Wikipedia:Thảo luận

Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Wikipedia:Thảo Luận)
Bình luận mới nhất: 5 giờ trước bởi Đơn giản là tôi trong đề tài Tuần tra Wikidata
Thảo luận chung
Trang này là nơi thảo luận về dự án Wikipedia tiếng Việt. Một trong những trang liệt kê dưới đây có thể thích hợp hơn cho vấn đề của bạn:

If you do not speak Vietnamese and you have any comments or questions about the Vietnamese version of Wikipedia, you can also leave a message in our guestbook. (About the Vietnamese Wikipedia)

Đối với thảo luận dài, nếu có quá nhiều nội dung, hãy tạo trang con ở đây và đưa vào trang này.


Bộ lọc 122: Hạn chế sửa đổi các thành phần của Trang Chính[sửa | sửa mã nguồn]

Theo báo cáo của Nguyentrongphu tại đây thì gần đây có IP quảng cáo tại các trang thành phần của Trang Chính, quảng cáo truyện tranh gì đó. Hiện bộ lọc 122 đã được kích hoạt để chặn các trang này theo quy ước: Chặn user không có quyền autoconfirmed (bao gồm IP và thành viên mới), và chặn trong thời gian trang con đang được hiển thị trên Trang Chính. Ví dụ: IP không thể sửa Wikipedia:Bài viết tốt/2024/Tuần 18 trong thời gian từ ngày 29/4 đến 5/5 do khoảng này là tuần 18 của năm 2024. Trước hoặc sau khoảng thời gian đó thì IP được phép sửa, cho phép các IP thiện ý tiếp tục tạo trang con bình thường. Phạm vi ảnh hưởng là các trang có tiêu đề dạng như sau:

  • Wikipedia:Bài viết chọn lọc/YYYY/Tuần ww
  • Wikipedia:Bài viết chọn lọc/YYYY/Các tựa
  • Wikipedia:Bài viết tốt/YYYY/Tuần ww
  • Wikipedia:Bài viết tốt/YYYY/Các tựa
  • Wikipedia:Danh sách chọn lọc/YYYY/Tuần ww
  • Wikipedia:Danh sách chọn lọc/YYYY/Các tựa
  • Wikipedia:Bạn có biết/YYYY/Tuần ww/n
  • Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc/YYYY/MM/DD

Hệ quả:

  • Các trang "Các tựa" thì IP phải chờ theo năm.
  • Anh DHN chắc không cần khóa các trang con BCB mỗi khi tạo xong.
  • AbuseFilter không hỗ trợ loop và hàm hỗ trợ xử lý thời gian nên mã khá tù.

P/S: Mất buổi sáng để viết nên xin 1 like khích lệ ^_^ Dang (thảo luận) 05:33, ngày 2 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Tôi đã kiểm tra bộ lọc với một số trang con bị phá hoại gần đây, thấy đã khớp:
Dang (thảo luận) 05:39, ngày 2 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Cảm ơn Dang đã kịp lúc hỗ trợ, tặng một like theo yêu cầu :D. ✠ Tân-Vương  05:40, ngày 2 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Sửa bài "Logic toán"[sửa | sửa mã nguồn]

Mình mới đăng một số chỉnh sửa ở bài "Logic toán". Không biết liệu có ai có thẩm quyền (hoặc nhiều người) có thể xem và đánh giá lại các lưu ý về chất lượng đang gắn với bài không ạ?

Nhân thể mình cũng xin làm quen một số tình nguyện viên có kinh nghiệm để xin ý kiến về các chỉnh sửa của mình trong tương lai ạ, chẳng hạn như các bảo quản viên hoặc chuyên gia về lĩnh vực đó – SCPswinger (thảo luận) 04:44, ngày 3 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

@SCPswinger Các chỉnh sửa bạn có vẻ ổn rồi. Nếu bạn có thắc mắc có thể hỏi mình hoặc cố vấn của bạn. – I So bad 15:33, ngày 3 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Vậy bài viết còn cần bổ sung chú thích kiểm chứng thông tin không, và còn là bài viết sơ khai như note ở cuối bài không? Mình là người đưa ra chỉnh sửa nên không tự đánh giá cái này được – SCPswinger (thảo luận) 16:31, ngày 3 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@SCPswinger Hiện bài viết cần bổ sung khá nhiều chú thích ở các phần dưới, nhưng nội dung về cơ bản đã đầy dủ và không còn là bài sơ khai nữa – I So bad 01:57, ngày 4 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 19-2024[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 16:42, ngày 6 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Hình ảnh chọn lọc[sửa | sửa mã nguồn]

Xin chào mọi người, vào tháng 1 năm 2024, mình có xung phong đóng góp cho mục Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc hằng ngày. Vì lý do cá nhân không thể tiếp tục được, mình xin phép ngưng công việc này và bàn giao cho bạn P. ĐĂNG. Cảm ơn bạn Đăng và chúc viwiki ngày càng phát triển.42.114.90.118 (thảo luận) 17:46, ngày 6 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Rất cảm ơn bạn 42.114.90.118 đã hỗ trợ và hướng dẫn tôi ở một đề tài mới trong suốt tháng vừa qua. Quá trình được làm cùng bạn tuy ngắn. Ai cũng có công việc cá nhân buộc phải gác lại việc ít quan trọng hơn. Tuy vậy, hy vọng bạn khi có thời gian, sẽ quay lại và tiếp tục hỗ trợ cộng đồng ở phân mảng được bạn chú tâm và làm bằng cả tinh thần tích cực. Bằng cách này hay cách khác, tôi tin rằng cộng đồng luôn hoan nghênh bạn trở về.
Xin thay mặt cộng đồng gửi lời cảm ơn đến bạn, cho những đóng góp ý nghĩa này!
Chúc bạn một ngày tốt lành, Phong Đăng The Gospel of Wealth: Earning to give 13:32, ngày 7 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Thanks bạn IP, hy vọng mai mốt bạn sẽ quay lại bằng 1 tk mới! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:04, ngày 8 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

nhờ giúp[sửa | sửa mã nguồn]

nhờ ai đó đổi tên giúp mình trang Parasyte: The Grey thành Ký sinh thú: Vùng xám, vì tên này đang đc dùng cho netflix vn

https://www.netflix.com/vn/title/81194158 – 113.160.112.108 (thảo luận) 13:51, ngày 8 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Theo như các thảo luận trước đây thì mọi người khuyên nên để tên bài là tên gốc nếu phim là tiếng có ký tự Latin, còn nếu có dịch sang thì để tiếng Việt trong ngoặc đơn. Còn phim Hàn thì chưa rõ. – — Dr. Voirloup💬 10:41, ngày 10 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
User:Mongrangvebet Giữ tên gốc nếu như không có tên chính thức ở VN. Phim có tên tiếng Việt trong Netflix VN thì dùng tên tiếng Việt. Phim rạp thì ưu tiên phim tiếng Việt của nhà phát hành (đã mua bản quyền lại) tại VN. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:10, ngày 13 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Như vậy thì bài Breaking Bad nên dùng tên là "Tập làm người xấu" - theo tên do Netflix VN đặt chứ nhỉ? — dʁ. ʃ ħ u ɳ t 💬 10:55, ngày 13 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
User:Mongrangvebet Trường hợp Breaking Bad tôi nghĩ là trường hợp đặc biệt. Người VN vẫn biết tới bộ phim đó với cái tên Breaking Bad (tên này phổ biến hơn dựa trên báo chí VN). Năm 2008 thì lúc đó chưa có Netflix VN. Trường hợp Netflix nên được xem xét riêng. Những trường hợp khác thì sẽ khác. Ví dụ, một số phim nhập lậu về VN mà chưa được nhà phát hành mua bản quyền lại ở VN -> giữ tên gốc. Nói chung thì có nhiều tiêu chí để xét bao gồm tên phổ biến trong báo chí, tình trạng bản quyền, tên chính thức của Netflix VN và vân vân. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:50, ngày 13 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Tìm bạn dịch chủ đề vật lý[sửa | sửa mã nguồn]

Mình đang viết khá nhiều bài liên quan đến vật lý, như máy phát xạ neutron hay máy gia tốc hạt tuyến tính. Chủ yếu các bài viết này mình sẽ dịch từ tiếng Anh hoặc tiếng Đức nếu bài viết được đánh dấu *. Vấn đề là mình nhận thấy có rất nhiều thuật ngữ cơ bản trong vật lý mà tiếng Việt gần như không tồn tại. Vậy nên mình muốn xây dựng một từ điển vật lý nhỏ cho các thuật ngữ, cũng như muốn tìm thêm các bạn dịch, biết nhiều về các thuật ngữ trong vật lý, để có thể cùng tranh luận tìm ra từ tốt nhất. Với lúc đầu ý định của mình chỉ là đăng trong thảo luận chung nhưng vô tính lập nhầm một trang thảo luận mới hẳn, mong điều phối viên có thể xóa hộ mình, mình cảm ơn. Nahethecats (thảo luận) 07:14, ngày 10 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Sự thiếu thốn về thuật ngữ chuyên ngành không chỉ dừng lại ở mảng Vật lý mà còn tồn tại ở nhiều mảng khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Một số thuật ngữ thậm chí chưa bao giờ xuất hiện trong giáo trình, nghiên cứu ở Việt Nam.
  • Đối với thuật ngữ mới và lạ, bạn nên tra các từ đó được sử dụng trong nghiên cứu/ tài liệu học thuật bằng tiếng Việt chưa (tra Google) rồi chú thích theo kiểu #tag:ref + dẫn nguồn (Tham khảo và copy cách dùng chú thích tại bài Methamphetamin hoặc $456,000 Squid Game in Real Life!. Tôi cũng hay copy mã nguồn từ bài viết tốt/ bài viết chọn lọc chứ chẳng bao giờ viết lệnh)
  • Đối với thuật ngữ chưa thấy bao giờ, bạn có thể giữ nguyên khái niệm đó, và mở ngoặc viết (tạm dịch: ...) bên cạnh. Điều đó để tránh vi phạm quy định Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa được công bố.
Ý tưởng của bạn rất hay, bạn có thể bổ sung thông tin tại Wikipedia:Dự án/Vật lý học và tag các thành viên liên quan — Dr. Voirloup💬 10:57, ngày 10 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Mình cũng thấy vậy, mình thường phải đọc các tài liệu bằng tiếng Anh khá nhiều, vì cơ bản khái niệm tiếng Việt còn chưa có. Mình cũng có tìm đọc qua nhiều luận văn cử đại học, nhiều khi cũng sẽ tìm ra được cách người trong ngành sử dụng từ. Tiếc là vốn hiểu biết ngôn ngữ khoa học của mình trong tiếng Việt cũng còn khá nông. Mình cũng thường giữ nguyên khái niệm đấy, hoặc mở ngoặc tự dịch. Ví dụ gần đây mình rất muốn dịch từ "Synchrotron," nó cũng là một dạng máy gia tốc nhưng xoáy tròn. Và chắc là sắp tới nếu viết bài về máy này mình sẽ giữ nguyên như tên riêng vậy.
Nếu giờ mình muốn tạo một trang mới tại Wikipedia:Dự án/Vật lý học như bạn gợi ý, thì mình cứ tạo kiểu "Từ điển vật lý" rồi mình bổ sung những từ mình có vào? Với mình tìm các thành viên liên quan như nào thế bạn? Mình cảm ơn Nahethecats (thảo luận) 18:45, ngày 10 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Nahethecats Mình nghĩ thời điểm này chưa nên tạo một trang dự án con thuộc một dự án nào đấy, tôi đề suất bạn nên tạo một mục mới tại Wikipedia:Dự án/Vật lý học hơn là tạo một dự án con. Pminh141 [ Thảo luận ] 18:50, ngày 10 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
À, ý mình là thế đó, kiểu tạo một trang con trong vật lý học ấy, nếu bạn cũng thấy thế hợp lý thì chắc để mấy hôm nữa mình tạo. Không biết wiki đã có mẫu sẳn chưa? Kiểu mình nhập từ rồi nhập nghĩa rồi nó tự sắp xếp alphabet cho mình ấy?Nahethecats (thảo luận) 20:03, ngày 10 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Từ Synchrotron chưa có trong tiếng Việt, tra "synchrotron là gì" trên Google thấy 0 kết quả có dịch từ này sang tiếng Việt. Bạn cứ yên tâm dùng luôn tên này nhé. Nếu bạn muốn tạo từ điển vật lý để cho người khác tiếp cận được, bạn có thể tạo trang Wikipedia:Dự án/Vật lý học/Từ điển vật lý. Tôi sẽ hỗ trợ bạn dẫn link đến đó ở trang thảo luận. Và đừng quên là ngoài việc tạo bài mới, bạn có thể sửa lại bài cũ, "gia cố" thêm bằng cách thêm nguồn/ biên dịch,... và thậm chí nếu bài viết đủ tốt , bạn hoàn toàn có thể ứng cử bài viết tốt hoặc bài viết chọn lọc. – — Dr. Voirloup💬 18:54, ngày 10 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Ừm, mình có đọc qua một vài bài viết cũ và cũng khá muốn sửa, nhưng giờ nếu viết sẽ phải viết gần như lại từ đầu với bố cục khác, nên thành ra mình muốn mở rộng trước, rồi sau đấy sẽ sửa những bài cũ sau. Cảm ơn ý kiến của bạn. Nahethecats (thảo luận) 20:05, ngày 10 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Xin phép mời mọi người cho ý kiến. Mohammed Yussuf 01:58, ngày 11 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Dự thảo Kế hoạch hàng năm của Quỹ Wikimedia[sửa | sửa mã nguồn]

Xin chào mọi người! Các công tác của Quỹ Wikimedia được dẫn đường bằng kế hoạch hàng năm của Quỹ. Hiện giờ chúng tôi đã xuất bản bản nháp đầy đủ của bản kế hoạch hàng năm này trên Meta. Xin hãy chia sẻ phản hồi và ý tưởng của bạn về nó nhé!

Đây thực sự là một trong những cơ hội tốt nhất để bạn có thể gây ảnh hưởng tới cách mà Quỹ Wikimedia vận hành cũng như những gì nó lựa chọn để ưu tiên và tập trung vào, bởi lẽ kế hoạch hàng năm của Quỹ là tài liệu định hướng chính trong việc lên kế hoạch cho công việc mà Quỹ sẽ thực hiện. Đây là một văn bản cấp cao, bởi vì nó nhắm tới việc tìm kiếm những vấn đề chính cho cả một tổ chức – tức là tìm kiếm phương hướng chính, thứ sẽ giúp các đội nhóm tại Quỹ Wikimedia tìm thấy những mục tiêu xác thực hơn.

Dưới đây là các mục tiêu chính:

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về việc những điều trên có ý nghĩa ra sao trên thực tế tại Meta, nơi bạn có thể tìm thấy cả bản tóm tắt của những điều mà Quỹ Wikimedia muốn đạt được cũng như các liên kết đến những trang cụ thể hơn.

Chúng tôi hoan nghênh các bạn chia sẻ ý nghĩ của mình trên Meta hoặc tại đây, và chúng tôi chắc chắn sẽ chuyển chúng tới những bộ phận liên quan của Quỹ Wikimedia và câu hỏi của bạn sẽ được trả lời.

Xin cảm ơn. – Tiểu Phương 話そう! 04:59, ngày 12 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 20-2024[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 23:57, ngày 13 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Sign up for the language community meeting on May 31st, 16:00 UTC[sửa | sửa mã nguồn]

Hello all,

The next language community meeting is scheduled in a few weeks - May 31st at 16:00 UTC. If you're interested, you can sign up on this wiki page.

This is a participant-driven meeting, where we share language-specific updates related to various projects, collectively discuss technical issues related to language wikis, and work together to find possible solutions. For example, in the last meeting, the topics included the machine translation service (MinT) and the languages and models it currently supports, localization efforts from the Kiwix team, and technical challenges with numerical sorting in files used on Bengali Wikisource.

Do you have any ideas for topics to share technical updates related to your project? Any problems that you would like to bring for discussion during the meeting? Do you need interpretation support from English to another language? Please reach out to me at ssethi(__AT__)wikimedia.org and add agenda items to the document here.

We look forward to your participation!

MediaWiki message delivery 21:22, ngày 14 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Cuộc thi viết bài do ĐSQ Ukraina tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Xin chào các bạn,

Ngày hôm qua tôi vừa đại diện cho chính mình tới gặp ĐSQ Ukraina để cùng thảo luận về việc bên ĐSQ mong muốn tổ chức một cuộc thi viết bài tương tự như các cuộc thi của ĐSQ Ba Lan, thời điểm chưa chốt nhưng sẽ tầm tháng 6 tới tháng 8 năm nay.

Điểm cộng là họ sẽ dựa phần lớn vào các quy tắc của cuộc thi viết bài lần thứ 4 năm 2022 do ĐSQ Ba Lan tổ chức do đó chúng ta có thể yên tâm là sẽ không bung bét như cuộc thi lần 1, lần 2 của bên Ba Lan. Điểm trừ thì tất nhiên vẫn là Ukraina tổ chức lần đầu nên sẽ có nhiều bỡ ngỡ.

Tôi cũng đã lên tiếng cho lời khuyên rất nhiều về cách thức đưa luật sao cho thuận lợi nhất cho bên chúng ta, ví dụ như đặt giới hạn số từ tối thiểu để tránh sinh ra 1 đống bài sơ khai, đưa luật cấm vi phạm bản quyền, cấm dịch máy không chỉnh sửa, cũng may là Content Translation hiện tại đã giới hạn % dịch (80 hay 85% nhỉ) và tài khoản mới tạo cũng không thể sử dụng ngay công cụ này nên chúng ta cũng phần nào yên tâm hơn. Họ cũng đã biết được là trong quá trình có bài lên mà chất lượng kém là bên wiki cũng sẽ tiến hành quy trình thông báo cho người viết rằng nếu họ không cải thiện chất lượng bài viết thì sẽ bị xóa bài sau 10 ngày.

Tôi đưa chuyện này lên một phần là để thông báo cho cộng đồng chúng ta trước, nhưng ngoài ra thì tôi muốn hỏi là mọi người nghĩ họ nên có thêm quy định gì nữa thì hãy nêu bên dưới để tôi chuyển lời tới họ cho họ cân nhắc. Xin cảm ơn mọi người. – Tiểu Phương 話そう! 04:30, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Thành viên:Bluetpp Vẫn là 90% mà. Hồi đó là 95% xong sau này giảm xuống 90%. Tôi muốn giảm xuống 80% hoặc 85% nhưng bất thành. Cộng đồng này quá bảo thủ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:25, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
90% là quá đủ. Đợt này mà thấy CLK 3 bài là sẽ có lệnh cấm luôn! Chiến thuật của tôi là lập ra một cái bảng ghi tên các thành viên đóng góp, ai rảnh ngồi check các bài viết. Thấy có dấu hiệu dịch máy quá 3 bài --> Cấm. Lần 1 = nhắc nhở; Lần 2 = cảnh báo lần cuối; Lần 3 = CẤM. Tôi đề xuất một số dấu hiệu phát hiện hành vi lạm dụng công cụ dịch mà không biên tập kỹ:
  • Không thống nhất đại từ nhân xưng, dùng sai: ví dụ: Nhân vật sinh năm 1950 nhưng lại xưng là anh, là cô; hoặc lúc thì xưng là ông, lúc thì xưng là anh. Hoặc dùng lặp nhiều từ "nó" mà không sử dụng các từ ngữ thay thế, đọc văn phong rất ngang.
  • Sử dụng nhiều cấu trúc câu bị động trong đoạn/ bài viết. Ví dụ: "sáng kiến vận hành máy móc đã được đề xuất bởi ABC" --> nên là "ABC đã đề xuất sáng kiến vận hành máy móc"
  • Lặp từ nhiều nhưng không dùng từ thay thế.
  • Dùng câu quá dài, nhiều mệnh đề quan hệ (vốn ít gặp trong văn phong tiếng Việt) mà không tách câu ra.
  • Nội dung khó hiểu, dịch thuật kém đến mức khi đọc lên vẫn chẳng hiểu ý của nội dung dịch là gì.
  • Dịch sai thông tin, xa rời thông tin so với văn bản gốc để né tránh bị "soi". Hoặc là dịch sai/ "sáng tạo" các thuật ngữ chuyên ngành.
  • Không sửa lại dấu câu, tồn tại 2 dấu cách kề nhau (<space><space>); có dấu cách trước dấu câu (<space><chấm> hoặc <chấm><space><thẻ ref>).
  • Định dạng nguồn không đạt yêu cầu: lỗi cùng ref name nhưng nội dung khác; để link trần; để link thiếu các trường điền (website, title, tên báo, ngày truy cập)
Để có thể kiểm soát được các bài viết, nên cho mỗi thành viên viết bài mỗi ngày chỉ được tạo mới một lượng bài nhất định (15-20 bài/ngày). Hết 0:00 UTC+7 thì đếm lại từ đầu. Tránh hiện tượng "ủ bài tung chiêu" những ngày cuối cùng, không thể xử lý kịp. – — dʁ. -------ʃ ħ u ɳ t ﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 03:55, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
 Ủng hộ mạnh Đến giờ làm sạch rồi. Phạm Ngọc Phương Linh ♥

(T • C • CA • L • B • UR)
03:59, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ là phải có một công cụ quản lý kiểu như Fountain. Có thể tôi sẽ nghiên cứu thử xem sao, hoặc tạo mới. Chứ duyệt bằng tay với yêu cầu như trên thì không nổi. Tích hợp AI nữa thì êm ru. Dang (thảo luận) 04:00, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Dang Ai rảnh đâu mà đi chấm thi từng bài một? Dẹp cái fountain đi. Check ngẫu nhiên, nếu phát hiện dịch máy clk 1-2 bài thì cảnh báo rồi cấm nếu tái phạm. Đơn giản vậy thôi. Thường tv dịch máy clk thì sẽ dịch máy clk toàn bộ số bài mà họ dịch. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:35, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu: Có cách duyệt. Không nhất thiết phải duyệt từng cái. Ví dụ, phần mềm có thể quét và đưa ra report tổng thể chẳng hạn, theo các tiêu chí như Mong kể chẳng hạn. Mấy cái này đội data của mấy công ty hay làm, để nhìn ra insight của một vấn đề nào đó. Dang (thảo luận) 04:38, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Dang Data của mấy công ty thì người có chuyên môn nhìn vô mới hiểu được. Người thường nhìn vô thì sẽ chả hiểu gì. Cách của bạn quá màu mè, và các tuần tra viên sẽ không biết cách thực thi. Tôi nghĩ cứ làm y như cách chúng ta đã làm nhiều năm qua là ổn. Check ngẫu nhiên vài bài. Dịch máy clk thì cấm, gọn lẹ và đơn giản. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:42, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu: Chúng ta phải hiểu vì là người quản lý mà. Không biết thì hướng dẫn, giáo dục. Nói thì hay hơn làm, nên tôi sẽ không nói nữa kẻo mất hay. Có làm thì tôi sẽ thông báo với cộng đồng sau :) Dang (thảo luận) 04:44, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Dang Tùy bạn, tôi theo xu hướng không bày vẽ. Don't fix what isn't broken. Có nhiều cách giải quyết cho cùng 1 vấn đề. Tôi chọn cách cũ (check ngẫu nhiên), còn tv nào muốn chọn cách mới thì tùy. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:46, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest: Có vô vàn thứ để nghiên cứu. Phạm Ngọc Phương Linh ♥

(T • C • CA • L • B • UR)
04:04, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Thôi xin :v Tôi giúp mấy cái tôi hứng thú thôi là đủ rồi. Còn lại thì đề xuất WMF chứ cá nhân không có đủ nguồn lực để quán xuyến. Dang (thảo luận) 04:06, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Công nghệ thông tin có nhiều việc ghê, vua của mọi nghề. Làm bác sĩ le ve ở đây chẳng được tích sự gì. – — dʁ. -------ʃ ħ u ɳ t ﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 04:16, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Mongrangvebet: Hmm, sao lại thế anh bạn. IT gần đây cũng không ngon đâu, cạnh tranh rất nhiều, tôi lọc CV mấy đứa thực tập phải nói là mỏi tay. Tôi cũng từ bỏ việc làm, đi bán linh tinh, nhưng đam mê vẫn còn. Vua của mọi nghề chắc là làm chính trị, mà thôi cái này "nhạy cảm". Tuần mới tốt lành :) Dang (thảo luận) 04:23, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
User:Mongrangvebet Ặc, bác sĩ tự ti vậy? Ngành bác sĩ cứu người mỗi ngày. Đó là nghề danh giá + lương cao. Không phải ai muốn làm bác sĩ cũng được. Tôi có nhiều thằng bạn có ước mơ làm bác sĩ mà học không nổi nên bỏ qua làm nghề khác. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:51, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Mongrangvebet Cảm ơn bạn đã đưa ra nhiều đề xuất như trên. Có vẻ bạn không biết hay không để ý nhưng như cuộc thi của Ba Lan năm 2022 có tạo Thể loại:Bài viết được khởi tạo hoặc cải thiện trong Cuộc thi Ba Lan lần thứ IV cũng như có danh sách thành viên tham gia ngay tại đây, chúng ta có thể áp dụng tương tự đối với cuộc thi của bên Ukraina để quản lý. Bản thân cuộc thi của Ba Lan đã có quy định là người tham gia chỉ được submit lên website của cuộc thi tối đa 10 bài/ngày (submit lên web, nhưng họ có thể đăng nhiều tại wiki rồi chỉ submit 10) tuy nhiên thường không ai có thể làm liên tục 10 bài/ngày được nên bạn không phải lo điều đó. Đợt của Ba Lan cuộc thi kéo dài tháng rưỡi chỉ có khoảng 200 bài.

