kỳ lạ) của Trung Quốc gồm : Kinh dịch (Chu dịch) , Mai Hoa Dịch, Địa Lý Toàn Thư và Ma Y Tướng Thuật đều là sách bói. Nên cái gọi là Triết học Á đông thật kém thuyết phục. hihi các học giả cả Việt Nam , Trung Quốc đừng có nổi giận nhé , Tần Thủy Hoàng , Lý Tư đều không thấy tí " Triết Học" nào chỉ là sách bói để xem bói thuiQ84927941686 (thảo luận) 13:48, ngày 1 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời