Thảo luận Thành viên:Baodo/Backup02

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi Tmct trong đề tài Lý tính

Tôi tưởng chắc mình anh công kích tôi, té ra thêm Mụ casa nữa. Bây giờ tôi mới xem lại lịch sử trang thảo luận của tôi, té ra là do mụ ta sửa, tôi lại đinh ninh là anh. Trời, tôi nhầm to, vạn lần xin lỗi anh. Tôi sẽ tính sổ luôn mụ ta. Đi mài kiếm đã.陳庭協 01:37, ngày 31 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

x tự[sửa mã nguồn]

Xin hỏi có nên tạo những bài tên Chùa X để redirect đến những bài có tên X tự không? Nguyễn Hữu Dng 21:23, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chúc mừng năm mới[sửa mã nguồn]

Chúc anh một năm mới vạn sự như ý.

Tối nay tôi đón giao thừa trước anh. Sợ lúc đó say nên không chúc được.

Đừng xông nhà tôi trước nhé, kẻo sang năm tôi...mải mê với wiki, quên công việc chính mất.陳庭協 10:30, ngày 31 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Xông đất[sửa mã nguồn]

Chào anh năm mới. Anh khai bút nhanh cái này, bỏ vô Câu đối Việt Nam, sẽ có ý nghĩa đầu xuân hơn, hà hà, đầu xuân viết câu đối, việc này quá dễ đối với anh, đầu năm đừng nên làm việc khó: Ba hồi trống dục\giục mồ cha kiếp... (Cao Bá Quát). 陳庭協 13:22, ngày 01 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lời cám ơn dễ thương[sửa mã nguồn]

(Đạo văn tới 60% lời của bài hát lời tỏ tình dễ thương.)
Cảm ơn anh về bản dịch. Hiệp sẽ gắn nó vào, tất nhiên là để làm rõ hơn câu đối Tàu và câu đối Việt.陳庭協 07:13, ngày 02 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bài Câu đối Việt Nam sẽ được sao nếu như có anh sửa lại.Hihi 陳庭協 10:41, ngày 02 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ôi, anh lại bảo tôi đi sưu tầm nữa rồi. 陳庭協 11:03, ngày 02 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đây anh, tôi bỏ trang đó, lý do khi vô trang đó nó báo lỗi như sau, copy cho anh xem nhé (ở dưới), cho nên tôi nghĩ trời thương tôi nên không cho tôi nhìn, trời biểu người mở được, đọc được là anh thì lo mà giúp đi, quá may, quá may [...] (đọc xong anh xóa giùm cho gọn nhé).陳庭協 14:26, ngày 02 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thêm nữa, thêm nữa. Mới viết chừng đó Tổng quản Nguyễn Hữu Dụng đã đòi bỏ chữ Việt Nam (của Câu đối Việt Nam) rồi, nếu đọc và chép được chương 1, chương 2,...của trang anh gửi chắc tên bài này phải đổi quá (vì nó nói quá nhiều về câu đối...Tàu).陳庭協 14:40, ngày 02 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
“Chư Cát nhất sinh duy cẩn thận. Lỗ Đoan đại sự bất hồ đồ”.

Chư Cát tức Gia Cát Lượng.

Tích rằng: Có người mách vơí Hoàng Đế rằng tể tướng Lỗ Đoan rất hồ đồ. Hoàng đế nói: Chỉ có ngươi mới hồ đồ mà thôi. Lỗ Đoan việc nhỏ thì hồ đồ nhưng việc lớn thì rất sáng suốt. Lời bình: Đó là biểu hiện của người rất thông minh. Việc nhỏ cứ tẩn mẩn cả ngày tính toán như lông gà vỏ tỏi, những người như thế là người ngu đần. Cho nên hồ đồ một chút, độ lượng khoan dung, thoải mái một chút, phong cách cao, nhìn xa thấy rộng, người như thế ở đâu làm việc gì cũng tốt.

Mao Chủ Tịch đã dùng hai câu đối này để đánh giá Diêp Kiếm Anh.

陳庭協 Chỉ dịch như vậy thôi. Đại ca xem sao. (Tửu tăng đúng là Đạo Tế, câu này nhiễm do hồi nhỏ hay xem phim Tàu, có thể dùng sai nhưng vì thích nhân vật Đạo tế nên thi thoảng hoá thân) 陳庭協 01:13, ngày 04 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Anh phạm luật nhé, nhớ năm ngoái tôi đã quy định cho anh là thấy tôi dịch không được kêu lên Ô hô, ha ha, nay anh lại kêu hê hê rồi. Tôi mà dịch được, dịch ngon tội gì không đi bán chữ mà lại làm bảo vệ như hiện nay. 陳庭協 02:13, ngày 04 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

TDH tạm giải lao tiếng Tàu, nhảy sang tiếng Anh, đang dịch bài không quên quá khứ, sau đó quay lại chiến đấu Văn học Việt NamThiền sư Việt Nam....陳庭協 14:50, ngày 04 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

chữ Hán-Việt[sửa mã nguồn]

Chào anh, phần bài viết về chùa, chữ trong ngoặc hồi trước lúc tôi bắt đầu viết để chữ thường đấy chứ, nhưng sau đó, có người sửa lại thành chữ đậm, để giảm sự chỉnh sửa nên các bài sau tôi viết thành chữ đậm. Bây giờ anh thấy thế nào hợp lý thì tùy anh sửa. Nhân đây, tôi cũng nói thêm là tương tự đối với chữ m (mét). Trước đây,lúc đầu tôi toàn viết là 5m, sau đó, mọi người sửa lại là 5 m. Cho nên anh để ý hộ tôi và xem thêm như thế nào là hợp lý hơn và sửa luôn cho các bài viết về chùa. Cám ơn.

Anh thấy tôi viết chữ đó ở trang Anh Hùng có đúng không, tôi chỉ tra nghĩa và ghép thôi chứ chưa tham khảo ở chỗ nào khác đâu. Casablanca1911 11:36, ngày 02 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Cái cô Casa này có còn muốn tôi là đồng minh nữa hay không mà quấy tôi hoài. Chỉ oan cho anh Baodo vì tui nghĩ chỉ anh mới viết được chữ Tàu thôi.陳庭協 14:43, ngày 02 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ngôn ngữ[sửa mã nguồn]

Anh chỉ cần học sơ thêm tiếng Nga, Tây Ban Nha, và Nhật là có thể xin vào Liên Hiệp Quốc làm trong tiểu bang đặc biệt về ngôn ngữ rồi. LĐ

Anh thấy đại ca tôi nói chưa (↑). Cho nên suy ra (→) đọc được là may cho tui lắm rồi, hiểu thì...hãy đợi đấy.陳庭協 13:56, ngày 05 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ngôn ngữ ngoằn ngoèn[sửa mã nguồn]

Rất nghiêm tức hỏi anh Baodo và Làng Đậu:

  • Hiện Hiệp có phần mềm nhận dạng chữ Việt, chữ Anh là VnDOCR (có bản thảo, sách... đưa vô scan, xong PC xử lý rẹc, xuất ra dạng văn bản...) sau đó chỉnh sửa lại, khốn nỗi phần mềm này do Việt Nam+cơ quan LĐ làm ra (HP), nên chỉ dùng cho mỗi máy scan HP thôi, sau này không biết có cái phiên bản nào chung cho mọi máy scan không, thêm nữa phiên bản đầu quá ẹ, mất công sửa còn hơn gõ mỏ cò lại nữa nên Hiệp dẹp xó rồi. (mục này minh hoạ thôi), xem câu hỏi chính nè:
  • Tương tự như vậy, có máy scan nào + có phần mềm nào để quét trang chữ Tàu, xong xuất ra dạng văn bản (tất nhiên là chữ Tàu) không vậy?
  • Rút lại câu hỏi vì có xuất ra, có phần mềm HanoConv cũng không hiểu được, thôi, để cho em đi làm bảo vệ.
Xong, và chờ. 陳庭協 14:05, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

蘇東坡[sửa mã nguồn]

Sai thì hẹn mai, đúng thì anh ới cho tiếng. Buồn ngủ lắm nhưng vẫn đợi anh.陳庭協 14:46, ngày 05 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đặt ở wikipedia:Bàn tham khảo câu này thì hay cho tui quá. Đây là Cao Đài TĐ. Cho tui đi ngủ chưa?. Kêu LĐ tới đó. 陳庭協 14:51, ngày 05 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ok, may cho tôi quá. Chúc anh sức khoẻ (để mà cãi với người khác). 陳庭協 14:56, ngày 05 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

chết chưa[sửa mã nguồn]

Tui đã tiên tri trước là sẽ có "kẻ" đặt vấn đề với ông về cách phân loại rồi! Hà hà bi giờ tui làm thầy bói Ngao-du.

Re Tứ đổ tường[sửa mã nguồn]

Vấn đề tại sao tửu, sắc, tài, khí gọi là tứ đỗ tường. Ðổ tường là gì là nghĩa đen, nghĩa bóng, hay là tiếng lóng? baodo có biết không trả lời giúp.Thân ái.Lê Thy 07:26, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nhân tiện[sửa mã nguồn]

Anh Baodo xem giúp giải thích hộ luôn câu: "Nhất dương chỉ, nhị thiên đường, tam thế môn, tứ đổ tường" xem câu này viết có đúng không, và nội dung nói về gì, tôi không biết từ Hán Việt nên không rõ nghĩ chính xác của chúng. Riêng từ "tứ đổ tường" thì tôi đã được giải nghĩa. Casablanca1911 07:53, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Danke schön! für jedes gute Wort.Herzlichst! Casablanca1911 03:00, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ich bin eine Architektin. Darum interessiere ich mich an den Tempeln und Pagoden. Ich hoffe, zuerst meine Artikel zu vollenden ist, dann werden wir eine Kooperation beginnen.;-)

Kompiler: I am an architect. Do đó, Tèo thích thú với đền và chùa. Tèo hy vọng rằng, bài của Tèo được đầy đủ, sau dó chiện cộng tác của chúng mình "mở màng trình diển". Tèo ziết tiếng Đức sợ ít người hiểu Ziết tiếng "Quẻ Ly" dể hiểu hơn

Thầy Quảng Đức[sửa mã nguồn]

Tôi đang mượn pháp để tu học (anh cũng biết rồi mà, đi đứng nằm ngồi, ăn nói đều tu học được). Chưa kể nghiệp của tôi đang bị tòa án kêu ra hầu tòa mặc dù tôi không hề vi phạm các luật lệ đáng để bị kêu ra hầu (và còn bị báo trước cái xác suất phải mất 4 tuần hầu tòa... một cách vô lí nhưng đó lại là luật lệ hợp pháp tại Hoa Kì tôi đang tìm cách dùng pháp để đối trị giả pháp .

Nay tôi có việc lớn nhờ anh tra cứu thật kĩ giúp chữ "như thị" (chữ này có dùng trong Kinh Kim Cang ở câu "ưng như thị sanh tịnh tâm") tất cả các nghĩa Hán thuần của chữ này đừng để các nghĩa trong kinh làm ảnh hưởng (Cái này so theo truyện Tây Du Kí thì là tôi gửi con tim "tội đồ" cho anh đem đến xứ Phật đó nhe đừng quên nhé!) Anh trả lời xong tôi sẽ hết sức cảm ơn và sẽ ráng phụ bài thầy Thích Quảng Đức. Cho dù trước nay tôi vẩn có hiểu chữ này nhưng van anh tra cứu kĩ giúp!

Vái ba vái sát đất cảm tạ trước, Tôi bắt đầu đọc bài mà anh muốn nhờ giao cho dù đây cũng chỉ là Pháp Lam (viết theo lối ngụ ngôn của thầy TDH)


Làng Đậu


Gửi Làng Đậu (mượn chỗ)
Cây muốn dừng mà gió không muốn lặng. Anh chê Pháp lam là viết theo lối ngụ ngôn, tui sẽ trả thù đó. Bài Thích Quảng Đức mà viết câu nào là tui gào lên: viết chi khó hiểu thế, đề nghị sửa...sửa...sửa cho đến khi nó là trang trắng mới thôi. Tui hỏi mụ G.G thế nào là chẻ tóc (tui ngây thơ thế đó), mụ ta cười, sau đó tui hiểu chẻ tóc là gì?! Tui chưa phục từ đó bởi tui có thể chẻ sợi tóc (thật) ra tới làm 4 rồi.
Luôn tiện anh tìm giúp nửa câu đối còn lại:

Ba hồi trống dục/giục mồ cha kiếp.
Một nhát gươm đưa,....

陳庭協 07:13, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ba hồi trống[sửa mã nguồn]

Chắc là kiếp trước tui làm học trò không cúng tổ nên kiếp này bị ông đòi làm học trò không cúng mà còn đòi gào lên là "đồ viết bậy xóa bài đi, chơi bàn mới".

Hãy dựa theo gốc bài văn: Đây là bài thơ Nôm của Cao-Bá thì không thể dùng cách hành văn lộn chữ Hán vào. Quát đã cố tình dùng chữ Nôm (mặc dù chỉ là mượn chữ) mà ổng đâu có dại! Bây giờ anh rõ chữ gì chưa ? Nếu chưa thì bê câu này của tui tặng cho ông Baodo và bà Sư Tử (Gr.gr.) thì chắc chắn hai người đó dư sức loại suy chữ Hán ra khỏi chữ Nôm.

Ba hồi trống giục, mồ cha kiếp.
Một nhát gươm đưa, bỏ mẹ đời
Viết có 3 chữ BMĐ mà cũng sợ mang tiếng viết dơ bẩn thì làm sao làm chuyện lớn đây ông. Vậy đủ chưa ? Đúng là đồ nhỏ mọn Trả thù cho đã đi. LĐ

Các dị bản

[1]
Ba hồi trống giục đù cha kiếp
Một nhát gươm đưa, đéo mẹ đời.LĐ

Câu đối phải chờ G.G sống lại đã, dường như nàng vẫn chưa nghiệm thu công lao anh em mình đó mừ.陳庭協 07:10, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Trời ơi anh Baodo cho ông này một nhát đi (ổng trù ẻo G hoài sao sống nổi đây?!) nếu không G xuất chiêu sư tử là anh mất đệ tử đó nghe! Nghiệm thu sao nổi, ổng phá G hoài mà. G.G 07:17, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
5000 không chịu, thêm 3 đó.Ok? 陳庭協 07:20, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tiếc là tôi chém hắn không được vì là clone của tôi; thêm vào đó thì cổ nhân nói: Có hoạt nhân kiếm thì mới được dùng sát nhân đao. Tôi có SÁT NHÂN ĐAO, nhưng không có thứ kia nên sợ lắm, ráng nhịn hắn vậy... --Baodo 23:02, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chỉ tại ông "thầy" kiếp trước của tui "ghen" dữ wá ổng muốn làm ô uế cái vốn không thể bị ô uế tại đây! May mà tui chỉ là "chi kỉ" với người ở Wiki thôi chứ nhè "tri kỉ" của ổng thì chắc tui phải... tự cạo đầu (Rất tiếc tại vì ổng dám đưa đầu nên tui cạo đại, nay còn có 1 cọng để cho ổng chẻ làm 4 (nhắn tin tiền sư phụ:chờ vài ngày nó mọc lại thôi mờ. Ra tiệm mua đại cái đầu tóc giả đội lên là xong -- xin đừng cố chấp nợ từ tiền kiếp nhé vì kiếp đó con đã để Tiền sư phụ cạo láng rồi)

Thôi tghì nhờ "mình" lưu lại thành bản lưu đi cho đở mọi người ngó.

Như thị[sửa mã nguồn]

Vấn đề ở chổ người hiểu: Thí dụ tôi hiểu rằng câu Chư Bồ-tát-ma-ha-tát ưng 'như thị' sinh tịnh tâm .

  1. Tôi có thể hiểu rằng Chư Bồ-tát-ma-ha-tát ưng 'để nguyên như vậy vạn pháp' mà sinh tịnh tâm
  2. Hay hiểu cách thứ hai là Chư Bồ-tát-ma-ha-tát ưng 'như vầy' (như thế này, như sau đây) mà sinh tịnh tâm tức là các câu sau đó sẽ giải thích câu này.

Nhưng như vậy thì LĐ chỉ muốn xác nhận lại lần cuối nghĩa dùng trong câu 1. đúng hơn ? (trước giờ tôi vân nghĩ nghĩa 1. này)

Không phải anh Làng Đậu ơi! Câu 2 mới đúng, nhưng chữ "như vầy" có thể được thay là "như sau" (chỉ đến câu đi sau) hoặc "như thế" (chỉ nội dung vừa nhắc đoạn đi trước)... Câu 1 không đúng.

Nhưng vấn đề ở đây là dựa theo bản nào dịch? Tôi trích La-thập và nguyên bản Phạn một đoạn để anh đọc nhé!


I.

…thì ông ta không nói đúng sự thật. Vì sao? Tu-bồ-đề, vì những sự trang nghiêm được dạy bởi Như Lai dưới tên »trang nghiêm« chính là những Phi trang nghiêm, thế nên chúng mới được gọi là »sự trang nghiêm«.


II. Phạn

तस्मात्तर्हि सुभूते बोधिसत्त्वेन महासत्त्वेनैवमप्रतिष्ठितं चित्तमुत्पादयितव्यं यन्न क्वचित्प्रतिष्ठितं चित्तमुत्पादयितव्यं न रूपप्रतिष्ठितं चित्तमुत्पादयितव्यं न शब्दगन्धरसस्प्रष्टव्यधर्मप्रतिष्ठितं चित्तमुत्पादयितव्यम्‌। Cho nên, Tu-bồ-đề, Bồ Tát Ma-ha-tát nên phát triển một tâm thức không nương tựa như vậy (Phạn evam), nên phát triển một tâm thức không nương tựa bất cứ nơi nào, nên phát triển một tâm thức không nương tựa vào sắc, nên phát triển một tâm thức không nương tựa vào thanh, hương, vị, xúc, pháp.

II. Hán, 【羅什】La-thập

T08n0235_p0749c20║。。。是故須菩提。諸
T08n0235_p0749c21║菩薩摩訶薩應如是生清淨心。不應住色
T08n0235_p0749c22║生心。不應住聲香味觸法生心。
Thị cố Tu-bồ-đề, chư Bồ Tát Ma-ha-tát ưng như thị sinh thanh tịnh tâm, bất ưng trú sắc sinh tâm, bất ưng trú thanh hương vị xức pháp sinh tâm.
Thế nên, Tu-bồ-đề, các Bồ Tát Ma-ha-tát nên phát sinh tâm thanh tịnh như thế, không nên nương vào sắc mà phát sinh tâm, không nên nương vào thanh, hương, vị, xúc, pháp mà sinh tâm.

Và từ như thế (=như thị của La-thập) chỉ đến nội dung đoạn đi trước, đoạn I. Còn để nguyên như vậy vạn pháp là sai. OK? --Baodo 18:40, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cảm ơn anh bài Thích quảng Đức đã xong còn cần chỉnh chi tiết thôi. Cảm ơn anh vì biết anh biết Phạn ngữ nên tôi mới có thể solại với một số bản dịch (tui mù chữ mờ)
U7a vậy bài Thích Quảng Đức tui đòi tiền ai đây ? Ai đặt hàng nhi? LĐ

Sư tử wiki[sửa mã nguồn]

Trời ơi sao lại thấy Gr đúng... thiệt? Gr đang mù mờ khi đụng tới hai chữ u mặc đây Baodo ơi! Sao nó lại có thể vừa sâu lặng vừa trào lộng được? (chỉ Hán tự mới phân biệt?). Gr khi sử dụng trong Việt ngữ thì thấy nó hình như hơi không nhất quán nên muốn dùng thử một lần mà thấy ngại quá. Gr đang chẻ củi nấu cơm đây chớ tự vô chùa rồi, hết tóc! Cám ơn anh. G.G 07:47, ngày 10 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Anh đang "chống đối" Sư tử??? Ôi, có phải là ngửa mặt kêu trời không chứ? (Hết ký nổi!!)

Re CTTC[sửa mã nguồn]

Đã nói anh B là sư tử wiki chỉ biết hống thôi, viết CTTC chúng là sự hứng bất ngờ (trong lúc chờ ông sếp ký quyết định cho đi chỗ khác!) anh ngứa tay muốn sửa, muốn phá thì tùy à, í a. Để trả thù bác LĐ nói Gr (chỉ biết bắt chước) chẻ tóc nên thử phân tách một bài kệ xem nó có khác thơ chút nào không đó. Và kết quả là (theo nhận xét của anh thì người yêu thơ không hiểu được!). Hì hì, vậy là thành công rồi ha. Trả lời bên trang của Gr nhé (nhưng đợi G một chút), vì được cá quên nơm, qua đến nhà anh chỉ lo nhìn quanh quất xem có thấy đồng loại không nên hết hồn, đâu còn biết trời trăng mây gió là gì nữa!:) G.G 07:16, ngày 11 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bạch Thầy, búa đã mài.:) G.G 10:28, ngày 11 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

  • Dạ dạ..., Thầy làm đệ tử tổn thọ mất thôi!
Không biết ai tổn thọ hơn ai đây :P.
  • Tối qua về nghĩ cái chữ "trung lưu" quả là không ổn, có thể thay chữ "trung ấm" {Kim Cang kinh}- (ở giữa sự sống-chết, sự khai-lạc) dễ hiểu hơn chăng?
Thấy chưa, ha ha ha... xử lí sau.
  • Đã đọc Thảo luận Mãn Giác, cười cả một buổi sáng mà không làm việc được. Chắc ở với wiki thêm một thời gian nữa thì Gr hóa thành hỗn độn, thêm vài chục khiếu rồi...tiêu ma luôn!!! ). Chắc G chạy trước mất thôi anh B ơi!
  • Luận về văn học mà không chuyên về văn học thì chuyên về cái gì cho nó bách khoa đây? Câu này G quả thực không hiểu. Đồng ý có cố gắng đánh lộn với cái chủ quan rất nhiều nhưng vẫn chưa thắng hoàn toàn nên học trò từng bước wiki hóa chớ sao có thể một bước mà sang đến Đức được? Hì hì. P.S: cám ơn anh (lần 2) về u mặc, có lẽ trong TV chỉ có chữ phái, trường phái đi kèm u mặc thì mới có nghĩa trào lộng, humour thôi. Chúc anh ngủ ngon. G.G 01:51, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Dạ, nhưng đừng đưa câu văn lên cao như bướm bay, ai bay theo nổi để đọc tiếp?
  • Vui vẻ tiến 320km đi, rồi tối về dạy học trò để lấy phúc cho con cháu hỉ! ) G.G
Đi về hơi say đường xa, nhưng đủ sức để luận với MekongBluesman chủ để hot này Chuyện nóng Wiki!. Đọc xong chớ cười nhé, cũng chơi chữ "Ngộ" với ổng đó ;). Hôm nay đừ đi ngủ sớm, hẹn thức dậy đấu khẩu nữa! --Baodo 23:00, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Thức dậy rồi sao không thấy anh đấu gì hết? "Dạ" đệ tử lần nữa là coi như ly khai thiệt đó nha. Ông kia đại náo quá, G không chừng tiền trảm hậu tấu (ở gần mà) là B đừng trách nhé (tiền tấu rồi nè). G bay chỗ nào thì anh chặt cánh giúp với chứ G chi sơ thân bổn côn trùng mất rồi, đâu có hạnh phúc ở nhân gian! :) Chúc anh cuối tuần vui vẻ, G thượng sơn đây!

Hữu luân/Pháp luân[sửa mã nguồn]

Cảm ơn bác đã nhắc nhở, tôi sẽ cho con bot skip bài này. Tuy nhiên, tôi e rằng những con bot khác mà tôi không điều khiển sẽ thêm interwiki lại thôi. Cách hay hơn là đổi bài ở zh.wiki, en.wiki, và những bài ở những ngôn ngữ khác để chúng khỏi liên kết đến bài chữ Hán, thì con bot sẽ không mò ra được nữa. Nguyễn Hữu Dng 16:35, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hay nhất thì tạo một bài stub tại zh.wiki cho hữu luân và liên kết đến đó từ đây, con bot sẽ không đổi nữa. Nguyễn Hữu Dng 16:44, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
"NHD nay trổ tài HD"! Đây là coâu đối đấy nhá. LĐ

Gắn hình[sửa mã nguồn]

Mới học lóm được, đại ca xem thử. 陳庭協 01:41, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hì Ông Tửu vương gắn kiểu này anh chịu chưa cái đã nếu hình khác cỡ tui có thể "điều chỉnh" và xếp dàn theo tùy ý cở tùy ý. Nhưng bi giờ chơ xem anh có thích kiểu của tửu vưong chưa. Nếu chưa thì báo cho tui mấy cái hình phát luận link ở chổ nào tui chép xuống ghép lại thành 1 và đem lên cho anh

Làng tui có cây Đa


Nhắn Tửu Vương: anh cứ việc lấy hết các job của tui kể cả job... "thăm hỏi" bài của mấy cô. LĐ bảo đảm tuyệt đối không ghen (vì nếu "của tui" rồi tui đâu cần ghen, còn hông phải của tui... tui có ghen cũng chả ai thèm nghe) Vậy nên, "sống trong đời sống cần có 1 .... cái gì" wên tuốt lời ca tiếp dồi.

Làng tôi có cây Đ....

(ông này nhanh nhẩu ... người ta đa gõ chưa hết dòng tư tưởng Tái bút đã chen vô giành. May mà Baodo chớ là mấy cô chắc viết chua xong 1 chữ đã bị ông nhào vô --tặng ông luôn đó muốn giành bao nhiêu bao lâu tùy hỉ ) LĐ

Và con trâu nữa chứ. THD --

Bỏ phiếu dịch thuật ngữ[sửa mã nguồn]

Cảm ơn tin nhắn của anh, tôi mới vào Wiki được mấy hôm nên còn nhiều điều chưa biết (bây giờ tôi mới biết cách nhắn tin:)). Cũng vì chưa rõ các anh thường làm như thế nào, tôi xin hỏi ý kiến anh về chuyện bỏ phiếu cách dịch thuật ngữ machine learning. Khi bỏ phiếu thì cần có thời hạn trước khi tổng kết. Vậy thông thường thời hạn đó là bao lâu? (Tmct 12:53, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC))Trả lời

Đòi công[sửa mã nguồn]

Tôi chẳng thích ai cảm ơn tý nào, chỉ thích trả ơn thôi. Hihi, anh bấm cho mấy chữ tiếng Tàu kim-mộc...hanh thông tại đây giúp Hiệp nhé. 陳庭協 14:17, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

LÀm ơn, quay lại giúp Ngũ hành (五行) là kim (金) - mộc (木) - thuỷ (水) - hoả (水) - thổ (土). ?

→thuỷ=hoả, LĐ đang có mặt đó đại ca ơi.陳庭協 14:54, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

LĐ = Lận Đận = Lao Đao = Lậu Đậu... = Lãng Đãng = Lênh Đênh,.. trời ơi, cái tên gì mà lắm nghĩa thế! --Baodo 14:59, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hôm nay, (13, thứ sáu), H không ra đường (sợ gặp mỹ nhân), không rượu, nên tinh mắt đó thôi.陳庭協 15:06, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bibi anh và wiki, tui đi ngủ đây, mai đi đánh cờ với casa. Cấm quậy đó nhé. 陳庭協 15:26, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bài nên chú ý[sửa mã nguồn]

Baodo có thể đọc và giúp bài Ba qui y không? Mekong Bluesman 10:39, ngày 15 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vừa có thêm bài Như Lai. Mekong Bluesman 12:06, ngày 16 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Có nhờ tui xoá giúp không vậy anh Baodo? 陳庭協 13:04, ngày 16 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đã xóa theo yêu cầu. Anh cần xoá bài nào cứ báo nhé.陳庭協 14:19, ngày 16 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đệ tử của anh bị người khác chuốc rượu te tua rồi, sư tử khỏi cần can tội... nữa hỉ? G.G 03:43, ngày 17 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vừa có thêm bài Phật lịch, à quên, gần có, nhờ anh viết giúp. 陳庭協 23:36, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lắm lời[sửa mã nguồn]

Cây muốn dừng mà gió không không lặng. Anh đừng nói tôi lắm lời đấy.陳庭協 04:11, ngày 17 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hôm qua là ngày đại hạn của Hiệp (công việc). Mong hôm nay đỡ hơn (trên wiki). Anh đố một lúc 4 câu, thong thong thả thả tui sẽ tìm hiểu thử.陳庭協 01:26, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
(Nhờ đất nhà a.Baodo) Có câu nhà giàu đứt tay ăn mày đổ ruột không biết H nghe chưa nhỉ? La vừa vừa thôi. Biết rồi, bảo vệ mà nghe cũng nhiễu sự quá đi! Cái vụ IP không xong là G tiêu đời luôn đó!

Lo trả lời đi kẻo tui kêu ông là tửu giảm ráng chịu hỉ! G.G 11:03, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

利是封包[sửa mã nguồn]

利是封包 có đúng không vậy? lần sau mấy câu dễ òm này anh đem hỏi người khác nhé, (cám ơn ai đó đã hỏi, thường ngày, tôi chỉ nói, nhiều câu chữ chẳng biết do đâu mà có) 陳庭協 02:00, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Mấy ngày anh ngủ dữ vậy? Coi lại giùm G hai chữ Hán-việt: "Tân thiên" và "trung trực" giúp với? G chịu chết. Đang xem Đạo giáo của anh nè. Trang Tử có lẽ thay đổi chút ít so với ý tưởng ban đầu của người phát thảo hỉ! (Sợ bị la) Wow, Không dám quấy rầy nữa :)G.G 01:52, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Một bài toán được đánh giá đúng khi người giải đúng và thầy chấm điểm 10. 陳庭協 02:18, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xin lỗi tui xía hông đúng chổ nhưng phải "cạo" giúp nếu không để ổng bị quỷ dạ xoa cạo bằng "dầu sôi". Câu Một bài toán được đánh giá đúng khi người giải đúng và thầy chấm điểm 10. chỉ đúng khi anh ở Việt Nam hay một số nơi. Khi tui ở Đức tui được điểm 1. Khi tui ở Mỹ tui được điểm A (hay A+). còn tui ở Nga thì ... tui chưa ở Nga nên không viết ra. Cạo sơ giúp cho ông đỡ bị quỷ sứ đẫn độ rồi nhé! Cấm làng nước, cấm G.G. Cấm ông Bao cười. Vậy, do trang này không ở VN nên không chịu luật điểm 10 của TĐH. LĐ

Ngược lại, một bài văn (bài này bàn về ngôn ngữ nên đích thị là văn chương rồi đấy nhé!) đúng (chuẩn)-tạm gọi, chưa chắc được thầy chấm điểm 10 vì học trò thiếu sáng tạo, đến nay vẫn chưa hiểu đề thì e hèm, còn xem lại đã! G.G 02:40, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

G.G lại lên núi rồi. Không có ai để chọc ghẹo cả. Anh khoẻ chứ.陳庭協 00:30, ngày 28 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nhỉ[sửa mã nguồn]

Cảm ơn bác Baodo đã chỉ giáo. Tôi cũng lưỡng lự khi dùng chữ này vì không chắc chắn chính tả. Nguyễn Hữu Dng 00:01, ngày 24 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Shogi[sửa mã nguồn]

Xin Thành viên:Baodo kiểm tra lại bảng từ Hán-Việt trong bài Shogi và sửa đổi nếu cần thiết. Cảm ơn. Nguyễn Hữu Dng 16:25, ngày 24 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chào năm mới[sửa mã nguồn]

Đại ca thấy Hiệp khai bút đầu xuân chưa, phen này LĐ phải ganh tỵ với Hiệp còn G.G phải đến bái sư là có rùi. 陳庭協 10:34, ngày 29 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

1/2 câu đối là thơ, 1/2 còn lại là hỗn hợp. Vế trái và phải đã để ý nhưng quyết định để vậy (không theo luật bằng trắc, hợp logic thời gian vì là câu đối chữ Quốc Ngữ). Nếu để ý (ngoại trừ những câu đối chữ Hán, một số câu đối chữ Nôm theo đúng luật bằng trắc khi phiên âm, đúng ý), các câu đối chữ Quốc Ngữ như vậy là tàm tạm, hà hà ...陳庭協 03:39, ngày 30 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đường Huyền Trang[sửa mã nguồn]

Cuối năm viết bài này...không biết anh có định thỉnh về các kinh Phạn và dịch Việt trong năm tới không?

Có! Tôi đang chọn một bộ kinh để dịch trong thời gian từ tháng 6-12 tại VN đây. Có lẽ dịch bộ Lăng-già, hoặc Chính định vương.

Phật giáo Việt Nam đang cần bàn tay anh đó. Tui chỉ mong anh lâu lâu dịch 1 bản kinh rồi đem trải đăng khắp nơi. À nè! anh có cho phép đăng lại các bài giảng của anh trong các trang khác chuyên về giáo dục không ? thí dụ trang [2] -- Chúc anh ăn tết an lành -- Tui

Tôi có giảng gì đâu mà đăng?!! Chỉ soạn vài bài nhỏ thôi. Sắp tới này mới bắt đầu dịch và đọc thật kĩ các bộ kinh lớn, nhưng có lẽ dịch sang Đức ngữ trước.
Chúc Anh năm mới vạn sự như ý! Và có sức và mồm cãi không biết mệt :D --Baodo 23:21, ngày 27 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Anh Bảo đón tết trên wiki àh? chúng ta chắc phải lập club đón tết. Thảo luận:Trang Chính Vietbio 14:29, ngày 28 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Chúc anh một năm đại cát. Vietbio 17:57, ngày 28 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Cám ơn những lời chúc tốt đẹp của anh. Mong anh sức khoẻ và thành công. Vietbio 00:03, ngày 29 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời



LĐ chưa bao giờ cãi nên cùng chưa bao giờ mệt vì cãi... nhưng mệt vì cải thì có (làm cải chua). Nhờ anh tui, "chẻ" được cãi với cải @#$%!

Các bài giảng không có nghĩa là bài anh đã giảng mà là các giáo trình dạy học, nếu chúng được phổ biến càng rộng ra thì càng có cơ may anh tìm được "đệ tử chân truyền". Phật tử thì chắc không mấy phụ thuộc vào lời "chúc" (..."tụng" thì có thể ?) Thế thì anh muốn tui "chúc" hay "tụng" anh ? Thôi tụng nhe! Cấm cười. LĐ

Núi[sửa mã nguồn]

Hông lẽ đầu năm mới mà đòi...?? Mồng 3 Tết rồi anh B ơi!:) G say sưa dữ quá, chẳng thấy bướm cũng chẳng thấy Chu..!!!G.G 11:36, ngày 31 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bài thơ[sửa mã nguồn]

Nhờ User:Baodo viết âm H-V của bài thơ này: en:Lion-Eating Poet in the Stone Den. Cảm ơn. Nguyễn Hữu Dng 19:51, ngày 01 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cám ơn[sửa mã nguồn]

Tôi biết Prof. Cao Xuân Hạo là ai và đã đọc nhiều bài của ông ta (qua talawas). Tôi có nhiều ý về tiếng Việt giống ông ta. (Tôi cũng tin là nếu Prof. Cao Xuân Hạo viết tiếng Anh ông ta cũng sẽ chia sẻ lối nhìn của tôi về cách dùng tiếng Anh hiện nay.) Tôi không thể nào tham gia vào các diễn đàn như talawas (hay kém hơn) vì chỉ cần đọc qua 2 hay 3 câu của tôi họ biết là không phải một native speaker. Hơn nữa, các người viết tại đó dùng tiếng Việt rất hay để "viết chọc, viết chạm" nhau (tease, touch the other's sensitive spot); có rất nhiều khi tôi không hiểu hoàn toàn nhưng hiểu được 80%. Tôi thích đọc những bài bình luận về cách dùng ngôn ngữ như vậy, đặc biệt là các bài của các người không những dùng nó như tiếng mẹ đẻ mà còn là master of the language. Dĩ nhiên là tôi thích đọc các bài như vậy bằng tiếng Anh và về tiếng Anh nhiều hơn là về tiếng Việt.

Tôi cũng biết Đào Duy Anh và Nguyễn Quốc Hùng là ai. Do đó tôi sẽ mua vài quyển từ điển của hai ông đó trong cuối tuần này, nếu tôi dự định đi tới "phố Việt". Tôi có Hán-Latinh và Hán-Anh nhưng dùng chúng nhức đầu lắm. Nếu tôi biết chữ Hán nhiều như ông thì tôi đã không có rắc rối. Tôi thường phải đoán Hán từ Việt, xem lại với Việt-Anh và xem lần cuối, nếu cần, gốc Latinh của Anh và gốc Hán của Việt.

Tuy nhiên, tôi sợ là cách dùng quá dựa vào từ điển nhiều khi không mang được nghĩa tôi muốn nói đến người đọc. Tôi đã đọc các từ điển tôi có thể đặt tay đến nhưng Casablanca1911, gần đây, đã bảo tôi rằng "thủ đoạn" mang nghĩa xấu và "tiêu cực"; trong khi tôi chỉ biết nó là một phương cách, một mưu kế, một trick...

Alas, ngôn ngữ tiếp tục đi trong khi tôi đã trở nên quá chậm!

Mekong Bluesman 20:47, ngày 01 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sao,sao,sao[sửa mã nguồn]

Ah, lão tăng đã...thức dậy.
Ngày hôm nay sư tử đã bị ba roi rồi, cũng thấy sao Thiền tông rồi, bà con chắc vui đùng đùng phải hông?:) Chỗ nào là dám hay không dám hở lão tăng, nhưng gió động, phướn động (hì hì), rất có hào hứng kết thúc cái vụ nợ nần này. Quên, lão tăng thăm dùm Vạn Hạnh Thiền sư, để sư tử lên đỉnh cô phong rồi hống xả xì-tress với (mà bà con cũng được một phen Xuân Thu nữa!) Đa tạ! G.G 10:13, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chào anh. Thấy anh xuất hiện tôi mới dám chào. Thật ra là số tôi ở liều gặp lành nên mới có sức viết hoạn quan. Vữa nãy mới đánh đòn G.G nữa. Dạo này wiki thấy có nhiều câu khó hiểu quá, hay là ngôn ngữ tiếp tục đi trong khi tôi đã trở nên quá chậm!. LĐ cũng thấy vắng.陳庭協 11:03, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Bác H thấy wiki có nhiều câu khó hiểu hay wiki thấy có nhiều câu khó hiểu?. Lão tăng đâu có la rầy G, chỉ...chê (õng chê eo)thôi > mà cũng đáng lắm, xem Avia "sửa lưng" G kìa. Ôi, cái lưng bị đòn roi của G sao mà thê thảm vậy. G.G 06:52, ngày 08 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tạm biệt anh. Tôi đi ngủ trước. 陳庭協 15:32, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chữ Nôm[sửa mã nguồn]

Xin cho cháu hỏi hình này en:Image:Muon Nam (Vietnamese Chu Nom).png có thật sự là chữ Nôm cho chữ "muôn năm" không? Hay trong chữ Nôm chữ này được viết như "vạn tuế"? Nguyễn Hữu Dng 17:09, ngày 15 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cảm ơn nhiều! Bây giờ qua Tết rồi, tình trạng bài chữ Nôm ra sao? ;-) Nguyễn Hữu Dng 17:44, ngày 15 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Re: Kinh tế học[sửa mã nguồn]

Vâng, chắc tôi làm thuật ngữ "normative" thành chữ đậm thay vì liên kết, rồi lát nữa thấy chữ đậm đó cho nên tạo ra trang đổi hướng. Bây giờ tôi mới thấy lỗi của tôi, cám ơn bạn chỉ ra cho tôi. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 00:31, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xin bạn xem en:Normative#Social sciences; tôi nghĩ đó là một sử dụng khác của thuật ngữ. Bài en:Economics cũng nói "when a subjective value judgment is made". Xin bạn giúp với bài đó, tại vì tôi chưa hiểu rõ các thuật ngữ kinh tế học và toán học. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 01:09, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Re: Giao thức[sửa mã nguồn]

Tôi toàn thấy sách báo dùng từ "giao thức" khi nói về network/communication protocol. Tôi cũng nghĩ là nên đổi tên bài giao thức thành Giao thức (gì đó). Do bài đó được đặt tương ứng với en:Communications protocol nên chắc nên đổi là Giao thức truyền thông. Ngoài ra, tôi nghĩ bài đó nên được xếp loại stub, vì đọc nội dung thì chỉ thấy nhắc đến mỗi giao thức cho Internet.

Nhân tiện hỏi bác luôn. Có phải "giao thức" là "nghi thức giao tiếp" không? Không nói chuyện logic nhưng lại hỏi ngôn ngữ rồi đây.:) (Tmct 02:47, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC))Trả lời

Tôi xem kĩ bài này [3] mới hỏi chuyên gia đó nhé! (copy hai chữ 交識 tìm trên trang đó sẽ thấy context, đừng sợ chữ Tàu nhiều quá :-))

Trên máy tính của tôi hiện toàn dấu ???, đổi "character encoding" với các kiểu Chinese thì cũng chỉ thấy toàn ????. Ngay cả hai chữ mà bác cho tôi cũng không nhìn thấy. Không rõ như vậy nghĩa là máy tôi cần cài thêm font gì? Tôi không ngại nhiều chữ Tầu đâu, có điều...không hiểu gì:D. Bác có biết từ điển on-line Hán-Việt (không phải Trung-Việt vì tôi không biết chữ Hán), nghĩa là từ điển tiếng Việt nào giải thích đến tận gốc của các từ Việt gốc Hán nào không? Nhiều khi tôi rất muốn tra nhưng chỗ tôi không có sách tiếng Việt nên chắc càng không có từ điển mà mua. Tôi không dám nhận làm "chuyên gia" đâu. Mang tiếng chết!;) Chỉ là tôi thấy mọi người hay dùng chữ nào thì biết chữ đó thôi.

Cũng đang định hỏi bác về chuyện "Máy học" "học máy", cảm ơn bác đã bật đèn xanh luôn. (Tmct 10:44, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC))Trả lời

Cảm ơn bác. Giờ đến cơ quan thì tôi nhìn thấy chữ Tàu rồi. Chắc máy ở nhà có vấn đề. Tôi cũng có một quyển tự điển Thiều Chửu (in lại cách đây vài năm), nhưng tiếc là lại để ở Việt Nam. Nghe bác nói, tôi mừng là đã mua được sách tốt. Bây giờ ở nhà sách in mới thì nhiều, nhưng sách tốt thì vẫn hiếm. (Tmct 14:13, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC))Trả lời

Như mọi ngày[sửa mã nguồn]

G không thông hiểu Đức ngữ, cảm ơn đã chỉnh sửa giúp. G

Ồ, tặng như vầy bự quá, G đâu dám nhận! Mỗi chuyện TĐPH mà G đã hụt hơi rồi đó. Điều răn thứ 20 của Baodo cho G xin nghe, vì không thể đáp ứng được yêu cầu. Nghe nói anh nhiều đệ tử ở VN? Nhờ một người mà cõi đời chói chang như G liệu có phải là...? G.G 13:29, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đồng minh[sửa mã nguồn]

Ông hỏi "dễ" quá!

Cái khó là homonym "Minh" có rất nhiều nghĩa trong tiếng Việt. Nhiều người, có tôi trong đó một thời, nghĩ Minh là "phe" hay "bên" vì nó sẽ làm "Đồng minh" thành "cùng phe". Nhưng sau khi đọc nhiều trên sách và trên Wikipedia thì tôi đã biết "Minh" là "lời thề, lời ước" (盟) -- đây là do các người này đã có thề sẽ giúp nhau (trên giấy tờ thôi vì nếu có cô concubine đẹp hay một số tiền lớn thì lời thề đó có thể quên!)

Riêng trong trường hợp đặc biệt cho tôi thì tôi tự xem "Minh" là đến từ 酩 ("say rượu"); và "Đồng minh" là các người cùng uống rượu với nhau. Tôi biết là tôi hoàn toàn đúng trong trường hợp này, Baodo dù có "thảo luận" thêm tôi cũng che tai.

Mekong Bluesman 23:56, ngày 27 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tại vì đang "chiết tự" nên tôi trả lời ông về việc "trí tuệ nhân tạo". OK, "Tuệ" là cái chổi (彗) và "Trí" là sự chậm chạp (遲), do đó "trí tuệ" là cái chổi dùng để quét đi sự chậm chạp -- hay stupidity; sau khi stupidity đã bị quét đi thì còn lại là intelligence. Như vậy thì đúng rồi, tại sao Baodo lại kêu la?;-{)>

Nói nghiêm túc hơn, tôi đồng ý với "Trí thông minh nhân tạo" hơn là "Trí tuệ nhân tạo".

Mekong Bluesman 00:11, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Mind and Body[sửa mã nguồn]

Tôi tình cờ đọc được câu Baodo viết cho Mekong Bluesman

Có người đang dịch mind = trí tuệ trong văn cảnh "body and mind" thay vì "thân & tâm". Ông thấy sao? Tôi thấy cách dùng ngôn ngữ như vậy mà áy náy.

Hay quá, có người để nhờ rồi. Tôi nghĩ mấy năm nay về chữ "mind" trong các bài về triết học mà chưa chọn được chữ nào hợp ý. Tôi tạm lấy chữ "trí tuệ" khi dịch Suy ngẫm về Triết học Tiên khởi từ en:Meditations on First Philosophy, có chỗ thấy không ổn về nghĩa lại chuyển sang "nhận thức". Nhờ Baodo đọc giúp tôi bài tiếng Anh để xem mind nên dịch là gì.

Nghĩa đầy đủ của "tâm" là gì?

Cảm ơn nhiều. (Tmct 14:33, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Tôi cũng muốn dịch tiếp, nhưng lại đang kẹt thời gian. Dịch bài này cần nhiều thời gian để nghĩ hơn là mấy bài Tin học.
Tôi mới nghĩ ra từ "tâm thức" (心識, tra đại từng chữ trong từ điển Thiều Chửu [4] thì được như thế, không biết có đúng không). Hy vọng chữ này hợp với giải nghĩa dưới đây của "mind" (từ điển Webster)
1. The intellectual or rational faculty in man; the understanding; the intellect; the power that conceives, judges, or reasons; also, the entire spiritual nature; the soul; -- often in distinction from the body.
Chữ "tâm" (từ đơn đi một mình) thì tôi sẽ hiểu ngay ra là cái gì đó tim+lòng dạ chứ ít liên quan đến óc. Thí dụ "Ông ta là người gian hùng nhưng vẫn còn có tâm".
Thêm chữ "thức", nghe sẽ có vẻ "intellectual or rational faculty" hơn. Tôi nghe thì thế, nhưng không biết có đúng như thế hay không. Thú thật là tôi dốt tiếng Việt :-)
(Tmct 14:14, ngày 02 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời
Tâm tâm tâm
Tâm khó tầm
Giờ tầm chi ?
Tầm tâm vậy! (nếu viết méo mó kiểu LĐ thì thay thành "tầm tầm bậy!")

Baodo sửa từ cho tôi rất hay. Tôi sẻ sửa dần dần theo các từ mà tôi đồng ý (có nhiều). Các từ khác, tôi sẽ thắc mắc dần.

Tôi cũng rất thích danh sách thuật ngữ của Baodo. Tôi tìm được cách dịch cho nhiều từ mà tôi chưa biết làm thế nào. Tuy nhiên có một số cách dịnh mà tôi phải nói rằng cổ quá đâm ra khó hiểu, hoặc Hán quá nghe không quen, chẳng hạn "bất định pháp" (tại sao lại không phải chỉ "bất định"). Thôi chuyện này không bàn bây giờ;). (Tmct 00:53, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

"bất định pháp": thuật ngữ Phật học. Xem thêm thuật ngữ Pháp và sau đó hiểu vì sao các "pháp bất định" khác "bất định".--Baodo 01:51, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ối xin lỗi, tôi nhầm hẳn sang một từ khác hẳn trong ngôn ngữ. Thiện tai, thiện tai. Ấy chết, khéo nhầm! Thôi thì "Thiên tai, thiên tai" vậy. (Tmct 02:26, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Ý chí - ý thức[sửa mã nguồn]

Khi đặt "ý thức" vào câu rồi đọc lên thì tôi cũng thấy hợp lý. Nhưng từ will nhấn mạnh đến "khả năng chọn lựa"

The power of choosing; the faculty or endowment of the soul by which it is capable of choosing; the faculty or power of the mind by which we decide to do or not to do; the power or faculty of preferring or selecting one of two or more objects.

Không biết khă năng này nằm ở chữ nào? Nếu "thức" là chữ 識, và "chí" là 志 (Chí, nơi để tâm vào đấy gọi là chí), thì tôi thấy "ý chí" cũng hợp nghĩa câu, lại hợp cả với "will" - trong ngữ cảnh của câu là "năng lực quyết định về chuyện có nên tin hay không". (Tmct 00:53, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

...cứ xem như nó là sai vậy[sửa mã nguồn]

Tôi thấy không ổn, vì như thế có nghĩa là "cái gì không xác định thì cho nó là sai". Nghĩa đúng phải là "cái gì không xác định thì phải nghi ngờ nó", nó có thể đúng, có thể sai, chưa biết...as if it were false.

(Tmct 01:09, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Ups, ông ta xoá sạch bộ nhớ, bắt đầu hoài nghi một cách có phương pháp từ đầu mà? Vậy là cho là "tất cả những gì chưa được xác lập là sai". Đọc lại câu này sẽ thấy văn pháp bắt phải hiểu như thế nào:
The principle is that one should refrain from asserting anything that is uncertain just as if it were false.

Tôi dịch như thế sát nghĩa 100% rồi còn chi?

"Hoài nghi" nghĩa là còn để mở, chưa khẳng định đúng hai sai. Ngoài ra "as if" và "were" ở đây đều có nghĩa giả định không có thực. Nếu không thì câu tiếng Anh sẽ phải là "...it is false". (Tmct 02:01, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời
mood ở đây là subjunctive (hư nghĩ) mà, nhưng Tmct đã hiểu tôi muốn nói gì và câu vừa sửa trong bài ok. Nếu không dường như,... --Baodo 11:41, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Không thể "cho là tất cả những gì chưa được xác lập là sai" được. Vì "cho là sai" nghĩa là khẳng định cái phủ định là đúng. Nếu một thứ còn đang bị hoài nghi, thì phủ định của nó cũng là một thứ đang bị hoài nghi. Vậy là ta lại đi "khẳng định" một thứ còn đang bị hoài nghi. -> mâu thuẫn với "one should refrain from asserting anything that is uncertain".
Tôi cũng đi ngủ đây. Chúc Baodo ngủ ngon... để mai tranh luận tiếp ;) (Tmct 02:20, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời
TB. Tôi không thắc mắc gì về "trầm tư", nhưng đang nghĩ xem có từ nào cùng nghĩa nhưng nghe đỡ ... lạ trong vai trò danh từ.
clear and distinct (rõ ràngxác thực). --Baodo 01:16, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Vâng, tôi thấy rất hợp ý. (Tmct 02:01, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

chọn bài khó quá[sửa mã nguồn]

Tôi chưa đọc tác phẩm trên, nhưng việc ông Descartes có chứng minh được có Chúa hay không lại là việc khác. Có biết Kant phá thuyết của Descartes như thế nào chưa? (trong "Phê phán lí tính thuần tuý").

"Chỗ trũng nên lấp trước". Có lúc tôi nghĩ, có khi những thứ như "lý thuyết đồ thị" hay "xích Markov" tại wikipedia là quá sâu và không cần thiết với thời điểm mới có 5 nghìn bài như hiện giờ (vì VN đã có đầy sách), còn những thứ như lịch sử triết học lại có vẻ cần thiết hơn.

Ach,... khó nói như thế. Vậy tôi phải "bắt cóc" bạn qua bên Triết, Nhân văn xã hội trên Wiki :D. Phần máy tính và khoa học tự nhiên đã được nhiều người chăm lo. Thậm chí phần văn học Việt Nam cũng đã đạt tiêu chuẩn.

Mà triết học đi với toán thì đẹp đôi quá đi chứ! Cả hai đều cần có logic. Logic toán hay logic triết học chỉ là hai mặt của một logic thôi. :) Chà, chắc tôi sắp bị GS hỏi tội vì công việc chểnh mảng. Thân mến. (Tmct 01:53, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Nhưng trước hết là nên lưu tâm đến logic ngôn ngữ. Tất cả những ai, bất cứ lĩnh vực nào, muốn trình bày ý nghĩ của mình đều phải dùng ngôn ngữ, và khi dùng, nên dùng chính xác. Tmct nên trang bị cho mình "một số" ngoại ngữ (Anh chắc sẵn, có Đức, Pháp?), và nên thêm chút ít cổ Hán văn để nắm lấy ngay cái nguồn, cái cán của ngôn ngữ (tiếng Việt!) để sau đó dùng nó thật tinh xác để trình bày tư tưởng. Như tôi thấy tính khí của Tmct, nếu học Hán văn bạn sẽ học rất nhanh! --Baodo 11:59, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Oai quá! Được Baodo khen, hy vọng tôi không phổng mũi nhầm. Vâng. Tôi cũng hiểu là kiến thức cổ Hán văn rất quan trọng khi dùng ngôn ngữ (tôi còn muốn học cả mặt chữ Hán+Nôm để vào chùa còn biết các cụ viết gì), nhưng quả là gần đây mới có được tài liệu, và đến giờ mới gặp dịp. Tôi mới chỉ có tiếng Anh, còn tiếng Pháp, tiếng Đức chưa đủ để làm gì.

Dĩ nhiên là học Hán+Nôm là học luôn mặt chữ, chiết tự trên cơ sở âm đọc thì có khác gì kẻ mù mò voi? Bắt tay vào được rồi đấy,... Biết đâu gặp nhau lại ở Hán-Nôm? :)--Baodo 13:56, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Khi dịch, tiêu chí của số một của tôi, cũng như Baodo, là "dịch chính xác". Ngoài ra, tôi thấy "dịch dễ hiểu" cũng không kém phần quan trọng: dịch sao cho đa số người đọc không gặp khó khăn trong việc hiểu các từ ngữ trong bài, trừ khi có chủ ý nhấn mạnh vào một phong cách ngôn ngữ nào đó (Chẳng hạn khi dịch lời một ông vua thì nên có giọng cổ kính trúc trắc, nhưng khi bình luận về câu nói đó thì lại nên dùng ngôn ngữ đơn giản hơn). Vậy nên, nếu không ảnh hưởng tính chính xác và văn phong, tôi sẽ chọn cách diễn đạt nào đơn giản dễ hiểu hơn, vì mục tiêu của tôi là "phổ biến" kiến thức. Cho nên có lúc tôi dịch thoát hẳn, chỉ giữ lại ý câu chứ không giữ ý từng từ. (Tmct 13:17, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Cẩn thận, trong ba tiêu chuẩn có thể được hiểu một là "song hành", hoặc có giá trị "theo thứ tự": "chân, thiện, mĩ" (hoặc "tín, đạt và nhã") của một bài chuyển ngữ thì tiêu chuẩn của Tmct đề ra thuộc chút "chân", và nhấn mạnh đến "mĩ". Nhưng nên nhớ là cả hai điểm sau không được ảnh hưởng xấu đến cái "chân" của nguyên tác. Tôi đề cao hướng này vì có bệnh nghề nghiệp là văn hiến học (philology). Bước đầu dịch nên chú ý hết tất cả những thông tin có trong bài, không nên bỏ qua, cắt xén. Sau khi dịch xong, lúc đó, trên cơ sở tất cả những thông tin đã được chuyển qua tiếng Việt, ta mới bắt đầu "chỉnh cú" cho dễ hiểu và phổ cập. Tôi là ông "gác gian" của cấp đầu, "chân". (Vì rất faithful với nguyên tác nên tôi rất kén bài dịch).--Baodo 13:56, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Truy cập[sửa mã nguồn]

Công nhận "Truy cập" nghe buồn cười và cần phải thay. Tôi đã cắm râu ông Tin vào cằm bà Triết.

access (n) (WordNet (r) 2.0)

1: the right to enter [syn: entree, accession, admittance]
2: the right to obtain or make use of or take advantage of something (as services or membership)
3: a way of entering or leaving; "he took a wrong turn on the access to the bridge" [syn: approach]
4: (computer science) the operation of reading or writing stored information [syn: memory access]
5: the act of approaching or entering; "he gained access to the building"

Tôi tưởng là với nghĩa nào trong 5 nghĩa trên thì "tiếp cận"/approach đều không ổn?. Vì nghĩa gần với approach nhất là nghĩa 5 thì approach mới chỉ có một nửa. "he gained access to the building" nghĩa là anh ta có thể vào, còn "he approaches the building" thì anh ta mới chỉ đến gần, không biết có vào được hay không. Hay là tôi hiểu sai từ "tiếp cận"? (Tmct 13:17, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Có thể bạn hiểu lệch từ tiếp cận. Hu,... Luận lí và Triết học không nên tra các bộ từ điển hiện nay trên mạng. Tiếp cận 接近: ①be close to; be near; approach, ②be on intimate terms with. Bạn so sánh giữa điểm 1 và 2 sẽ thấy logic của từ tiếp cận cho access to trong văn cảnh của bài. --Baodo 13:56, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi chịu Baodo từ này rồi. Cám ơn Baodo cho link. Thế này thì tôi có rất rất nhiều trang dịch phải đọc lại từng chữ một. Huhu...kế hoạch 5 năm, 10 năm, 20 năm.... (Tmct 15:58, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Chừng nào tới Socratès, Hypocrates ? Chúc may mắn nhe. Tui ghét hành động của Mao nhưng lại thích câu "mèo đen mèo trắng kệ nó, miễn nó làm được việc" Vậy làm sao ?

Encyclopedic of Buddhism[sửa mã nguồn]

Ở dâu ông kiếm ra hay quá vậy ? Bản in hay online ? Trời đất vậy mà cả nước Văn Lang chưa hề kiếm ra 1 cuốn từ điển Phật học kiểu như vậy!

Chỉ tui với mua hay là free ?

Idea = Ý tưởng hay ý niệm?[sửa mã nguồn]

Giúp tôi với. Tôi tra từ điển Thiều Chửu nhưng vẫn không hiểu hai từ này nghĩa chính xác là gì, khác nhau ntn.

Tôi hay thấy idea được dịch thành ý tưởng. Không biết nghĩa cổ thì như thế nào, nhưng cảm giác của tôi về nghĩa hiện nay của ý tưởng thì có vẻ không hợp với world of ideas (Platon, Descartes....) lắm.

Theo tôi hiểu "ý niệm" thì nói về sự vật/hiện tượng. còn "ý tưởng" hơi có tính chất hoạt động/mới. Chẳng hạn, "Ý niệm về một bức tranh" có thể hiểu phiên bản mental của nó trong đầu một người đã xem nó. Còn "ý tưởng của một bức tranh" hay "ý tưởng về một bức tranh" chắc chắn không phải phiên bản mental của nó trong đầu người xem, mà là chuyện ông họa sĩ muốn vẽ như thế nào và hàm ý những gì trong đó.

Tôi nghĩ là ý niệm hợp với world of ideas hơn. Baodo thấy thế nào? Hay có từ nào khác hợp hơn? (Tmct 15:13, ngày 04 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

ám chỉ[sửa mã nguồn]

* implicit: ám thị/chỉ, implicitly: một cách ám thị/chỉ
* explicit: minh xác, explicitly: một cách minh xác.

Tôi rất quen thuộc với cặp này trong tiếng Anh, nhưng các cách dịch trên thì lại không hề thấy phổ biến. Nếu đọc được "một cách ám thị" thì tôi sẽ chẳng hiểu gì, "ám thị" thì tôi sẽ tưởng là viết gọn của "tự kỷ ám thị", "ám chỉ" thì với tôi sẽ có nghĩa xấu. "Minh xác" thì hiểu được nhưng hầu như chưa nghe thấy bao giờ. (Chắc vì tôi không quen với cổ văn)

Có thể ban đầu từ "ám chỉ" không có nghĩa xấu, nhưng hiện nay đã được hiểu như thế. Nên tôi sẽ không dùng từ này trong các ngữ cảnh không có nghĩa xấu. Đấy cũng là để tránh trường hợp người đọc hiểu nhầm.

Còn từ imply, nếu đặt trong một văn bản cổ thì có thể không tin tưởng từ điển hiện đại. Nhưng ta đang bàn về từ này trong một văn bản mới được viết (không nằm trong bản dịch Meditation...), vậy tôi tin tưởng vào giải nghĩa sau của từ điển Colin:

1. If you imply that something is the case, you say something which indicates that it is the case in an indirect way
=suggest, hint:2. If an event or situation implies that something is the case, it makes you think it likely that it is the case.

=suggest

Với giải nghĩa trên thì hàm ý, ngụ ý đều dùng được, vì chuyển tải được ý của cả câu one's consciousness implies one's existence. Tôi nghĩ sẽ chẳng ai hiểu nhầm. (Tmct 03:22, ngày 05 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

intelligent[sửa mã nguồn]

Khi muốn có một từ nghe cổ cổ một chút, tôi dịch intelligent thành mẫn tuệ được không nhỉ? Hmm, cái từ này chưa bao giờ nằm trong vốn từ active của tôi. Chúc Baodo ngủ ngon. (Tmct 03:47, ngày 05 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Wow, chọn hay lắm! Tặng thêm nguyên gốc Hán để "truy nguyên", nhớ từ nguyên luôn
mẫn tuệ/huệ 敏慧: perceptive and wise; intelligent; clever. Mẫn 敏: Bén nhạy, nhạy cảm, nhanh nhẹn, nhanh trí, thông minh. Mẫn nhi hiếu học bất sỉ hạ vấn 敏而好學不恥下問 Thông minh và hiếu học thì không thẹn hỏi kẻ dưới mình (Luận ngữ).

Nhanh nhất[sửa mã nguồn]

Là thứ hai hoặc thứ ba Lưu Ly mới nhận quà. Bác Bách đã đến Huế và nói vậy. Cảm ơn anh trước.Lưu Ly 14:19, ngày 05 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Văn bia[sửa mã nguồn]

Tôi thấy "đại ca" của Baodo dịch văn bia của Kant thế này: ([5])

“Hai điều tràn ngập tâm tư với sự ngưỡng mộ và kính sợ luôn luôn mới mẻ và gia tăng mỗi khi nghĩ tới:
Bầu trời đầy sao trên đầu tôi
Và quy luật đạo đức ở trong tôi”

Hay thật, có dạo tôi cũng cố dịch câu này cho xuôi, nhưng không thể xuôi được như thế. Tôi sẽ phải tìm đọc tác phẩm này của "Đại ca" của Baodo. Cảm ơn Baodo cho link.

(Tmct 15:27, ngày 06 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

TB. Dịch triết học mệt lắm. Mỗi ngày tôi chỉ làm được một ít thôi, thỉnh thoảng Baodo đọc giúp xem lủng chỗ nào nhé.

Chữ bi cũng không sai đâu. Nhưng người Việt mình đọc thành bia. Bia văn, tấm bia, nhưng khi viết theo cấu trúc Hán-Việt thì có lúc tôi viết Bi văn 碑文. Nhưng cái này chuyện nhỏ. Tôi dịch Kant ra tiếng Việt như tôi hiểu ông ta trên nguyên ngữ Đức, chỉ lâu lâu mới "nhé" qua nhìn đại ca dịch. Và bài dịch của tấm bia ấy thì hay thật, thay thế và ghi danh rồi :-). Mình trau đổi nhau về mặt chính xác và chuyển ý đúng thôi nhé, còn style là không bàn vì khía cạnh này thuộc về cảm nhận ngôn ngữ của từng người. Dùng từ "lủng" chỉ khi cho sai lệch nghĩa quá thôi, ok? Tôi sẽ xem qua những gì quá đáng, chớ lo ngại! Ông LĐ cũng đã "mè nheo" ông Kant của tôi rồi... để đó, tôi sẽ "xử lí" anh ấy :D --Baodo 23:06, ngày 06 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
À, vậy là tôi biết thêm một nghĩa mới của chữ bi, đã sửa nhầm chính tả rồi. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ nên dùng chữ bia hơn, vì nó dễ hiểu và thông dụng. Đối tượng của từ điển bách khoa là tất cả mọi người với đủ trình độ và ngành nghề mà. Ấy, tôi chỉ nói ý kiến cá nhân thôi, không định bàn style đâu nhé! ;) (Tmct 12:39, ngày 08 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Cảm tạ[sửa mã nguồn]

Cảm tạ anh, tôi không dám khinh xuất lời anh dặn về cuốn sách này vì nhận thức rõ công của người viết lắm.