@Dang Công cụ Fountain đã từng được Viwiki sử dụng cho các cuộc thi viết bài nội bộ, tuy nhiên bên ĐSQ có một đội ngũ ban giám khảo chấm bài riêng và họ cũng xây dựng một website riêng nên Fountain là không cần thiết, dù vậy khi gặp mặt tôi cũng đã giới thiệu cho họ về Fountain rồi. Tiểu Phương 話そう! 02:36, ngày 21 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

  • Tôi thì tạm chưa có ý kiến, có thể tôi sẽ quan tâm về vấn đề quy định như thế nào là hợp lý với công suất quản lý của cộng đồng hiện tại. Không nhớ nhầm thì cuộc thi của ĐSQ Ba Lan lần gần nhất đã tổ chức khá ổn, bớt điều tiếng hơn các lần đầu. Bên cạnh đó, thì cựu BQV Alphama cũng từng tổ chức cuộc thi cải thiện bài cơ bản, nhìn chung là kết quả tích cực và Nguyentrongphu cũng công nhận điều đó. Thời gian gần đây, trong một grant, tôi cũng đối đáp với chị Jacqueline Chen bên WMF, thì tôi cảm thấy chỉ cần cộng đồng đồng thuận một quy trình, thì grant cứ làm theo quy trình đó là được, quan trọng là khả năng thuyết phục của người đề xuất; không nhất thiết là cho người mới tham gia, gây ảnh hưởng chất lượng. Từ những kinh nghiệm và thất bại của cộng đồng của trong quá khứ, tôi nghĩ các cuộc thi có thể diễn ra với một quy trình chặt chẽ và người điều hành phải có trách nhiệm quản lý sâu sát. Kết quả sẽ là có lợi cho đôi bên. Dang (thảo luận) 05:01, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Dang Alphama tổ chức xong đợt đó rồi cũng off luôn rồi do kiệt sức vì tốn quá nhiều thời gian và công sức. Muốn tổ chức thì phải đảm bảo được chất lượng, còn không có thời gian để quản lý chất lượng các bài thi thì tốt nhất nên dẹp đi. Tôi sẽ không ủng hộ bất cứ cuộc thi thố nào nữa hết, trừ phi người tổ chức phải chịu trách nhiệm 100% khâu quản lý bài viết cuộc thi. Những bài dịch máy clk trong khuôn khổ cuộc thi thì người tổ chức có trách nhiệm phải dò ra và gắn biển clk. Để lọt lưới thì tôi sẽ cấm luôn người tổ chức cuộc thi. Tôi xin nhấn mạnh là kỳ đó Alphama tổ chức cuộc thi chui và hoàn toàn không hề công bố rộng rãi đến cho cộng đồng này biết (vi phạm quy định Meta). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:23, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu: Tôi nghĩ là do quá ôm đồm, hình như lúc đó anh ta bận viết bài nghiên cứu gì đó nữa. Tôi quan sát xem một số wiki khác, nhìn chung cũng không cần cố làm cho nhiều ra để làm màu lấy số liệu. Vụ công bố thì tôi đang hiểu là có xảy ra với một thảo luận, nhưng không chính thức, vì đó là một thảo luận lấy ý kiến và bạn phản ứng quá mãnh liệt nên Alphama đặt nhãn Withdraw cho grant đó luôn. Sau đó, thì có vẻ im hơi nên anh ta mở lại, lúc này thì có vẻ là "chui", dù anh ta có thông báo trước đó. Dang (thảo luận) 05:28, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Về vấn đề là "chui" hay không thì tôi nghĩ quan điểm về khái niệm "cộng đồng" của Meta đang khác với suy nghĩ của bạn. Bạn xem mục Endorsements của grant đợt đó, rõ ràng có nhiều người ủng hộ, nên Meta thấy vậy là ok rồi và họ chịu trách nhiệm với điều đó. Dang (thảo luận) 05:32, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Dang Meta có quy định rõ ràng mà. Chui là chui chứ không phải đơn giản là quan điểm của riêng tôi. Alphama phải tuyên bố cho cộng đồng, chứ không phải đi gửi thư lén lút cho từng tv để họ đi ủng hộ như vậy. Đó là "chui". Đợt tuyên bố với cộng đồng bị tôi phản đối không tính vì rõ ràng cộng đồng này không đồng ý điều đó. Sau này, gửi thư lén cho những tv ủng hộ rồi tự gạt bỏ những tv chống đối, sao kỳ vậy? Ai cho phép làm vậy? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:35, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu: Hình như bạn đang hiểu sai ý tôi. Ý tôi là có sự khác biệt về khái niệm "cộng đồng" ở đây. Bạn nghĩ rằng "cộng đồng" là phải trình bày ở Wikipedia:Thảo luận, còn Meta nghĩ rằng chỉ cần từng có một thảo luận khảo sát (đã có), và có vài người endorsement (thật ra cái này không có cũng không sao) là ok. Ví dụ, grant gần đây của tôi cũng chỉ là xin tài trợ cho một ý tưởng mà hồi trước ThiênĐế98 và Nguyenhai314 đề xuất tại trang cá nhân của tôi, tức phạm vi rất hẹp, đồng thời cũng không có endorsement nào, và vẫn được thông quan, dù cho là có thể tôi đối đáp và thuyết phục tốt. Dang (thảo luận) 05:39, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Dang Thật ra tôi không ủng hộ cách làm việc cẩu thả của Meta, chỉ giỏi phát tiền của người khác. Tiền đó là tiền donation (không phải do họ làm ra) nên họ phát tiền như phát gỏi. Nói chung, tôi ủng hộ grant của bạn. Tôi cũng ủng hộ cuộc thi do Alphama tổ chức, còn việc tổ chức lén thì tôi không đồng ý (chỉ vậy thôi). Mai mốt ai muốn tổ chức thì cứ việc. Để dịch máy clk lọt lưới thì tôi cấm người dịch máy clk lẫn BTC luôn, chỉ vậy thôi. Muốn gì thì cứ việc thanh minh với cộng đồng. Cộng đồng này đã rất chán nản và mệt mỏi với nạn dịch máy clk từ năm 2017 rồi (gần đây đã đỡ rất nhiều vì tôi đã cấm sạch mọi thành phần dịch máy clk). Chả có ai rảnh lại đi bênh vực 1 cuộc thi mà chất lượng thì toàn rác cả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:43, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu: Đồng ý là cách kiểm duyệt của Meta là chưa chặt chẽ. Cũng có thể họ tôn trọng tính ẩn danh hơn. Mặc dù vậy, tôi cũng phải trả lời hơn chục câu hỏi chứ không dễ, họ gài rất khéo để kiểm tra tính minh bạch trong lời nói. Nếu so với ngày xưa, tầm 2020 đổ về trước, tức thời Tuanminh01 thì lại khá dễ nhé, thấy không bị hỏi nhiều như vậy, tất nhiên là mức tài trợ ở thời điểm đó không nhiều bằng bây giờ. Dang (thảo luận) 05:49, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Dang Đưa grant cho bạn xây dựng tool có ích cho dự án Vi nói riêng và toàn bộ các dự án khác nói chung thì đó là một điều tốt. Tôi thà họ đưa grant cho bạn còn hơn đưa grant cho cái núi rác của mấy cuộc thi do Tuanminh tổ chức. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:52, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu Đừng nói thế, các cuộc thi khoa học của Tuanminh tôi đều rất tích cực tham gia và phải nói là có rất nhiều bài quan trọng mảng khoa học tự nhiên chưa hề có trên viwiki được sinh ra từ những cuộc thi đó đấy *khóc* – Tiểu Phương 話そう! 02:40, ngày 21 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Thành viên:Bluetpp Bạn là trường hợp đặc biệt rồi. Tôi rất kính trọng những tv dịch chân chính. Núi của các cuộc thi đó tới giờ dọn vẫn chưa xong hết đấy... SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:54, ngày 21 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Công cụ CT
  • Giao diện của Đặc biệt:Dịch nội dungtài khoản phụ của tôi. Tại đây, tài khoản của tôi có thể dùng các chương trình dịch cơ bản của trang này.
    @BluetppNguyentrongphu: Cách của Plantaest hiệu quả 99% với người mới, 1% không hiệu quả còn lại nằm ở phía thành viên am hiểu kỹ thuật, thường sẽ không phải thành viên mới. Với cách lách này (tạm xin phép không nói ở đây), thành viên mới có thể truy cập vào giao diện biên dịch hai bên của Đặc biệt:Dịch nội dung, tuy nhiên nó sẽ cũng không cho phép thành viên đăng bài lên vì đây là hạn chế nằm ở phía máy chủ/hệ thống, hạn chế này do cộng đồng quyết định và các người bảo trì MediaWiki triển khai lên viwiki. Nói ngắn gọn, nếu đã đến được giao diện biên dịch, thì bạn hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng công cụ dịch này. Phạm Ngọc Phương Linh ♥

