Trần Nguyên Phụ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trần Nguyên Phụ (1890-1949). Hiệu: Ba Phụ, là một chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam, từng tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội.

TIỂU SỬ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trần Nguyên Phụ sinh năm 1890 tại làng Tu Vũ, huyện Thanh Thủy,tỉnh Phú Thọ. Ông là hậu duệ đời thứ 4 của Bằng Công Nguyễn Hữu Chỉnh.[1]
  • Xuất thân là một nhà Nho. Ông đỗ Cử nhân nhưng không chịu làm việc cho Pháp. Ông về quê, tập hợp những người yêu nước tổ chức nghĩa quân chống Pháp.
  • Năm 1912, Trần Nguyên Phụ là một yếu nhân của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục[2]. Ông bị bắt do can phạm vào vụ Hà Thành đầu độc và. Ông bị tuyên tử hình, chống án sang Pháp được giảm xuống chung thân và bị đày biệt xứ sang Campuchia cùng với Lương Văn Can, Đinh Chương Dương[3]...
  • Năm 1926, Ông tham gia hoạt động Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí hội. Nhân lúc toàn quyền Alexandre Varenne sang kinh lý Đông Dương. Trần Nguyên Phụ được gọi đến chụp ảnh cho Varenne ở đền Đế Thiên Đế Thích. Ông được Varenne ký đơn ân xá. Từ đó, ông được tự do đi lại mở rộng địa bàn hoạt động, giới thiệu thanh niên yêu nước tham gia Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng chí hội [2]. Đồng thời xây dựng kinh tế cho Việt Nam TNCM Đồng Chí hội qua việc mở hiệu ảnh ở Bến Tre, Campuchia, mở hiệu thuốc Đông Y ở Trà Vinh, đậc biệt là Tiệm ảnh Nam Mỹ ở Mỹ Tho (đây là cơ quan của Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội),[4]
  • Ông cũng liên lạc các nhà yêu nước khác trong vùng như Nguyễn Sinh Sắc [5], Nguyễn Quang Diêu, Trần Hữu Độ, Tú Kiên[6]...Các nhà văn nhà báo hay tìm đến gặp gỡ ông như Trần Huy Liệu Ái Liên, Hải Triều [1].
  • Năm 1929, Nguyễn Ngọc Sơn của Việt Nam Quốc dân đảng liên lạc với Trần Nguyên Phụ trao đổi thống nhất 2 đảng, nhưng ông không nhất trí do khác nhau về lập trường và quan điểm giai cấp[7].
  • Năm 1930-1931 ông về hoạt động ở vùng Hậu Giang. Năm 1938, ông bị Pháp bắt ở Rạch Giá đưa ra Bắc quản thúc ở Thái Nguyên.
  • Năm 1945, CMT8 nổ ra, ông được giải thoát về quê tham gia kháng chiến, sau đó lại bị bắt ở đồn Tu Vũ. Ban ngày, Pháp cho ở nhà gần cạnh đồn, cho phát loa gọi dân đầu hàng, tuyên truyền là Trần Nguyên Phụ đã hàng Tây. Ban đêm du kích về, thì chiều chúng lai bắt giam ông vào đồn.
  • Buồn rầu, ông tuyệt thực và qua đời năm 1949.

GHI CHÚ[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Phả hệ Nguyễn Hữu”.
  2. ^ a b Đến Sài Gòn, Phan Trọng Bình đã được cụ Trần Nguyên Phụ giới thiệu Lê Văn Phát (tức Hương lễ Đẩu, quê ở Mỹ Nhơn, Ba Tri) để kết nạp vào hội và đưa sang Quảng Châu dự khóa huấn luyện thứ hai (tức khóa đầu tiên ở Nam Kỳ) (PDF).
  3. ^ Lương Văn Can Trong Lịch Sử Dân Tộc Lý Tùng Hiếu.
  4. ^ “Xác nhận Nam Mỹ photo là cơ sở Thanh Niên Cách mạng đồng chí hội ở Mỹ Tho”.
  5. ^ "Bản yêu sách của nhân dân An Nam" do Nguyễn Ái Quốc ký tên mà Nguyễn Ái Quốc tức là Nguyễn Tất Thành, nếu nói nó là quả bom nổ tung tại Paris làm chấn động cả nước Pháp thì nó là tiếng pháo mừng xuân nổ ngay trong lòng Cụ Nguyễn Sinh Sắc. Nó có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến tư tưởng và hoạt động trong những năm cuối đời của Cụ. Cụ như người chết đi sống lại, niềm tin tưởng, sự chờ đợi được nâng cao. Cụ lao vào hoạt động theo một kiểu riêng: bí mật âm thầm lặng lẽ. Từ các cơ sở cũ bung ra mở rộng địa bàn hoạt động., Cụ xuống Tân An (Long An) liên hệ với ông Bùi Chí Nhuận ở Nhật Tảo, ông Đỗ Tường Ninh ở Phú Ngãi trị từ đó bắt mối qua ông Trưởng Hoài, Võ Văn Ký, Hào Ngươn, ở chợ Gạo, ông Phan Văn Viễn (Tòng Am), Nguyễn Từ Dân ở xóm Dầu, rồi ông Trần Năng Liễu, Trần Văn Diệm ở Vĩnh Kim (Tiền Giang), tạt qua ông Võ Hoành ở Sa Đéc, các nhà Đông Du và các hoà thượng yêu nước ở Cao Lãnh, lên miệt Thất Sơn, biên giới liên hệ với nhà sư Thiện Kế (Châu Đốc), Viên Minh (Tịnh Biên), Đạt Điền, Trần Hữu Thường ở Tân Châu; hoặc về ông Phương Sơn, Trần Nguyên Phụ ở Đốc Vàng”. line feed character trong |tựa đề= tại ký tự số 139 (trợ giúp)
  6. ^ “Đầu thế kỷ 20, các cụ Phan Kiết Phủ, Trần Nguyên Phụ, Nguyễn Quang Diêu, Nguyễn Sinh Sắc thường lui tới vùng Hồng Ngự để hun đúc lòng yêu nước, vận động phong trào Đông Du”.
  7. ^ “Việt Nam Quốc dân Đảng qua tài liệu lưu trữ Hải ngoại Pháp. Kỳ I: Hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng qua tài liệu của mật thám Pháp”.