Cho tôi biét nếu tôi có giúp gì được cho anh trong chuyện này (tôi không thể nào bằng 1/10 anh trong chuyện ngôn ngữ nhưng cái tôi nhận thức là anh không thể có 3 đầu 6 tay 12 đôi mắt để hoàn tất mọi chuyện mà muốn)

Th`i tui đang xem, tui đã gửi ra cái "tín hiệu" mạnh quá anh bắt đuợc rồi sao mà còn hỏi. Nếu có chỉ là vài chữ vặt (bản thân nó OK với tôi nhưng sợ có người phê là anh dùng chữ khó hiểu thí dụ "miêu hoạ" anh ghép hai chữ Hán việt như vậy là làm khó mấy người thường đó! Mặc kệ không gì sai hết. Tui mò kiếm coi còn mảnh vụn li ti nào vung vãi từ bàn của sẽ gom lại chất lên tra7 lại cho anh trong bài này.

Ông có gan của "cóc tía" đấy! Còn vài đoạn thì viết nốt đi ... Tôi cũng đã đọc các luận giải của ngài Long thọ từ các sách khác nhau nên thấy ông viết khá rõ ... Tui nghĩ viết xong nên tặng * cho bài này! (nhưng chờ xem những người khác duyệt qua) LĐ

Chuyện dịch cuốn từ điển[sửa mã nguồn]

Tự nhiên tôi nhớ ra 1 điều, cho dù anh có giấy phép và tiến hành dịch Encyclopedic of B. ngay bây giờ thì ... chưa chắc sang năm anh dịch xong hơn 1000 trang đặc Anh ngữ và từ Phật học nguyên gốc. Bởi vậy, nhớ lại việc cuốn sách Tư Điển của Anh đã xuất bản ... đến lúc dịch xong cuốn Encyclopedic này thì chắc bán cũng đã sạch ... Vậy nên khi nào rảnh anh nên lo sắp xếp đi là vừa 3 năm sau sẽ đem in!  :-)

À, nói đùa chứ tôi đã bán quách bản quyền... chuyện bán chạy hay không hết liên quan đến tôi :). Nhưng anh nói đúng, bắt đầu xử lí nó bây giờ cũng hay! --Baodo 02:20, ngày 08 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
OK đưa cho tôi đọc mà viết tối nghĩa quá tui "cạo tùm lum" thì đừng có kêu (Kế hoạch là cạo 1 bên chân mày, xong 1 bên râu mép, xong phân nữa cái đầu và cuối cùng .... Anh biết rồi! Gửi tui đọc thử xem. Chuyện dịch từ điển là tui chỉ ở ngoài khuyên thôi chứ còn tùy anh thấy thực lực mà làm không thể làm loạn cả lên được! Bài Long Thọ tôi sửa cũng gần xong còn 2 tiểu mục để mai tỉnh táo sửa tiếp và đọc lại tổng thể rồi tìm thêm hình (Baodo có kiếm được cái hình di chỉ nào có khắc 1 trang "Trung Luận" hay tác phẩm của tổ Long Thọ bỏ vào thì tui sẽ đề nghị gắn ngôi sao lên bài này!)

Đã nhận[sửa mã nguồn]

Đã nhận quà của anh. Vô cùng cám ơn.Lưu Ly 03:00, ngày 08 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Có. Có ghi. Rất hay. Lưu Ly 01:58, ngày 09 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Re: Nhờ vả[sửa mã nguồn]

Avec plasir, mon cher Baodo. Mekong Bluesman 12:14, ngày 08 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

"Cho tôi hỏi nữa là từ Chuyển tự dành cho Transliteration là của ai ghi ra vậy?" Cái đó (sai?) là của tôi! Tôi đã nghĩ là "chuyển tự" = chuyển ký tự = transliteration. Mekong Bluesman 12:28, ngày 08 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi không quả quyết là "sai" vì đây cũng là một quy ước, nhưng tôi thường dùng từ chuyển tả trong các bài tôi viết. Thỉnh thoảng cũng dùng kí âm hoặc phiên âm (khi sự phân biệt giữa transcription và transliteration không cần được nhấn mạnh trong tiếng Việt). Hán-Anh từ điển De Francis, Trung Quốc Đại Bách Khoa và và Wiki Trung văn [6] đều dùng Chuyển tả 轉寫 zhuǎnxiě n. transliteration. "Chuyển đổi chữ" không đúng so với "Chuyển đổi cách viết". Mời ông tải xuống xem thêm ở đây: Địa danh học thuật ngữ từ vị. Cảm ơn nhiều lắm! --Baodo 19:26, ngày 08 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Cám ơn Baodo đã giải thích (và cũng cho tôi học thêm). Xin đừng xóa các câu trên vì khi tôi viết bài Chuyển tả/Chuyển tự tôi sẽ cần chúng. Mekong Bluesman 21:15, ngày 08 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

"...Nhưng ông chưa phê bình nội dung", đọc rồi phải hiểu, những gì không hiểu phải hỏi, rồi lúc đó mới phê bình một cách chính xác và có giá trị. (Nếu không thì phê bình đó chỉ là loại phê bình vì thích phê bình.) Các ý nghĩ và các lời giảng của Long Thụ là một hệ thống phê bình triết học có chiều sâu (vì chính vị sư này đã tạo nên một hệ thống rồi phá nó xuống để nói về những vấn đề khó "nắm" như tính Không, tính chất song song tồn tại/phi tồn tại của tất cả sự vật...), chỉ có hai loại người đọc có thể làm phê bình: loại hiểu tương đối rõ và muốn phê bình để mang cách viết của người viết gần đến lối nhìn của vị sư, và loại không hiểu và muốn phê bình vì các lý do khó hiểu khác. Tôi chưa đạt tới vị trí của hai loại trên! Mekong Bluesman 00:08, ngày 10 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Long Thọ[sửa mã nguồn]

Đã đọc xong, phần sau anh viết hay hơn phần trước nên tui không sửa chữ nào hết. Chỉ có 1 paragraph rất khó hiểu cho người thường nhưng tui cũng chả biết sửa thế nào vì nó vốn như vậy ... chỉ có nước ... đọc tiếp vào thí dụ về cái cây ....

Baodo chịu khó đọc sơ lại xem còn chổ nào cần điều chỉnh nót đi tôi thấy cũng OK rồi

Để chờ nhắn ông MB sửa format rồi tui sẽ đề nghị bỏ sao vô (dầu sao vẩn không có hình ảnh về các tác phẩm của ngài Long Thọ

na svato nāpi parato na dvābhyāṃ nāpy ahetutaḥ |
utpannā jātu vidyante bhāvāḥ kva cana ke cana || MMK_1,01
Baodo dùng dấu | để chấm dứt một câu, đúng hay sai? Có hoàn toàn cần thiết không?
Mekong Bluesman 20:39, ngày 08 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Hai dấu | và || thay cho hai cây gậy (daṇḍa) trong một bài kệ tiếng Phạn. Nguyên gốc của nó là । và ॥. Nó gây chướng ngại kĩ thuật? Nếu có thì bỏ thay bằng / và // cũng được.
न स्वतो नापि परतो न द्वाभ्यां नाप्यहेतुतः ।
उत्पन्ना जातु विद्यन्ते भावाः क्वचन के चन ॥ १,०१
--Baodo 20:57, ngày 08 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đang bị bí chữ này (chữ tử thi đọc ra còn chữ đằng trước là gì Vỏ hay bì hay bao ??? chán thật nhớ hoài không ra !) làm ơn viết lại chữ "Hán việt" của nó . Cảm ơn nhé!

蓋子

LĐ 22:07, ngày 09 tháng 3 năm 2006 (UTC)

Minh Vương[sửa mã nguồn]

Theo [7], "Minh Vương" là "Vidyà-ràja: A deity, fierce spirits who are the messengers and manifestation of Vairocana's wrath against evil spirits." Xin Thành viên:Baodo kiểm chứng giùm Minh vương này có phải là Minh vương được đặt tên cho hành tinh Pluto trong tiếng Hán không. Nguyễn Hữu Dng 23:13, ngày 09 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chắc chắn là không. Để dịch đoạn sau từ bộ Phật Quang Đại Từ Điển cho xem nhanh.
  • 梵語 vidyā-rāja。又作持明王、忿怒尊、威怒王。明,即破愚闇之智慧光明,即指真言陀羅尼。--- "Minh Vương, tiếng Phạn là vidyā-rāja ("ông vua của sự hiểu biết"), cũng được gọi là Trì Minh Vương ("người nắm giữ sự hiểu biết"), Phẫn Nộ Tôn ("Tôn giả phẫn nộ", khi ở trong các Mạn-đà-la của Mật tông), Uy Nộ Vương ("vua có uy và phẫn nộ", cũng Mật tông). Minh (明) ở đây tức ánh sáng trí huệ phá sự ngu ám, vậy là chỉ cho Chân ngôn đà-la-ni."
  • Minh Vương Tinh viết 冥王星 míngwángxīng n. Pluto. (De Francis Eng-Chn Dict)
OK, hết nghi ngờ nhé! :-) --Baodo 23:35, ngày 09 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

W[sửa mã nguồn]

Anh đang ở đâu vậy? Lưu Ly 10:47, ngày 11 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

hì, H đâu có sợ gặp "cọp", nhưng nếu thật cọp mà "trốn" thì cứ việc. Lần này, H sẽ đích thân.Lưu Ly 11:03, ngày 11 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Mô tả và Miêu tả[sửa mã nguồn]

Guten Morgen!

Tôi sẽ tự nhận là rất nhiều khi tôi cũng lẫn lộn giưã 2 từ "mô tả" và "miêu tả" (thường dùng "mô tả") nhưng tôi công nhận Baodo nói đúng. Do đó, tôi sẽ chú ý về chúng từ thời điểm này.

TÔi cũng có câu hỏi về coexistence (và existence) cho Baodo trong bài Long Thụ.

Mekong Bluesman 15:20, ngày 11 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tĩnh Quốc thần xã[sửa mã nguồn]

Tôi chưa kịp nhờ những người biết tiếng Nhật hoặc tiếng Hán như anh để xem và sửa bài Yasukuni thì anh đã sửa rồi. Tks. Nhưng anh cũng làm tôi giật mình vì tôi không biết tôi đã theo dõi trang nào có tên là "Tĩnh Quốc thần xã". Khi mở Tĩnh Quốc thần xã lại giật mình lần nữa vì tự hỏi trên Wiki có 2 bài cùng nội dung và tôi đã làm "thừa"? Tks lần nữa nhé.--An Apple of Newton 04:25, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Re:Meditationes...[sửa mã nguồn]

"Vậy thì tôi là ai?" -> "...là cái gì?"
"Descartes also concedes two points that might allow for the possibility of his ability to err."

-> "...có thể tạo điều kiện cho khả năng lầm lỗi của ông..."? (Tôi lười tra từ điển nên bỏ mất nghĩa này (make a possibility or provide opportunity for; permit to be attainable or cause to remain)). Đã duyệt chưa ạ?

Mấy đoạn sau, nhất là các trích dẫn, nhiều chỗ tôi không dịch theo bài wiki tiếng Anh (vì khó hiểu quá) mà theo bản dịch tại www.classicallibrary.....Phải nói trước, không thì khi đọc đến đó Baodo sẽ lại kêu tôi dịch "quaaaaá thoát". :)

Meditation thì tôi phải từ từ, đã kêu ca từ lần trước rồi. Mấy hôm nay tôi đang cần đọc lại về phân bố xác suất, nên tiện thể vừa đọc vừa dịch luôn.

Nhân tiện hỏi Baodo luôn, bipartite nên dịch là gì? (xem bài Đồ thị hai phía)

Từ điển toán học dịch bipartitehai nhánh, hai phần, nhưng tôi không hài lòng lắm nếu đặt trong nội dung bài trên. Có người dịch là hai phía, tôi cũng nghi ngờ. (Tmct 12:54, ngày 13 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Kant[sửa mã nguồn]

Trời, Triết học là một trong lành vực khó khăn nhất mà LĐ thì lại không phải là "hiền triết" (là "dỏm triết" thì có thể) :^) OK. Như tui chỉ hứa là đọc nếu thấy khó hiểu sè hê lên thôi (lỡ thấy tui thuộc lại "ngu triết" thì xin bỏ quá cho qua nhe!

Chà, ngồi nghĩ mãi chưa ra ông Descartes bị Baodo chọc/chọt lúc nào. Ông Kant tôi sẽ đọc từ từ, xem có chỗ nào chọc được lủng không hay là không đâm được bị thóc thì chọc bị gạo, quay sang chọc bác LD vậy.(Tmct 23:56, ngày 13 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời
Ui cha, Ai zậy? "Đánh thì đánh chứ đừng có chọt, đau!" (trích lời trùm Sò trong vở "Ngêu Sò Ốc Hến", phân cảnh trùm Sò đi kiện bi đòn)

Khôn đó nhe vì nếu mỗi lần bị chọc, Sò tui sẽ sẽ lôi tên cúng cơm của Baodo và BM ra mà tru tréo cho bõ! (MC coi chừng nhé, đọc kĩ kịch bản Ngêu Sò Ốc Hến chửa ? Cảnh Trùm Sò tru tréo tên thị Hến nghe ... đáng ngại lắm đó)

Mộng du[sửa mã nguồn]

Tui nhớ là anh đã lên giường ngủ rồi mà. Lưu Ly 01:50, ngày 14 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chủ trì công đạo[sửa mã nguồn]

"Sau Tết nguyên đán này, không cần ai đề cử, tôi sẽ tự ứng cử (lên chức ai mà chẳng ưa, lên ào ào càng tốt mà), do đó, lần này hãy tạm gác chuyện đó lại. Xin chào mọi người" Ðây là nguyên văn của Trần Ðình Hiệp về việc ứng cử chức danh quản lý . Vậy mà bây giờ gã ta thay tên đổi họ định thoát khỏi lưới trời. Mong Baodo đứng ra chủ trì công đạo bắt gã ta thực hiện đúng lời hứa. Kính Lê Thy 03:57, ngày 14 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

chữ hán[sửa mã nguồn]

Xin giúp cho biết chữ Hoa này tên Hán-Việt là chữ gì

Cảm ơn Baodo trước

Mô -> Miêu[sửa mã nguồn]

Tôi đã tạm thời sửa một số. Không kịp sửa hết. Nguyễn Hữu Dng 20:50, ngày 15 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trầm Ngư[sửa mã nguồn]

Xin mời Thành viên:Baodo xem Thảo luận:Chiêu Quân và cho ý kiến. Nguyễn Hữu Dng 21:09, ngày 15 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thể loại Ðạo Phật ngày nay[sửa mã nguồn]

Thành viên:Baodo nghĩ xem: Chúng ta đã có thể loại Phật giáo có nhất thiết mở thêm thể loại Ðạo Phật ngày nay không ? Hay để chung trong thể loại Phật giáo cho gọn? Thân mến Lê Thy 04:50, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Dám nói chuyện Phật học với Baodo Lê Thy quả là gan cóc tía. Có một người sinh sống ở Ðức rất am hiểu vê Phật giáo là ông Nguyễn Tường Bách , không biết Baodo có biết người này không?

"Vật tự thể"[sửa mã nguồn]

Sẽ trả lời bạn về "Vật tự thể".

Ấy, không phải trả lời tôi đâu. Baodo trả lời vào trong bài Kant ấy. Tôi đã từng đọc về Kant nên biết cái này rồi. Tôi góp ý về bài Kant trên quan điểm của người chưa biết gì hoặc chỉ biết ít...đối tượng quan trọng nhất của Wiki (tôi nghĩ thế).

Tại en:Noumenon có giải thích này:

a noumenon or thing in itself (German: Ding an sich) is an unknowable, indescribable reality that in some way underlies observed phenomena.

hoặc ở de:Ding an sich:

Das Ding an sich ist eine Begriffsbildung Immanuel Kants, der damit ein Seiendes bezeichnet, welches unabhängig von der Tatsache, dass es durch ein Subjekt wahrgenommen wird und damit für dieses zum Objekt wird, existiert.