    (T • C • CA • L • B • UR)
    12:36, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    @Hide on Rosé: Tôi đã điều chỉnh lại mã. Bạn kiểm tra lại thử. Khả năng có thể lách được, nhưng khó hơn mã cũ. Dang (thảo luận) 12:42, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    @Plantaest: Cái này nó không liên quan tới mã vì chỉ cần một lệnh là sẽ bị vô hiệu hoá sạch. Bạn hiểu ý tôi chứ? Phạm Ngọc Phương Linh ♥

    (T • C • CA • L • B • UR)
    12:44, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    @Hide on Rosé: Vậy bạn dùng JS riêng? Nhìn chung khả năng lách là có thể xảy ra, vì đây chỉ là xử lý ở phía client nhằm mục đích hạn chế. Nếu muốn chặn từ gốc phải cấu hình như enwiki. Tôi nghĩ có thể tái khởi động lại task T299636 bên Phabricator. Dang (thảo luận) 12:49, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Không, "chế độ an toàn". Phạm Ngọc Phương Linh ♥

    (T • C • CA • L • B • UR)
    12:50, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Mặc dù không chặn được người ta vào giao diện, nhưng tôi có thắc mắc là giới hạn kỹ thuật có cho phép việc "tắt chương trình dịch theo quyền người dùng có" không. Phạm Ngọc Phương Linh ♥

    (T • C • CA • L • B • UR)
    12:52, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Hiện có bộ lọc 111 chặn đăng trực tiếp, nhưng lách thì có thể xảy ra bằng cách copy cột phải cho vào Trình soạn thảo trực quan. Còn vụ safemode thì khả năng biết ~ 0%. Bằng chứng là kể từ lúc có mã thì không còn tình trạng này nữa. Triệt để thì liên hệ Phab, họ làm ra nó thì họ biết chứ tôi không rõ, theo task T299636 thì có vẻ điều chỉnh bình thường, nhưng tôi không hứng thú nói với họ nữa. Dang (thảo luận) 12:56, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Tôi hiểu, nói chung các cách chúng ta làm hiệu quả 99%, 1% còn lại là người cũ, hay nói rõ hơn là "rối". Chương trình dịch ý tôi ở đây là các công cụ máy dịch có trong ContentTranslation. Bên enwiki, họ cấu hình vô hiệu hoá hoàn toàn chương trình dịch lên mọi thành viên. Phạm Ngọc Phương Linh ♥

    (T • C • CA • L • B • UR)
    13:00, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Khả năng không có cấu hình sâu kiểu vậy, khi nào có nhu cầu người ta mới làm. Vả lại, ý bạn là sao về cấu hình này? Tức người mới vẫn được dùng mà không có máy dịch, hay sao? Nếu vậy thì không cần thiết do cộng đồng đã đồng thuận cấm người mới dùng rồi. Dang (thảo luận) 13:05, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    @Plantaest: Về mặt kỹ thuật, chúng ta chỉ cấm người mới "truy cập giao diện" và "đăng bài", chưa cấm máy dịch. Phạm Ngọc Phương Linh ♥

    (T • C • CA • L • B • UR)
    13:08, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    @Hide on Rosé: Tôi vẫn chưa hiểu ý bạn lắm. Tức bạn muốn dùng CT mà không có máy dịch? Ý nghĩa ở đây là gì khi chúng ta đã cấm người mới tiếp cận CT. Muốn cấu hình kiểu vậy thì chỉ có dev của CT làm được, còn chúng ta chỉ là người sử dụng và quản lý. Ngoài ra, vụ enwiki cấm hoàn toàn thì hơi lạ, tôi xem thử en:Wikipedia:Content translation tool thì họ vẫn để cho extended-confirmed dùng, không biết có gì nhầm lẫn ở đây không. Trong mục Beta features của Preferences, tôi thấy đang được dùng bởi 293,077 người dùng, cao nhất trong các công cụ. Không biết có gì nhầm lẫn không. Dang (thảo luận) 13:16, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Tôi vào CT của enwiki thử thì thấy cái này: On the English Wikipedia this tool is limited to extended confirmed editors, and the machine translation component is disabled for all users (see WP:CXT). Có vẻ bên đó cấu hình được hết, kể cả việc tắt máy dịch như bạn nói. Nhưng rõ ràng nó không phải là phạm vi quản lý của chúng ta. Tôi có quyền extendedconfirmed bên đó nên dùng CT bình thường. Dang (thảo luận) 13:20, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Đúng, tôi và bạn có quyền extendedconfirmed bên đó nên dùng CT bình thường, nhưng nó không có chương trình dịch như Google Dịch. Nếu bạn thử bấm một đoạn để dịch tự động, sẽ có thông báo lỗi: "Translation services not available for the selected languages. Why?". Đây là điều mà tôi đang thắc mắc là có thể cài như vậy mà chỉ áp dụng lên cờ có không. Phạm Ngọc Phương Linh ♥

    (T • C • CA • L • B • UR)
    13:26, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
  • @Hide on Rosé: Nhìn chung tôi đã hiểu ý bạn. Vô hiệu hóa dịch vụ dịch trong công cụ là được về mặt kỹ thuật, như enwiki đã làm, nhưng viwiki thì xài bình thường, vì người sử dụng lúc này có ý thức đủ (từ extendedconfirmed trở lên). Còn enwiki thì quy mô lớn nên họ không thể kiểm soát được. Vấn đề của viwiki không phải ở dịch vụ dịch (translation services), mà chính là công cụ CT. Hiện tại, viwiki đang bị mấy ông bên Phab chơi theo kiểu này, họ vẫn giới hạn extendedconfirmed như yêu cầu cộng đồng, nhưng họ vẫn cho user đăng bài lên trang nháp thành viên, dù user không có quyền extendedconfirmed, đây là một kiểu lách đồng thuận cộng đồng. Từ đó user vẫn dùng được công cụ và đăng lên nháp, sau thì copy qua không gian Chính. Vì vậy mà chúng ta phải chặn bằng những thứ linh tinh. Muốn lật lại thì khởi động lại task tôi đã nói, yêu cầu họ nghiêm túc tắt, như enwiki, chứ không để kiểu nửa nạc nửa mỡ. Dang (thảo luận) 13:29, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
  • @Plantaest @Hide on Rosé Cảm ơn 2 bạn đã rất tích cực thảo luận về công cụ BDND. Tuy nhiên tôi cũng muốn góp lời là cuộc thi dịch này sẽ có 2 kiểu đối tượng tham gia, 1 là tv cũ thì thường sẽ có thể dùng BDND sẵn rồi, 2 là tv mới hẳn, tạo tk để tham gia cuộc thi thì họ (1) không dùng dc BDND và (2) thường không biết BDND ở đâu (vì là tv mới toanh). Nếu hai bạn vẫn muốn tiếp tục bàn về vấn đề này thì thảo luận riêng nha huhu không hơi loãng topic. Tôi tin là với những phương thức chặn hiện viwiki đang áp dụng thì tv mới hầu như khó có thể dùng BDND để làm gì có hại cho viwiki được. – Tiểu Phương 話そう! 13:53, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    @Bluetpp: Tôi đã ẩn nhẹ, có vẻ tạm ổn. Dang (thảo luận) 13:56, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Thành viên:Bluetpp Tôi sẽ cấm rất mạnh tay đối với các thí sinh thi cuộc thi Ukraine lần này nếu họ dịch máy clk. Tôi xin tuyên bố trước. Tôi và cộng đồng đã quá mệt mỏi bị hết ĐSQ này ĐSQ khác biến Wikipedia này nơi PR cá nhân rồi. Tưởng thoát ĐSQ Ba Lan rồi, giờ tới ĐSQ Ukraine. Mai mốt tới ĐSQ nào nữa? Không quản lý được chất lượng chấm thi thì tốt nhất thì dẹp đi, đừng tổ chức. Họ là người tổ chức. Đáng lý chính họ mới là người phải có trách nhiệm phát hiện các thí sinh của họ ăn gian. Vậy mà quán quân 3 năm liền của họ đều có phốt dịch máy clk?? Làm ăn còn thua nghiệp dư. Gặp tôi ngoài đời, tôi chửi cho vài tăng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:39, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Thiết nghĩ không cần quá căng thẳng, vì hiện tại đã đủ công cụ để theo dõi và có chế tài hợp lý. Nếu những bài viết đó đáp ứng tiêu chí thì tổng số lượng bài viết sẽ đạt 1 triệu 800 nghìn nhanh hơn. Cứ theo những gì tôi đã đề xuất ở trên thì rác thải đã được phân loại từ đầu. Việc cần làm là tạo ra nội quy (dưới tinh thần đồng thuận/ quy định có từ trước), để người tham gia cuộc thi nhìn vào đó và biết phải làm gì. Có thể tham khảo đề xuất của tôi ở trên – — dʁ. -------ʃ ħ u ɳ t ﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 04:49, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    User:Mongrangvebet Dịch máy clk thì bắt buộc phải bị cấm. Dịch tốt thì ok. Cuộc thi có ghi rõ ràng ràng là cấm dịch máy. Nếu thí sinh cố tình ăn gian thì phải chấp nhận bị chế tài. ĐSQ không có đủ khả năng quản lý chất lượng các bài thi nên chúng ta phải làm thay cho họ. Tôi nghĩ không cần tạo ra nội quy mới vì quy định cũ đã đủ xài. Đơn giản là cấm dịch máy clk. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:42, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Thành viên:Plantaest 1 bài 500 từ dài cỡ nào? Mời bạn cho ví dụ vài bài. Tôi chưa hình dung được. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:48, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    @Nguyentrongphu: Này là tôi nhắc lại lời Bluetpp. Tôi cũng đang suy nghĩ để hình dung. Dang (thảo luận) 04:50, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Zzxjoanw bài này khoảng 770 từ. – — dʁ. -------ʃ ħ u ɳ t ﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 04:50, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    User:Mongrangvebet 500 từ như vậy là quá ngắn, không dài hơn bài sơ khai cho mấy. Tôi đề xuất 1 bài phải tối thiểu 1.000 từ (không tính các từ trong chú thích). Dưới 1.000 từ auto bị loại để ép buộc các thí sinh chạy theo chất lượng thay vì số lượng. 1 bài sẽ được chấm từ 1 tới 10 điểm tùy theo chất lượng. Tiêu chí chấm thi trước đây cũng chấm từ 1 tới 10 điểm, nhưng chất lượng thì như rác. Lý do đơn giản: tại sao phải viết 100 bài 10 điểm khi có thể spam 1.000 bài rác (mỗi bài 1 điểm)? Đó là sai lầm của các cuộc thi trong quá khứ. Nếu không muốn đi theo vết xe đổ thì bắt buộc phải có quy chế mới (gắt gao hơn). 1.000 từ thật ra cũng dễ chứ chả khó. Muốn viết bài kiếm tiền mà lười biếng thì dẹp đi, đừng mơ mộng nữa. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:55, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Tầm như bài Zzxjoanw trên thì cũng ổn. Tôi thấy 800 là con số đẹp. Dang (thảo luận) 06:00, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Nên đề xuất 1.000 cho tròn. 800 là con số tròn, nhưng tôi thấy 1.000 thì nó đẹp và tròn hơn kaka. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:35, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    @Nguyentrongphu  Đồng ý Tôi sẽ chuyển đề xuất tăng lên 1.000 từ cho bên ĐSQ. Ban đầu thì tôi và bên họ cho rằng 500 là đủ nhưng tôi sẽ nói rằng cộng đồng nghĩ các bài tham gia cuộc thi nên hướng tới chất lượng nhiều hơn, do đó nên là 1.000 từ. Còn như tôi đã nói ở đâu đó, tính theo byte rất mông lung đối với bản thân ĐSQ cũng như người tham gia cuộc thi nên cách hay nhất là theo từ. – Tiểu Phương 話そう! 02:23, ngày 21 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    @Nguyentrongphu Vừa được bên ĐSQ trả lời là có lẽ họ sẽ chọn 800 vì đây là cuộc thi đầu tiên, họ không muốn gây áp lực cho thí sinh lắm. – Tiểu Phương 話そう! 02:39, ngày 21 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Tôi đồng ý mốc 800 từ, với điều kiện là dung lượng được tính bằng đoạn sa pô (mở bài) + đề mục và nội dung các phần còn lại, chú thích tranh ảnh, nội dung bảng biểu. Không tính từ mục tham khảo trở xuống, không tính liên kết ngoài, không tính mục lục. – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 03:04, ngày 21 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    @Mongrangvebet Cái ý hiển nhiên rồi bạn, chỉ tính nội dung bên trong bài thôi. – Tiểu Phương 話そう! 03:08, ngày 21 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Thành viên:Bluetpp Đồng ý 800 từ vậy. Năm sau, tôi sẽ kỳ vọng nhiều hơn (1.000 từ). Nói chung, cuộc thi năm nay tôi tự tin là sẽ không còn tình trạng dịch máy clk tràn lan. Nếu có thì chỉ có vài ca lẻ tẻ (sẽ bị cấm). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:59, ngày 21 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Phân vân[sửa | sửa mã nguồn]