Tôi nghĩ thế là đủ. Trong bài Kant, chỉ cần đặt thêm cái ngoặc dưới đây vào ngay sau lần xuất hiện đầu tiên của "vật tự thể":

(Vật tự thể là một thực tại không thể miêu tả, không thể thấu hiểu được. Nó ẩn dưới các hiện tượng được quan sát, và tồn tại độc lập với hoàn cảnh mà trong đó nó được một chủ thể nhận thức)

Tôi trộn lẫn hai câu Anh, Đức trên thành một câu. Baodo xem nó còn đúng nghĩa không. Bài Long thụ phải để từ từ. Tôi đánh vật với ông Kant của Baodo mấy hôm, giờ thành ra sợ đọc thêm bài nữa quá. ;) (Tmct 10:01, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Hương đồng gió nội[sửa mã nguồn]

Anh Baodo có biết xin vui lòng chỉ giúp gió nội là loại gió thế nào không? Cám ơn anh. T.T. Lê 06:59, ngày 17 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hỏi cái này hơi phức tạp, nhưng tôi tìm cách phân tích chủ quan xem có hợp lí không nhé.
  • Thành ngữ thường thấy là "hương đồng gió nội" với đồng và nội không viết hoa (!). Tôi nghĩ đây là cách chia chữ để tăng ngữ khí và hợp vận luật. Vậy từ nguyên là "đồng nội" 垌內, đồng nghĩa với "đồng áng" = chỉ chung về việc ruộng đất cày cấy. Vậy "hương đồng gió nội": Hương gió ruộng đồng, chỉ thế thôi.

Thân mến ---Baodo 12:14, ngày 17 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

"Bằng tiếng Việt" -> "tiếng Việt"[sửa mã nguồn]

Ý bác là như vậy? Bỏ "bằng"?193.52.24.125 15:39, ngày 17 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đã trả lời bên Wikidict. --Baodo 15:58, ngày 17 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Câu hỏi Đúng/Sai mà bác trả lời thành một "tiểu luận" như thế thì chỉ người NVXH mới hiểu. :) Bác cứ thoải mái sửa (chỉ sửa ba cái tiêu bản là tự động sửa hàng loạt thôi). Tôi sẽ giúp đỡ bác các vấn đề "kỹ thuật" nếu bác muốn, còn nội dung bác tự do, tôi không bàn gì vì không phải chuyên môn. 193.52.24.125 16:09, ngày 17 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
À, nếu bác có thời gian viết "guideline" ở bên đó để sau này không có ai đi chệch đường bác chỉ thì càng tốt. Bây giờ còn "sớm", do dự án mới khởi động, bác làm sẽ càng có lợi hơn, tránh được nhiều vụ như "bằng tiếng Việt". 193.52.24.125 16:15, ngày 17 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

"lộ phùng kiếm khách tu trình kiếm, bất thị thi nhân mạc hiến thi"[sửa mã nguồn]

Đa tạ! Đa tạ! (Hôm nay mới tra từ điển) Tôi phải học thuộc câu này mới được, để thi thoảng ngâm nga ... cho bà con nể. ;)

Chắc chắn sẽ được nể :D.

Bái phục Baodo làm việc năng xuất thật. Tôi vừa thắc mắc Vật tự thể thì đã thấy Vật tự thể.

Đoạn trích lời của Kant trong bài đó dịch muốn "cháy máy", mặc dù tôi dám quả quyết đã hiểu câu đó tường tận.--Baodo 22:55, ngày 19 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi dịch xong Meditations rồi, còn từ Meditation nữa thôi. Chờ Baodo chọc lủng tiếp. :D (Tmct 03:18, ngày 18 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

OK, từ từ, tôi còn lắm chuyện riêng phải làm. Tôi còn muốn viết giới thiệu Wittgenstein - lúc đó tôi sẽ biết ngay giới hạn dịch/diễn giảng bằng tiếng Việt của tôi nằm ở đâu ngay :-). Rất thích Tractatus Logico-Philosophicus = Luận lí triết học luận khảo của ông. --Baodo 22:55, ngày 19 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

(Bedingungen der Möglichkeit von Sollensaussagen)[sửa mã nguồn]

các điều kiện của những lời xác nhận về "nên làm" khả hữu

Tôi không hiểu phần tiếng Việt trên nên tra từ điển. Nhưng cũng không thấy Sollensaussagen. Đành đoán như sau:

the conditions of the possibility of statements of what one should do

Hơi bị loằng ngoằng, nhưng như vậy có đúng nghĩa không?

  • Đúng vậy! Đổi chữ "của" bên trên thành "dành cho" nghe dễ hiểu hơn, có phải? "Sollensaussagen" không thể nào tra trong từ điển được, hê hê... sát nghĩa là "những lời nói ("xác định") về cái 'nên'"! --Baodo 22:55, ngày 19 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

(Tmct 10:17, ngày 18 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Thế thì theo tôi, Baodo cứ diễn đạt "nên làm" khả hữu thành cái gì đó dài dòng hơn nhưng dễ hiểu một tí. Chứ không thì người ta đọc đến đó phải mất một lúc ngồi nghĩ để hiểu từ ngữ thì .....mệt quá. Chẳng hạn, tôi thấy ....các khẳng định về những cái "nên" hoặc nôm na hơn nữa, ....về những gì con người ta nên làm, dễ hiểu hơn ""nên làm" khả hữu" nhiều. Baodo đang tạo từ mới tiếng Việt theo kiểu ...tiếng Đức ;)
Chúc Baodo ngủ ngon và nằm mơ đánh bóng chuyền...cho khỏe. (Tmct 02:20, ngày 20 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Re: Văn hiến học[sửa mã nguồn]

Tôi sẽ không giúp cho bài đó nhiều được vì trong 3 tuần tới tôi sẽ đi Mexico. Sau đó về nhà khoảng một tuần rồi sẽ phải đi Thái Lan cho 2, 3 tuần (công ty tôi làm trước khi về hưu cần người đi gặp các khách); có thể có ghé ngang Việt Nam, nhưng tại thời điểm này đó là chuyến đi của một người khác.

Sẽ viết cho Baodo khi tôi trở lại, khoảng 2 tháng sau đây.

Mekong Bluesman 01:36, ngày 20 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chúa Hung Nô là thuyền vu hay thiền vu?[sửa mã nguồn]

Một số sách ghi là thiền vu không biết cái nào đúng ? Baodo vui lòng giải đáp giùm Lê Thy 07:33, ngày 20 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Subcontinent[sửa mã nguồn]

Subcontinent dịch là tiểu lục địa, ví dụ "tiểu lục địa Ấn Độ" (Indian subcontinent). Avia (thảo luận) 02:47, ngày 21 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sửa câu văn cho dễ đọc[sửa mã nguồn]

Hì hì, tin chứ! Đâu phải bỗng dưng mà Baodo quay ra dịch Nghệ thuật Phật giáo. Baodo bật đèn xanh rồi thì tôi sẽ sửa thẳng vào bài. Đang ngại cái trang Thảo luận của ông Kant bị dài lê thê quá. :)

(Tmct 16:38, ngày 21 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Chào anh[sửa mã nguồn]

Chào anh Baodo. Lâu lắm casa mới vô đây hỏi thăm sức khỏe anh. Nói vậy thôi, chứ qua các bài ở Wiki biết anh vẫn đang "sung sức" lắm. Bài Nghệ thuật Phật giáo anh đang viết khá nhanh, chứ nếu casa mà tham gia từ Tết đến giờ chắc vẫn chưa kết thúc được. Casa cũng đã tham khảo sách ngoài hiệu và thấy có cuốn "Nghệ thuật Phật giáo" được dịch sang tiếng Việt, dày khoảng 500 trang cũng khá hay và nhiều hình ảnh. Casa thấy ảnh và nội dung trong bài cũng khá nhiều và đa dạng rồi nên thôi, không định đóng góp gì thêm. Chúc anh khỏe để viết nhiều bài tiếp cho Wiki. Casablanca1911 11:27, ngày 22 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thấy anh viết là "rờ thần hồn" và "viết bài quách cho xong" làm casa thấy ngại quá. Chắc anh đang "hậm hực" với casa hả ? :-)). Đợt trước casa có hẹn với anh là ra tết cùng tham gia bài này nhưng bây giờ thì không thực hiện được. Thực sự là trong lĩnh vực Phật giáo, bài viết bằng Tiếng Việt casa còn phải đọc đi đọc lại may ra mới hiểu và phân biệt được, huống chi bài đó viét bên de.wiki. Đợt trước casa có đi xem sách và tài liệu liên quan đề phòng lúc anh Baodo "bắt đền" thì casa sẽ dùng "hạ sách" là tổng hợp tài liệu từ những bản Tiếng Việt vậy. Vì xem đã lâu nên casa không nhớ tên chính xác những tài liệu đó mà chỉ nhớ nội dung thôi, hôm qua đã đi check lại và may quá, còn 1,2 quyển trên giá sách. Tên sách là "Tranh tượng và thần phổ Phật giáo", do Louis Frédéric viết và Phạm Quang Định dịch, Nhà xuất bản Mỹ thuật. (Chắc dịch từ cuốn Buddhismus - Götter, Bilder und Skulpturen). Trong sách này có nhiều ảnh chụp tượng và ảnh chụp từ tranh khắc gỗ in trong quyển butsuzozui của Nhật, xuất bản năm 1783, mô tả các vị thần Phật giáo của Nhật. Cần thêm thông tin gì anh cứ hỏi casa nhé. Casablanca1911 02:54, ngày 23 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ồ, tặng quà cho người ta mà làm quách cho xong thì người ta không nhận là đúng rồi. (Nhắn casa: chắc là không phải "hậm hực" với casa đâu). Đang hứng thú với cái đẹp thế kỷ 21 bỗng bị giáng một đòn chí mạng! T.T. Lê 06:58, ngày 23 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hê hê, vừa mở máy ra đã bị các cô "xài xể" rồi. Đừng quên smilies đi sau nhé! Cái "quách cho xong" cũng có thể hiểu khác được, nếu lưu ý đến thượng hạ văn và... (:D) đi sau ;). OK, có cao nhân đến bài Nghệ thuật Phật giáo "rờ thần hồn" rồi, tôi phải ra tiếp đây.--Baodo 10:24, ngày 23 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Casa viết là quyển đó hay là vì có nhiều thông tin bây giờ casa đọc mới biết, mà chưa từng thấy ở tài liệu nào khác, lại có rất rất nhiều hình minh hoạ, các thế Phật, rồi các thế tay, khoảng 3000 hình tượng, mà giá lại mềm (khoảng 5$ thôi). Sách này trước tiên casa chỉ quan tâm đến nghệ thuật điêu khắc đã, (sách do NXB Mỹ thuật phát hành mà) còn về việc dịch từ xem có đúng với tinh thần của Phật giáo không thì casa không dám nhận xét (không biết gì mà nhận xét được). Còn chuyện tượng ở chùa Bút tháp thì casa cũng có một quyển sách nói về tượng này, nhưng muốn hỏi anh về việc sử dụng ảnh tượng Quan âm ở chùa Mễ Sở, Hưng Yên, vì tượng này cũng có các đặc điểm giống tượng chùa Bút Tháp, nhưng lại có thêm đôi tay ở phía sau lưng, làm tăng tính "không gian" của tượng hơn. Casablanca1911 11:31, ngày 23 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ông kia, ông biết tui đã báo trước và tui chỉa ngay hình về Phật giáo VN Ai đời lấy cái tượng mới toanh; chùa Dâu là ngôi chùa cổ có từ thế kỉ 1-2 gì đó không để vào ... Dĩ nhiên, tôi có theo dõi việc của ông . Còn thế kỉ 21 thì để 21 lo tui không lo lắm! Từ từ tôi sẽ nêu các chữ ông dùng khó hiểu ra rồi tự ý ông đổi thành chữ gì thì đổi nhé!
Mà ne nếu muốn đẹp và dộc đáo thì làm ơn kiếm hình tượng thập bát La Hán chùa Tây Phương kìa" các hình này mới đáng giá nghệ thuật!

Anh Baodo à, tượng Quan Âm chùa Bút Tháp có nhiều thứ hay để viết và phân tích từng đặc điểm của tượng như thập nhất diện, bát bảo, dáng tượng nữ, v.v... và các đặc điểm của bệ tượng nữa. Nhưng nếu casa viết thì bài này thì sợ không đạt tiêu chuẩn đưa vào của Wiki. Còn bức tượng gỗ của Vn thế kỷ 1,2 đó không có ở bảo tàng đâu, mà là của tư nhân. Phần VN casa viết thêm một chút thế, để đến hè anh Baodo còn có cớ để mà về VN ở dài dài chứ.:-D Casablanca1911 11:24, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đợt này về VN chắc anh Baodo phải đi Hưng Yên chơi rồi. Đúng là tượng này có 1113 tay. Casa cũng đã truyền lên hình tượng này rồi. Đáng chú ý là tượng này những cánh tay nhỏ có cả phần khuỷu tay gập vào nữa, còn tượng ở chùa Bút Tháp chỉ có hình bàn tay. Ngoài ra, các tay được ghép thành hình vòng cung, chứ không phải hình tròn nên có thể đã điều kiện cho số lượng tay gắn vào nhiều hơn. Trên đỉnh mũ của tượng lại còn có tay Đảnh Hóa Phật và tượng có thêm đôi tay Phổ Lễ nữa sau lưng tượng. 58.187.127.83 12:38, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thế chắc anh đã đến chùa Mễ Sở rồi chứ ? Casablanca1911 13:01, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

21[sửa mã nguồn]

Thấy anh lu bu trà nước với cao nhân nên G.G đâu dám phiền:) Đọc thử một lần dịch thấy "tầm bậy" dữ quá ngồi cười ha hả. Để coi khi nào bớt cười sẽ email cho anh liền chớ đâu dám chen vào "công trình vĩ đại"! Cuốn "mua 7 triệu đồng VN" đợi muốn đứt hơi mà không thấy gửi, hay là hết quý thiệt rồi? Trưa nay TĐH sẽ đi gửi sách cho G. Nhận được xin lập tức hồi báo. G.G 02:25, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Công trình vĩ đại của G.G (được tặng-giành lại rồi đây!) thấy bắt đầu đông vui rồi.:) Thêm phần của G.G nữa là tan nát thiệt luôn đó! Đừng nói là tại anh chàng kỹ sư chớ?! Ồ, có cho G tham gia gọt tỉa không đây? G.G 12:35, ngày 26 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hê hê, đang bị cạo "láng bóng" cái đầu đây, nhưng vì là "anh hùng" nên "có chơi có chịu". Phần của G.G dịch hay lắm, chỉ một hai chỗ nhỏ có từ chuyên môn, mình đã sửa lại chút. Từ Ikonographie/Iconography. G.G dùng
  • hình thức nghệ thuật Tượng Trưng (Ikonographie) hoặc
  • Tượng trưng tôn giáo (Ikonographie)

có lẽ không phân biệt được với Symbolik/symbolism. Mình dịch thành (hệ thống) Đồ giải (dĩ nhiên là có thể thay đổi chút ít theo văn cảnh). Xem thêm cách giải thích ở đây Đồ giải. Về từ "u mặc" có lần G.G hỏi thì mình vừa thấy một điều thú vị: Trong Nam, trước 1975 đã có người dùng "u mặc" với nghĩa "khôi hài", "trào phúng", được ghi trong Từ Điển Việt Nam của Lê Văn Đức/Lê Ngọc Trụ. Vậy mà cứ nghĩ oan là người sau này dùng... và sai chỗ (vì là từ phiên âm):D.

Bản quyền[sửa mã nguồn]

Baodo yên tâm dùng, tôi ngó quanh và thấy cái ảnh đó liệt vào "Thể loại:Hình sử dụng hợp lý" được, tương tự nhiều ảnh chụp lại khác đã được truyền lên Wiki. Tôi đã sửa thông tin bản quyền.

Nhưng Casa cũng đã truyền lên một hình Quan Thế Âm nữa rồi:

Ảnh này mới hơn và sáng hơn

.

(Tmct 09:12, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Wissenschaft vom Schein[sửa mã nguồn]

Nghĩa "ngoại hình" cho từ "Schein" nghe khó hiểu quá. Baodo có thể giải thích cho tôi quan hệ giữa "biện chứng" và "ngoại hình" được không? Tôi thấy còn một số nghĩa nữa mà. (Tmct 20:25, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Hm... hỏi hơi khó. Về Biện chứng pháp nên xem ở đây Dialektik hoặc đây [8].
Dialektik ist eine sehr alte Form der Wahrheitsfindung. Widersprüchliche Meinungen werden miteinander verknüpft, um derart zu einem weiterführenden Wahrheitsgehalt zu gelangen, dass die Widersprüche aufgehoben werden.
Schein ở đây có thể được dịch bằng nhiều cách. Schein (ảnh, phenomenon) đối lập với Sein/Wesen (hình = bản chất, thực thể, noumenon = Ding an sich). Tôi dịch ở đó là ngoại hình/cảnh đối lập Nội tâm/bản chất. Có thể dịch Schein là "hiện tượng giới". Còn dịch như BVNS bên dưới là "Ảo tượng" thì quá nặng (mặc dù đúng 100% trong đoạn văn này). Schein là "thế giới hiện tượng".
Kant định nghĩa Schein (hiện tượng [bất chân/lừa đảo]) & Sein (vật tự thể, Insel) rất thú vị như sau (đọc nguyên văn mới thấy hay... Tmct đọc được tốt, tôi đã lỡ phát hiện ;). Quyển II, chương III của Phê phán lí tính thuần tuý):
  • Wir haben jetzt das Land des reinen Verstandes nicht allein durchreiset, und jeden Teil davon sorgfältig in Augenschein genommen, sondern es auch durchmessen, und jedem Dinge auf demselben seine Stelle bestimmt. Dieses Land aber ist eine Insel, und durch die Natur selbst in unveränderliche Grenzen eingeschlossen. Es ist das Land der Wahrheit (ein reizender Name), umgeben von einem weiten und stürmischen Ozeane, dem eigentlichen Sitze des Scheins, wo manche Nebelbank, und manches bald wegschmelzende Eis neue Länder lügt, und indem es den auf Entdeckungen herumschwärmenden Seefahrer unaufhörlich mit leeren Hoffnungen täuscht, ihn in Abenteuer verflechtet, von denen er niemals ablassen, und sie doch auch niemals zu Ende bringen kann. Ehe wir uns aber auf dieses Meer wagen, um es nach allen Breiten zu durchsuchen, und gewiß zu werden, ob etwas in ihnen zu hoffen sei, so wird es nützlich sein, zuvor noch einen Blick auf die Karte des Landes zu werfen, das wir eben verlassen wollen, und erstlich zu fragen, ob wir mit dem, was es in sich enthält, nicht allenfalls zufrieden sein könnten, oder auch aus Not zufrieden sein müssen, wenn es sonst überall keinen Boden gibt, auf dem wir uns anbauen könnten; zweitens, unter welchem Titel wir denn selbst dieses Land besitzen, und uns wider alle feindselige Ansprüche gesichert halten können. Obschon wir diese Fragen in dem Lauf der Analytik schon hinreichend beantwortet haben, so kann doch ein summarischer Überschlag ihrer Auflösungen die Überzeugung dadurch verstärken, daß er die Momente derselben in einem Punkt vereinigt.
  • [BVNS dịch]: Thế là đến nay chúng ta không những đã làm một chuyến du hành qua khắp lãnh thổ của giác tính thuần túy, xem xét kỹ lưỡng từng bộ phận mà còn đo lường và đặt mọi cái vào đúng chỗ của chúng. Nhưng lãnh thổ này lại là một hòn đảo được bản thân thiên nhiên giới hạn trong các biên giới không thể thay đổi được. Ðây chính là mảnh đất của chân lý (một tên gọi rất hấp dẫn!), bị bao bọc bởi một đại dương bao la và đầy bão tố, là xứ sở thực sự của ảo tượng: nơi đó, những lớp sương mù dày đặc, nhiều tảng băng sơn trôi nổi xem xa xa như những vùng đất mới gây cho nhà hàng hải đang mong chờ những khám phá bị lừa bởi bao nhiêu ảo vọng, lôi cuốn họ vào những cuộc phiêu lưu không từ bỏ được nhưng cũng chẳng bao giờ có thể kết thúc. Nhưng trước khi tự chúng ta cũng thử mạo hiểm đi vào đại dương ấy để tìm hiểu toàn bộ sự bao la của nó nhằm biết chắc có hy vọng tìm được gì trong ấy không, cũng nên nhìn lại tấm bản đồ của vùng đất mà ta vừa rời bỏ và tự hỏi: 1- ta đã có thể hài lòng với tất cả những gì đã chứa đựng trong ấy chưa hay bắt buộc phải hài lòng vì ngoài nó ra, chẳng còn mảnh đất nào khác để ta có thể canh tác được? và 2- nhân danh quyền sở hữu mảnh đất ấy như thế nào để bảo vệ nó an toàn trước mọi yêu sách thù địch? Mặc dù trong suốt phần Phân tích pháp, chúng ta đã giải đáp đầy đủ các câu hỏi ấy, nhưng việc đúc kết trở lại các giải đáp này bằng cách hợp nhất các thành tố (Momente) của lập luận thành một điểm tập trung, có thể củng cố và tăng cường lòng xác tín của chúng ta.

--Baodo 23:53, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thi hài[sửa mã nguồn]

Nghe nghiêm trọng quá, tôi sửa thành "cái xác" cho nó khôi hài hơn một chút. (Tmct 22:44, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Khó hiểu quá[sửa mã nguồn]

"Nhưng lại lưu ý đến việc ấy, và đồng thời cũng lưu ý đến niềm hãnh diện của các nhà cầm quyền cũng như thứ dân của họ, để rồi xoay hướng nó về phương tiện duy nhất có thể giúp họ lưu danh đến hậu thế: Ngoài ra nó cũng có thể tạo một động cơ nhỏ để cố gắng ghi một lịch sử triết học như thế này"

Đoạn đó tôi chả hiểu gì cả. "Việc ấy" là việc gì? Tại sao sau dấu ":" (thông thường sẽ là chỗ để giải thích hoặc liệt kê cụ thể) lại là "ngoài ra...."(một ý bổ sung) ?

(Tmct 23:06, ngày 26 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Để tôi dịch thêm một đoạn để người đọc biết "hierauf" chỉ cái gì. [9]. Dấu ":" của nguyên văn. Hài lòng chưa bác Tmct?;).--Baodo 23:26, ngày 26 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Daß ich mit dieser Idee einer Weltgeschichte, die gewissermaßen einen Leitfaden a priori hat, die Bearbeitung der eigentlichen bloß empirisch abgefaßten Historie verdrängen wollte: wäre Mißdeutung meiner Absicht; es ist nur ein Gedanke von dem, was ein philosophischer Kopf (der übrigens sehr geschichtskundig sein müßte) noch aus einem anderen Standpunkte versuchen könnte. Überdem muß die sonst rühmliche Umständlichkeit, mit der man jetzt die Geschichte seiner Zeit abfaßt, doch einen jeden natürlicher Weise auf die Bedenklichkeit bringen: wie es unsere späten Nachkommen anfangen werden, die Last von Geschichte, die wir ihnen nach einigen Jahrhunderten hinterlassen möchten, zu fassen. Ohne Zweifel werden sie die der ältesten Zeit, von der ihnen die Urkunden längst erloschen sein dürften, nur aus dem Gesichtspunkte dessen, was sie interessiert, nämlich desjenigen, was Völker und Regierungen in weltbürgerlicher Absicht geleistet oder geschadet haben, schätzen. Hierauf aber Rücksicht zu nehmen, imgleichen auf die Ehrbegierde der Staatsoberhäupter sowohl als ihrer Diener, um sie auf das einzige Mittel zu richten, das ihr rühmliches Andenken auf die späteste Zeit bringen kann: das kann noch überdem einen kleinen Bewegungsgrund zum Versuche einer solchen philosophischen Geschichte abgeben.
ok, đợi bác. (Tmct 12:11, ngày 29 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Lịch Ấn Độ giáo[sửa mã nguồn]

Chào bạn, tôi đang phát triển một script tạo ra các mục năm để đưa cho DHN-bot (xem Thảo luận Thành viên:DHN-bot). Tôi đang phải cung cấp những năm trong lịch Ấn Độ giáo, Do Thái, Hồi giáo, v.v. trong các bài đó. Tôi đã tìm ra công thức để đổi số năm từ lịch Gregory qua các lịch khác, nhưng bây giờ không biết làm sao để dịch các thuật ngữ tiếng Hindi (?) trong lịch Ấn Độ giáo:

Kaliyuga = đệ tứ thời kì, mạt thế thời, tranh đấu thời, cực ác thời.
Hình như "thời mạt thế" phổ biến nhất phải không? Hay nên để yên tên "Kaliyuga"? – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 01:53, ngày 04 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bạn có biết các tên Việt hay biết về website nào để tham khảo về các tên này không? Tôi không tìm được các tên gốc bằng chữ Devanāgarī. Nếu bạn không có thể dịch các tên này qua tiếng Việt thì tôi sẽ dùng các tên này thẳng trong các mục năm. Tôi chỉ không muốn dùng thuật ngữ mà các độc giả không hiểu.

Nên để nguyên tên Hindi như bên En-Wiki. Như tôi biết thì chưa có ai dịch sang tiếng Việt cả.

Ngoài ra, có nguyên tắc để đổi năm trong lịch Gregory thành năm trong Phật lịch không?

Có, và cũng không, vì hiện nay các sử gia chưa xác định được năm sinh chính xác của Phật, chỉ biết ngài thọ 80 tuổi thôi. Năm sinh có thể xê dịch 2-3 tk. Các "Phật lịch" trên thế giới hiện nay dựa vào những thông tin khác biệt nhau nên cũng không thống nhất. Phật lịch Việt Nam hiện nay là 2548(/49), vậy Minh có thể lấy năm trong lịch Gregory + 542 (hoặc 543; = "năm" Phật nhập niết-bàn) sẽ ra Phật lịch Việt Nam. Thú thật là tôi không quan tâm đến việc này vì một lí do đơn giản: việc xác định năm sinh của Phật vẫn chưa ngả ngũ. Về Phật lịch VN xin xem thêm ở đây [10] --Baodo 13:21, ngày 28 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cám ơn bạn rất nhiều.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 03:55, ngày 28 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

subcontinent[sửa mã nguồn]

Đã mở: wikt:subcontinent để mời bác vào phê phán. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:42, ngày 28 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

mô tả / miêu tả[sửa mã nguồn]

Mời tạo ra mục từ "mô tả" và "miêu tả" giải thích cách dùng đúng sai tại wikt:- Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:46, ngày 28 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Khuyết danh[sửa mã nguồn]

Hình như anh viết là:

Theo một "câu chuyện khác khuyết danh" thì Long Thụ, bằng những bài thuyết pháp của mình đã thuyết phục một số loài rồng nên được mời xuống Long cung trao lại bộ kinh...

Tôi đã sửa lại "câu chuyện khác (khuyết danh) thì..."

Ý anh thế nào khi giải thích "câu chuyện khác khuyết danh"...

Bốn dấu ngã.

Quan hệ[sửa mã nguồn]

Trích từ Từ Hán-Việt

Có nhiều từ Hán-Việt đã thay đổi ý nghĩa qua các giai đoạn khác nhau. Thí dụ, vào đầu thế kỷ 20, ở Việt Nam, "quan hệ" có nghĩa tương đương với "quan trọng", "hệ trọng" ngày nay, trong khi bây giờ "quan hệ" được hiểu là "có liên quan, trao đổi lẫn nhau"...

Xin bác cho ý kiến về câu trên.

Hm, ai viết như vậy? Quan hệ không thể nào là quan trọng được. Hiện mấy bộ TĐ cũ như Huỳnh Tịnh Của và Đào Duy Anh tôi không có bên cạnh nên chưa "phán định" được, nhưng nghĩ là cách viết trên là sai. Sẽ nói lại sau khi kiểm chứng TĐ và văn bản thời đó.

Cách đây mấy năm, tôi có nghe một người Úc nói về khái niệm "kuan xi" (tôi phiên âm đại) trong xã hội Trung quốc hiện đại, tôi đã thấy không khác gì với khái niệm "quan hệ" trong ngôn ngữ hiện đại và đã tưởng "kuan xi" đó và "quan hệ" chính là một từ.

"Tưởng" đúng đấy. 關係 guānxi* v. concern; affect; matter | Xuéxí de hǎo-huài ∼ ¹dào jiānglái de gōngzuò. One's academic record affects one's future job. ◆n. ①relation; relationship. Ràng buộc, dính dấp tới — Chỉ sự việc lớn lao, dính dấp tới nhiều việc khác. --Baodo 20:46, ngày 03 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nếu chuyện "tưởng" đó không sai thì hoặc đoạn trên viết sai, hoặc từ "quan hệ" ở hai ngôn ngữ cùng phát triển song song? (Tmct 12:09, ngày 29 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Ý chí - Ý nguyện[sửa mã nguồn]

Baodo ơi, hai từ đó khác nhau ở chỗ nào? Tại sao "free will" hay được dịch là "ý chí tự do", nhưng "good will" lại được dịch là "thiện nguyện"?

Hỏi gì mà "cắc cớ" thế? Vậy chứ như theo cảm nhận tiếng Đức của tôi thì từ will/Wille cũng có nhiều hàm súc (connotation) khác nhau. "good will" dịch "thiện ý" cũng được.

Còn nữa. "Ý chí quyết thắng" là "the will to win"? Thế nhưng "Ý chí tự do" (free will) thì lại là "the will that is free" chứ không phải "the will to be free". Vậy là "Ý chí tự do" (free will- dùng trong triết học, tôn giáo) bị lẫn nghĩa với "Ý chí tự do"(the will to be free - dùng trong chính trị).

Không sợ lầm vì "the will to be free" tôi thấy được dịch là ý chí đạt/được tự do. Chà, cái này nằm ở nhược điểm của tiếng Việt, nhìn inflection của tiếng Đức là hết sai: der freie Wille. Tmct thấy xác định từ loại tiếng Việt mình có dễ? (động từ, danh từ, tính từ...)

Làm thế nào bây giờ? (Tmct 09:35, ngày 30 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Tôi quyết định dùng "ý chí tự do" rồi, nhưng Baodo cứ giải thích nhé. (Tmct 23:44, ngày 02 tháng 4 năm 2006 (UTC))Trả lời

Tôi đã tìm cách giải thích. Nhưng cho xem cách dịch của bộ Anh-Việt Leipzig (nhiều người dùng) để "chạy" luôn:

connotation: nghĩa rộng; ý nghĩa (của một từ) :o

Và nghĩa đúng của nó:

(Concise Oxford English Dictionary) an idea or feeling which a word invokes in addition to its primary meaning. ▶Philosophy the abstract meaning of a term, determining which objects or concepts it applies to
( Langenscheidt) 1. Mitbezeichnung f; (Neben)Bedeutung f; 2. phls. Begriffsinhalt m.

--Baodo 21:27, ngày 03 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lê Thương - Tiền chiến[sửa mã nguồn]

Cách đây rất lâu bạn có hỏi tôi về bài viết về nhạc tiền chiến của nhạc sĩ Lê Thương. Xin lỗi vì khi đó đã không chú ý, hôm nay tôi mới đọc được. Bài đó bên Đặc trưng có [11]. Phạm Duy và Trần Quang Hải cũng có những bài viết khá đầy đủ về những năm đầu của tân nhạc. Nếu có thể chúng ta tổng hợp những bài đó lại. Nhưng mà sẽ rất mất công, hy vọng có nhiều người cùng tham gia--Docteur Rieux 21:10, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Epistemology & Ethics[sửa mã nguồn]

Cảm ơn Baodo, tôi đã học được cách đi từ Anh sang Trung hoặc Nhật để quay về Việt;). (Đã phải làm vậy với determinism vì thấy có hai kiểu dịch khác nhau: "Thuyết quyết định" và "thuyết định luận", rút ra kết luận: hình như "thuyết định luận" là viết sai chính tả của "Quyết định luận").