Đang phân vân cụm từ "Giáng sinh" và "Giáng Sinh" không biết cụm từ nào là phù hợp nữa? – eunn (meta · phab) 14:21, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Ayane Fumihiro Bạn có nhầm lẫn gì không chứ hình như bạn đưa ra 2 từ giống hệt nhau – I So bad 14:24, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Chỉ khác viết hoa chữ "sinh". Tên bài viết, thể loại khác nhau. Ví dụ như: Giáng sinh ở Ba Lan, Thể loại:Giáng Sinh ở Đức, Thể loại:Album Giáng Sinh theo năm. – eunn (meta · phab) 14:31, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Ayane Fumihiro Mỗi nguồn mình thấy lại gọi một kiểu. Nếu muốn thông nhất thì bạn nên mở thảo luận cộng đồng – I So bad 14:43, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Đơn giản là tôiAyane Fumihiro Theo nguồn này quy định về tên viết hoa các ngày lễ (phạm vi ảnh hưởng chỉ nói đến văn bản chính phủ + SGK, tựu chung không phải báo chí), có vẻ nghiêng về "Giáng sinh". Đúng chuẩn chính tả quy tắc tiếng Việt sẽ là "Giáng sinh" chỉ viết hoa chữ cái đầu. Báo Lao Động họ viết "Giáng Sinh" nhưng cũng có trường hợp "Giáng sinh" [19][20], ngay cả Báo Thanh Niên hầu như cũng theo quy tắc này [21], Báo Dân Trí [22], Vietnamnet cũng vậy [23] (Ctrl+F để xem). Tất cả đều theo cách viết văn bản nhà nước "Giáng sinh". Phong Đăng The Gospel of Wealth: Earning to give 15:13, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Tôi thiên về phương án "Giáng sinh", theo quy tắc viết hoa dạng cụm phiên âm theo từ cụm tiếng Anh (tôi đã quen dùng và có thấy quy tắc này nhưng không rõ từ đâu ra). Ví dụ tương tự là Hội đồng Giám mục Việt Nam (Bishop [Giám mục] Conference [Hội đồng] of Viet Nam). Một ý kiến ngoài lề là Wikipedia tiếng Việt không phải là nơi ưu ái cho bất kỳ tôn giáo nào, nên hạn chế viết hoa là hợp lý. ✠ Tân-Vương  17:31, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Các quy tắc viết hoa này đều tuân theo quy tắc viết hoa tiếng Việt từ lâu (tôi dẫn nguồn phía trên). Ngữ pháp viết hoa trong tiếng Việt khác với tiếng Anh. Vấn đề viết hoa có thể do ý muốn chủ thể là người chấp bút muốn nhấn mạnh chủ đề đang được nói, không hoàn toàn do ưu ái. Phong Đăng The Gospel of Wealth: Earning to give 18:05, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Chưa thực hiện lúc này Có lẽ để mấy cuộc thảo luận và biểu quyết kết thúc rồi mới mở thảo luận mới cũng được. eunn (meta · phab) 14:50, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Ayane Fumihiro Có thể thực hiện ngay cũng ok. Vấn đề dễ giải quyết sớm. Vấn đề này tôi nghĩ không tranh chấp lớn khi quá rõ ràng theo quy tắc tiếng Việt (đại đa số báo chí, SGK) đều dùng theo cách viết này. Phong Đăng The Gospel of Wealth: Earning to give 04:59, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 21-2024[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 23:02, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Hide on Rosé: Không biết ai dịch nhỉ. Mấy cái tên skin như Timeless, Modern dịch ra nghe bựa bựa. Còn "Cổ điển" là skin gì? Dang (thảo luận) 07:55, ngày 21 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest NgocAnMaster. Lâu rồi tôi không dịch đống này. Phạm Ngọc Phương Linh ♥

(T • C • CA • L • B • UR)
08:56, ngày 21 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Vượt thời gian có hẳn trong giao diện ở translatewiki. Phạm Ngọc Phương Linh ♥

(T • C • CA • L • B • UR)
08:57, ngày 21 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest Bản dịch của bạn NgocAnMaster đó. – Tiểu Phương 話そう! 09:05, ngày 21 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Tôi dịch đấy bạn. "Nostalgia" tôi dịch ra là "Cổ điển". Hmmm, dịch đúng ra phải là skin "Vọng cổ" - skin này tôi chưa từng thấy trên trang tùy chọn của mình từ 2019. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 10:09, ngày 21 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@NgocAnMaster: Mấy cái này là tên riêng nên không cần dịch, kiểu như "Wikipedia". Còn Nostalgia ai dịch là Vọng cổ thì sai nghĩa 100%, chắc nhầm với "hoài cổ". Dang (thảo luận) 10:48, ngày 21 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Một số skin không có trong tùy chọn như Modern, CologneBlue, nhưng vẫn sử dụng được bằng tham số useskin. Còn Nostalgia này tôi cũng chưa thấy mặt mũi nó bao giờ. Dang (thảo luận) 10:51, ngày 21 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest Skin Nostalgia đã bị loại bỏ từ phiên bản 1.22 (vào năm 2013). P/s: đây là skin đầu tiên mà Wikipedia sử dụng khi vừa mới ra mắt vào năm 2001. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 11:00, ngày 21 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest Xem nostalgia: Phạm Ngọc Phương Linh ♥

(T • C • CA • L • B • UR)
11:41, ngày 21 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Mời tham dự đối thoại[sửa | sửa mã nguồn]

Chào mn, bên Meta có lời mời các bạn dự buổi đối thoại với Community Affairs Committee (Ủy ban gì dợ?), lãnh đạo cấp cao của Quỹ Wikimedia cũng như bản thân CEO của Quỹ. Xem chi tiết tại đây.

Nếu bạn có bất kì câu hỏi gì muốn hỏi ban bệ của Quỹ Wikimedia thì có thể tự đăng ký tại link trên hoặc tag tôi và đăng ký phía dưới. Các câu hỏi có thể là về bất cứ vấn đề gì liên quan đến Quỹ Wikimedia nói chung và Viwiki nói riêng. Cảm ơn mn nha. – Tiểu Phương 話そう! 14:55, ngày 21 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Feedback invited on Procedure for Sibling Project Lifecycle[sửa | sửa mã nguồn]

You can find this message translated into additional languages on Meta-wiki. Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn

Dear community members,

The Community Affairs Committee (CAC) of the Wikimedia Foundation Board of Trustees invites you to give feedback on a draft Procedure for Sibling Project Lifecycle. This draft Procedure outlines proposed steps and requirements for opening and closing Wikimedia Sibling Projects, and aims to ensure any newly approved projects are set up for success. This is separate from the procedures for opening or closing language versions of projects, which is handled by the Language Committee or closing projects policy.

You can find the details on this page, as well as the ways to give your feedback from today until the end of the day on June 23, 2024, anywhere on Earth.

You can also share information about this with the interested project communities you work with or support, and you can also help us translate the procedure into more languages, so people can join the discussions in their own language.

On behalf of the CAC,

RamzyM (WMF) 02:25, ngày 22 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Báo Sài Gòn Giải Phóng[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là trang báo thuộc cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn này được dùng tại Wikipedia trong nhiều bài viết (xem thống kê). Độ uy tín có thể nhận định là tương đương báo Người Lao Động. Theo Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy, tôi thấy tên trang báo này chưa được nêu (đây là một danh sách không đầy đủ). Đề xuất của tôi là thêm tên trang báo này vô danh sách đó. Mời các bạn góp ý kiến. Phong Đăng The Gospel of Wealth: Earning to give 16:40, ngày 22 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

☑Y Xong. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:38, ngày 23 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Nguồn thethao247.vn[sửa | sửa mã nguồn]

Tình cờ thấy nguồn thethao247.vn được dùng ở 168 nơi: insource:thethao247.vn. Có nên loại bỏ nguồn này vì:

  • (1) Không phải là báo, mà là "trang tin điện tử tổng hợp".
  • (2) Thông tin dễ tìm được ở các nguồn chính thống trong và ngoài nước, không giống trường hợp thuvienphapluat.

Mời mọi người cho ý kiến. Dang (thảo luận) 12:30, ngày 23 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