Quyết định luận 決定論 là đúng. Oxford-Engl.-Chn cho đấy! Mấy từ khó tôi thường dùng Đức/Anh tra sang Hán cho chắc ăn.

Tiếng Đức thì oải lắm:(, tôi đánh vật một hồi với phần "Quy nạp" của Hume không nổi, đem dịch tự động ra tiếng Anh xem thế nào, rốt cục vẫn không nhằn hết được, đành bỏ lại một đoạn.

Dịch máy??? :D

Chúc ngủ ngon, (Tmct 23:43, ngày 02 tháng 4 năm 2006 (UTC))Trả lời

Tôi hoạt động lại sau một tuần gần như tê liệt. --Baodo 21:35, ngày 03 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Con đường tơ lụa cho Baodo nè[sửa mã nguồn]

Xin chào. Tôi là thành viên mới toanh của Wikipedia. Hiện nay tôi đang dịch một tài liệu về Con đường Tơ lụa từ tiếng Anh sang tiếng Việt, trong đó có đoạn trích lời Khổng Tử khi nói về các đặc tính của ngọc bích khi so sánh với các đức tính của con người như: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín... Bạn nào có bản dịch nguyên gốc lời của Khổng Tử từ tiếng Trung sang tiếng Việt có thể gửi cho tôi theo địa chỉ: haiha_mai@yahoo.com được không ạ? Tôi rất muốn lời trích đoạn này phải thật chính xác từ nguyên bản, vì sợ tình trạng "tam sao thất bổn", làm mất đi ý nghĩa hay của đoạn trích. Xin chân thành cảm ơn các bạn! HaiHa Mai 08:01, ngày 07 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Người trích dẫn: Lụa Đào

"Lụa Đào" moi việc để tui làm, hay nhỉ! ;). Tôi đang bận, nhưng sẽ giúp tìm ra câu trích dẫn. --Baodo 23:43, ngày 08 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Không phải ai Lụa Đào cũng nhờ vả, trong những người giỏi về ngôn ngữ thì Lụa Đào yêu quỉ nhất là Baodo vì Baodo biết cả Phạn ngữ vả lại chưa có ai trong Wiki có công lực để tra vấn nguyên gốc nghĩa của 1 câu như Baodo! Baodo làm phước mà, LĐ đã ggắng công "chép lại" câu hỏi vì thấy tội người ta. Baodo có nhớ trong cổ sử có người không chịu gửi trái tim thối đến Phật không (trích Tây Du Diễn ... Ý) == Lụa Đỏ cắm cổ bái tạ .

Prescriptive & Normative sentence[sửa mã nguồn]

Baodo giúp tôi hai từ này với. Ví dụ:

  • normative statement: "He wants to live".
  • descriptive statement: "He shouldn't be killed".

Tôi đang chuẩn bị dịch/viết Hume#The is-ought problem.

Ông Hume này đi trước ông Kant, và cũng hay ra phết. Baodo xem này: Hume#Vấn đề nhân quả, và Hume#Vấn đề bản ngã.

Dạo này thấy Baodo vẫn bận quá nhỉ. Chúc bác khỏe. (Tmct 09:17, ngày 08 tháng 4 năm 2006 (UTC))Trả lời

normative có nghĩa là "tạo norm", mang tính chất "kiến lập quy phạm", "thuộc về tiêu chuẩn/quy phạm".
  • normative statement: "He wants to live". >>>normative statement = lời phát biểu/trần thuật hợp quy phạm/theo thông lệ. Tôi y theo ví dụ mà hiểu từ normative ở đây.
  • prescriptive statement: "He shouldn't be killed". Cái này thì dễ, prescriptive ở đây phải là "quy định". >>>prescriptive statement = lời phát biểu/trần thuật có tính chất quy định.

Trong ngữ ngôn học, prescriptive/normative grammar đều được dịch là "ngữ pháp quy phạm", như vậy prescriptive/normative được dùng với nghĩa như nhau.

Tôi bận thật, nhưng sắp sửa bổ sung Kant, Nghệ thuật Phật giáo và Ấn Độ giáo. --Baodo 23:41, ngày 08 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tứ đại mỹ nhân[sửa mã nguồn]

Nhờ anh Baodo bổ xung giùm các chi tiết về "lạc nhạn", "trầm ngư", "bế nguyệt" và "tu hoa" cho mấy đại mỹ nhân. Vì về những chi tiết này trên internet những trang tiếng Việt hay nhầm lẫn và chưa rõ ràng. Hy vọng khi được anh bổ xung, Wiki sẽ được mọi người coi là nguồn đầy đủ và tin tưởng nhất.--Docteur Rieux 00:42, ngày 11 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nhờ dịch[sửa mã nguồn]

Nhờ anh giúp dịch nốt hộ phần quotes trong bài Nicolaus Copernicus vì tôi dịch mãi mà không xuôi được, và nếu có thể anh xem giúp lại toàn bài vì các thuật ngữ thiên văn không biết tôi dịch thế có chính xác không. Cảm ơn anh nhiều.Nguyễn Trường Thịnh 01:09, ngày 11 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời


Ai cũng nhờ Baodo dịch hết... Thôi để tui nhận phần "bán vé" và "Quảng cáo" cho lời bao nhiêu chia hai! LĐ

Tôi biét anh bận nên viết cầu này ...đã viết là đã "thấy" Tui bán vé ai mua mà ông lo xa vậy. Thấy nhiều người hỏi ông nên tui ... "thông cảm" thôi. Kinh sách có người cho đọc là phước bảy đời tu nên Baodo cho thì tôi xin nhận và cảm tạ trước.

Đôi khi tôi ngạc nhiên về khả năng làm việc của Baodo. Chắc Baodo gõ key cũng nhanh lắm... Tôi có 1 đống việc làm hoài không được 1 tẹo nghĩ buồn quá không có nhiều tay nhiều mắt như ngài "Quán Thế Âm" (dẫu sao tôi cũng là người được phước khi niệm danh hiệu ngài mà thoát chết)

"Siêu việt" hay "Siêu nghiệm"?[sửa mã nguồn]

Tình cờ khi đọc lại Kant, tôi nhớ ra đoạn này trong bài [12] mà Baodo cho link. Trích:

„transzendental“ là „siêu nghiệm“ chứ không là „tiên nghiệm“ hay „siêu việt“, rồi „transzendent“ lại là „siêu việt“ chứ không là „siêu nghiệm“.

Tôi thấy trong bài Kant, nhiều chỗ dịch „transzendental“ là "siêu việt", có chỗ thêm chú thích "(siêu nghiệm)", có chỗ lại dịch hẳn là "siêu nghiệm". Vậy là sao? (Tmct 22:02, ngày 11 tháng 4 năm 2006 (UTC)).Trả lời

Chịu không nổi[sửa mã nguồn]

Tôi chịu cái khoản đi chỉnh lại các bản dịch tốc hành kiểu Nicolaus Copernicus. Oải quá. Tôi thấy dịch lại từ đầu có khi còn nhanh hơn là ngồi chỉnh. (Tmct 22:16, ngày 11 tháng 4 năm 2006 (UTC))Trả lời

Re:The design argument[sửa mã nguồn]

Chà cái này tôi còn đang nghĩ. Tôi còn chưa kịp đọc kỹ xem nội dung của en:design argument như thế nào. Hình như "design argument" là một thứ bên Cơ Đốc giáo hay nói đến, tôi định đọc mấy bài bên đó xem họ có nhắc đến không và dịch như thế nào. Nhưng bận quá chưa làm được gì. Baodo để cho tôi thêm thời gian rồi sẽ trả lời.

Chưa đọc thuyết "Sáng tạo vũ trụ" (creationism) à? Đang thịnh hành dưới chính quyền Bush lắm đấy!
Hì hì, tôi có nghe nói, nên cũng đoán hai thứ đó là một, nhưng đã có lúc nào đọc được đâu.

Nhân tiện hỏi Baodo luôn,

  • từ "perception" khi dùng với nghĩa danh từ thì dịch là "tri giác" liệu có được không?
  • Tri giác ok.
  • "sense perceptions" là "tri giác giác quan"?
  • ok, hoặc "tri giác cảm tính", ngắn nữa là "cảm giác" nhưng có lẽ bị trùng với văn nói thông thường.
  • "sentiment" là "cảm tính" (để đối với lý tính)?
  • Hm... nên nói đủ là "cảm năng tính"? (theo dt. sinnliche Wahrnehmung, "Aesthetik" với nguyên nghĩa?). Từ này nếu không để ý đến văn cảnh, chỉ dịch để phân biệt những khái niệm trên thì phải là "tình cảm", "tâm tình"... (= feeling, emotion; attitude, opinion; tender emotion). Từ nguyên: ME (in the senses 'personal experience' and 'physical feeling, sensation'): from OFr. sentement, from med. L. sentimentum, from L. sentire 'feel'.
  • Hmm, "cảm năng tính" là từ mới của Baodo sáng tác à? nghe lủng xủng xoẻng. Vậy, tôi hỏi về nghĩa tiếng Việt thôi nhé. "Cảm tính" là gì? Thêm chữ "năng" vào thì nghĩa khác đi như thế nào?
Tôi không phát minh từ đâu,.. theo cách dịch của BVNS. Nhưng từ này dúng là khó. "Cảm năng" tôi nghĩ là "khả năng cảm nhận", và nó khác cảm tính ở chỗ cảm tính là sensitivity, sensibility. OK, Tmct sau khi đã phân biệt rõ ràng các thuật ngữ thì hãy dịch như bạn hiểu. Nói chung các thuật ngữ được dùng trong một lĩnh vực đặc thù (để khu biệt với nhau) khác với cách dùng bên ngoài. Nếu "cảm tính" trong bài được phân biệt rõ với những từ còn lại thì làm.
  • Hỏi thêm câu nữa, tôi dịch "Hume was a moral sentimentalist" thành "...là người theo chủ nghĩa cảm tính đạo đức" xong thì nghe thấy rất oách, nhưng rồi lại nghi ngờ, không hiểu "...là người đa cảm đạo đức" thì có gì sai.
Câu đầu nghe được hơn, nhưng tính từ "đạo đức" không được rõ nếu không biết nguyên văn tiếng Anh. Tmct nói trắng ra tiếng Việt thử xem "Hume a moral sentimentalist" là gì? (sentimentalist: one who favors emotion over reason) Tôi hiểu nó theo tiếng Đức là: "Hume ist ein moralischer Gefühlsmensch". Vấn đề ở đây nằm ở tính từ "moral" trong câu của Tmct dịch.
Đây là nguyên văn: "On the contrary, Hume was a moral sentimentalist and, as such, thought that moral principles could not be intellectually justified." .Mời Baodo xem tại đây. Tôi còn đang tìm hiểu về ông Hume này, nên chưa đủ trình độ "nói trắng ra tiếng Việt"

Có lẽ tôi phải bỏ bớt mấy mục trong bài Hume, về chính trị hoặc kinh tế chẳng hạn. Tôi chẳng biết mù tịt gì về mấy ngành đó, mà để bài dài quá, người ta đọc cũng ngại. Chúc bác làm việc khỏe;) (Tmct 10:37, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC))Trả lời

Đa tạ! (nhưng chưa hiểu ;) là gì? :D ) --Baodo 12:32, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
À, giống bác chúc tôi mắc bệnh ngứa mắt thôi mà. Thôi thì... bác hiểu thế nào cũng được ;) (Tmct 12:54, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC))Trả lời
Tôi ít ngứa mắt lắm ;). Nhưng... nếu thấy gì đó không ổn, biết chắc chắn sai và biết mình đúng, thì giúp sửa. Còn không thì theo luật 1 ở đây Deppenregeln.
Vậy, nhờ Baodo sửa phần nói đến nghĩa cổ của "quan hệ" trong Từ Hán-Việt. Nó sai lâu quá rồi, tôi lại dốt chữ Hán nên có ngứa mắt cũng không dám sửa.

Tôi đã đọc en:design argument, có vẻ như đây không phải "luận cứ theo thuyết thiết kế" mà là "luận cứ chính của thuyết thiết kế". Đấy là nghĩa, còn dịch như thế nào thì Baodo chọn từ cho hay. (Tmct 15:33, ngày 15 tháng 4 năm 2006 (UTC))Trả lời

OK, không thì phải nói: luận cứ "thiết kế"--Baodo 22:11, ngày 15 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tên bài[sửa mã nguồn]

Cảm ơn. Tôi đã đổi tên lại. Nguyễn Hữu Dng 20:48, ngày 15 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Synthetic a priori[sửa mã nguồn]

Tôi thêm tiêu bản trích ngang vào trang Kant. Còn một từ "Synthetic a priori" không biết dịch như thế nào. Nhờ Baodo dịch giúp. (Tmct 18:54, ngày 21 tháng 4 năm 2006 (UTC))Trả lời

Thời đại Khai sáng[sửa mã nguồn]

Vâng, tôi cũng nghĩ đó là Khai sáng (tôi đã dịch từ đó trong Hume như vậy). Nhưng rồi tôi lại nhớ ra là trong sách giáo khoa lịch sử người ta gọi thời kỳ này là Ánh Sáng, không biết có nhầm lẫn nào không, nên tôi cứ phân vân mãi. Nhưng mà thôi, tôi sẽ sửa lại thành Khai sáng.

Tôi mới nghĩ đến chuyện làm danh sách thuật ngữ triết học để tiện cho việc dịch thuật. Baodo nghĩ thế nào? (Tmct 09:40, ngày 22 tháng 4 năm 2006 (UTC))Trả lời

Vậy tôi sẽ làm từ từ và đến khoảng tháng 5 sẽ đính lên Wiki. (Tmct 13:56, ngày 23 tháng 4 năm 2006 (UTC))Trả lời

Fate[sửa mã nguồn]

Lại hỏi bác về từ Hán Việt.

A power that some people believe to control and decide everything that happens in a way that cannot be prevented or changed

Cái này dịch là "Số mệnh" hay "định mệnh"? Có phải "định mệnh" gần nghĩa hơn vì chữ "số" có vẻ có ý "do tính toán mà đoán ra"?(Tmct 13:56, ngày 23 tháng 4 năm 2006 (UTC))Trả lời

Nếu đặt tên cho bài thì cần chính xác. Fate = Vận mệnh (alt. định mệnh, định phận, số phận, số mệnh).
...vì chữ "số" có vẻ có ý "do tính toán mà đoán ra"? giải như vậy không đúng đâu, từ "số" gắn liền với từ "mệnh" và hoàn toàn có nghĩa như những từ bên trên.

Theism, Atheism, Antitheism[sửa mã nguồn]

Dịch là: Thuyết hữu thần, thuyết vô thần, và thuyết ?? thần?

Tôi thấy các từ điển tiếng Việt, cái dịch "Atheism" là "vô thần" và không có "Antitheism", cái thì ngược lại: không có "atheism" và dịch "antitheism" là "vô thần". Còn interwiki sang tiếng Trung thì "Antheism" là "vô thần" và không có "Antitheism".

Nhờ Baodo giúp với. Hy vọng không làm tốn nhiều thời gian của bác:) (Tmct 21:39, ngày 23 tháng 4 năm 2006 (UTC))Trả lời

Vâng, các bộ từ điển Anh/Đức-Việt sẽ bó tay, dịch không chuẩn các từ này đâu.
  • Theism: Hữu thần luận
  • Atheism: Vô thần luận
  • Antitheism: Phản thần luận.

--Baodo 22:08, ngày 23 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Dân tộc[sửa mã nguồn]

Tôi để dành Thể loại:Dân tộc cho bác vì tôi không chắc (do hình như "nhân chủng học" == "dân tộc học"). Thực tế là tôi không chắc tất cả các hành động sửa đổi vừa rồi của tôi:) 134.157.5.208 15:19, ngày 25 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lý tính[sửa mã nguồn]

Nhờ Baodo giúp về "lý tính" trong Thảo luận:Lý tính, và "Đạo", "pháp"... trong Lý tính nữa (đoạn đó tôi không hiểu gì). Nếu tôi dịch "pháp" là đúng thì sẽ phải đặt tên liên kết khác đi để không lẫn với Pháp (quốc gia), nhưng tôi chịu không biết để gì trong ngoặc.

Chúc bác khỏe. (Tmct 09:09, ngày 27 tháng 4 năm 2006 (UTC))Trả lời