  •  Ý kiến Trang thông tin điện tử tổng hợp thật ra cũng là một loại báo chí. Độ uy tín có thể nói không kém các trang báo được cấp phép dùng tại Wikipedia. Các trang thông tin như thế này thường có doanh nghiệp tư hoặc thuộc nhà nước được nhà nước cấp phép thì mới được phép hoạt động. Điểm khác với báo điện tử là trang tin điện tử tổng hợp sao chép lại từ các nguồn khác và đăng tải tại trang của họ với điều kiện ghi công đầy đủ (các điều kiện này đều được tuân theo quy định pháp luật). Nói dễ hiểu, thông tin điện tử tổng hợp sao chép từ các trang web báo chí khác được nhà nước cấp phép hoạt động đem về trang chủ đăng lại. Vì điều này, tôi nghĩ vấn đề dễ tìm không còn là vấn đề gây tranh cãi vì tính chất website này là sao chép từ các trang uy tín khác để đem về đăng tải. Vấn đề có lẽ là "trang tin điện tử tổng hợp" có được phép dùng tại Wikipedia không. Hai nguồn [29][30] do thethao247 chủ yếu dùng để sao chép là 2 nguồn uy tín nhưng cũng có tính chất thương mại (ít không đáng kể). Tôi nghĩ nếu muốn loại bỏ nguồn thethao247 hay bất cứ nguồn nào tương đương trong tương lai, phải đánh giá vào mức độ là (1) nguồn tư nhân đúng nghĩa + (2) không giấy phép hoạt động + (3) thương mại mạnh (như yêu cầu chi phí khai thác văn bản), còn không nên dùng bình thường, việc đảm bảo tính năng mở Wikipedia. Phong Đăng The Gospel of Wealth: Earning to give 16:13, ngày 23 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Vụ "trang tin" thì cộng đồng đã từng đồng thuận cấm 24h.com.vn, cũng như các trang thuộc hệ thống của VCCorp như kenh14.vn, cafebiz, cafef... Xem thêm: Wikipedia:Thảo luận/Lưu 68#Vấn đề nguồn 24h và các trang tin thuộc VCCorp. Báo chí là một cơ quan sản xuất tin, nếu họ không sản xuất tin thì họ không là báo chí. Dang (thảo luận) 16:18, ngày 23 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Tôi chợt nhớ đến vụ này, xem thêm tại đây. TTĐT tổng hợp có tình trạng "báo hóa". Tôi nghĩ vấn đề có vẻ diện rộng hơn. Phong Đăng The Gospel of Wealth: Earning to give 16:23, ngày 23 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Về vấn đề "cộng sinh" giữa báo chí và trang tin thì tôi cũng đã nói trong thảo luận lần đó. Các chuyên trang này là "giả báo", được sinh ra nhằm mục đích phục vụ cho trang tin. Giống như mối quan hệ giữa Kênh 14 và báo Trí thức trẻ ngày trước. Theo quy định thì trang tin tổng hợp không được sản xuất tin. Dang (thảo luận) 16:24, ngày 23 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Tôi nhận định đây là hoạt động không rành mạch thiếu trách nhiệm, tôi chưa thấy trang thethao247 có tình trạng "báo hóa" rất tốn thời gian nếu để xác định điều này. Tôi nghĩ cần có một đồng thuận rành mạch một lần giải quyết các trang TTĐT như thế này, chả có lý do gì dùng một trang thứ cấp của thứ cấp có tình trang như vậy, trong khi nội dung có thể khai thác từ báo gốc. Bạn thấy sao? Phong Đăng The Gospel of Wealth: Earning to give 16:32, ngày 23 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    @P. ĐĂNG: Hiện thời thì tôi hơi chưa rảnh rang nên không chắc chắn. Trước mắt thì tiền lệ đã cho thấy là cộng đồng đã đồng ý hạn chế các trang kiểu vậy. Còn muốn rành mạch thì tôi nghĩ phải tìm hiểu kỹ hơn, có thể tham khảo enwiki xem có vấn đề như mình không? Nói chung là giờ tôi muốn xử lý tới đâu hay tới đó, trước mắt là nguồn thethao247 này. Dang (thảo luận) 16:36, ngày 23 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Có vẻ như xử lý trang này trước vậy. Về tiền tệ thì nó không mạnh bằng quy định (quy định theo trước; tiền tệ bước sau). Quy định Wikipedia không cho phép lấy kết quả đồng thuận này giải quyết vụ việc khác, cuộc đồng thuận đó tiêu đề tên không khớp với vụ này ("nguồn 24h và các trang tin thuộc VCCorp"). Tôi nghĩ cần một cuộc đồng thuận cộng đồng rộng hơn, ý tôi là "loại bỏ tất cả các nguồn TTĐT tổng hợp hay không" xem cộng đồng quyết định thế nào. Tôi nghĩ xét riêng về VN sẽ hợp lý hơn, Enwiki có thể tham khảo vì tựu chung là tình trạng bên đó giải quyết nước bên đó. Tôi nghiêng về nguồn tiêng Việt xét theo tình thế thời sự tại VN. Phong Đăng The Gospel of Wealth: Earning to give 16:56, ngày 23 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    @P. ĐĂNG: Có nhiều khía cạnh, như trong thảo luận tôi đã gửi thì cũng không cấm hết các trang của VCCorp. Ví dụ những chủ đề như game thì GameK là số ít nguồn viết về game ở VN. Vì vậy, một thảo luận bao trùm thì có lẽ sẽ hay, nhưng trường hợp này thì không hay. Dang (thảo luận) 17:01, ngày 23 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Trang này chủ yếu về thể thao và bóng đá. Nghĩa là theo ý bạn nếu chúng ta cấm trang TTĐT thì phải xét riêng như trang này là về chủ đề bóng đá? Phong Đăng The Gospel of Wealth: Earning to give 17:12, ngày 23 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    @P. ĐĂNG: Hmm, tôi không chắc chắn về vụ này. Chủ đề thảo luận bạn nói, dù là bao trùm hay thuộc lĩnh vực cụ thể, nếu diễn ra sẽ khá rộng và nhiều vấn đề, không đảm bảo là nhóm người đồng thuận lúc đó đã quan sát đủ nhiều để đưa ra quyết định đúng. Tôi giữ quan điểm là đụng đâu xử lý đó, case by case. Dang (thảo luận) 17:18, ngày 23 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Tôi đang suy nghĩ theo hướng phân chia xác suất để giải quyết trường hợp này. Xác suất (A) vẫn còn số nguồn TTĐT có thể dùng được chiếm đa số hoặc (B) rất nhiều nguồn TTĐT không thể dùng được chiếm đa số. Có thể hiểu ý tôi như thế này, nếu kết quả thống kê cho thấy nghiêng về phía A tức là B bị phủ nhận và ngược lại. Kết quả này sẽ cho thấy nên case by case hay là có quy chuẩn giải quyết một lần cho xong (A -> xét case by case; B -> đồng thuận gỡ một lần). Có lẽ cần thời gian nghiên cứu và thống kê, hiện tại tôi cũng đang bận, case by case cho vụ này vậy. Dùng case by case tôi nghĩ cách hay, nhưng đụng nhiều quá cho thấy quy định lỏng. Tương lai các quý thành viên chắc cãi nhau vài chục vụ khi xài case by case. Phong Đăng The Gospel of Wealth: Earning to give 17:40, ngày 23 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Case by case để xin phép dùng chứ không phải case by case để xin phép cấm. Thường thì những trang tin tổng hợp KHÔNG được tính là nguồn uy tín. Quy định có ghi rất rõ ràng (Wikipedia:nguồn uy tín). Những nguồn này mặc định phải bị cấm. Muốn dùng bất cứ trang tổng hợp nào thì phải đi tìm đồng thuận để dùng chứ không phải ngược lại. Có nghĩa là cấm những nguồn này là hợp pháp dựa theo quy định (không cần đồng thuận để cấm). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:31, ngày 24 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

☑Y Cấm dùng trang thethao247.vn. Không phải là báo chí và cũng chả có peer-review. Nguồn này tạch tiêu chí nguồn uy tín. Tôi đã thêm vô blacklist. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:22, ngày 24 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Oke man. Dang (thảo luận) 16:38, ngày 24 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Nguyentrongphu Theo Wikipedia:nguồn uy tín một số câu về nguồn uy tín ghi là "Nguồn đáng tin cậy là các tài liệu có uy tín đã được xuất bản với một quy trình xuất bản đáng tin cậy; các tác giả nói chung là được coi là đáng tin tưởng hoặc có uy tín về chủ đề đang nói tới" và "Quy tắc chung là: càng có nhiều người tham gia kiểm tra dữ kiện, phân tích các vấn đề pháp lý và xem xét bài viết thì ấn phẩm đó càng đáng tin cậy." -> Đặc tính của trang tin tổng hợp (lấy 100% sao chép từ nguồn uy tín khác) thì thỏa tất cả điều này (không tính mấy trang đang có tình trạng "báo hóa"). Tại nguồn tránh dùng một trong những quy tắc thì "những nguồn có lịch sử thêu dệt nội dung, bịa đặt thông tin hoặc không có uy tín trong việc xác minh dữ kiện" -> có tính chất này mới là nguồn bị cấm theo quy định. Tôi chưa thấy quy định có ghi trang thông tin rõ ràng là không được dùng. Bằng chứng vụ này còn phải tìm đồng thuận. Phong Đăng The Gospel of Wealth: Earning to give 17:24, ngày 25 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
User:P. ĐĂNG Tôi có thể khẳng định là nguồn điện tử tổng hợp không thỏa mãn bất cứ tiêu chí nào trong quy định wikipedia:nguồn uy tín hết. "Nguồn đáng tin cậy là các tài liệu có uy tín đã được xuất bản với một quy trình xuất bản đáng tin cậy". Quy trình xuất bản ở đây một là sản xuất thông tin kiểu báo chí, còn hai là peer-review (giống như journal). Copy từ nguồn khác không được tính là quy trình xuất bản đáng tin cậy. Chính xác là trang tổng hợp có quy trình gì? Họ có 0 quy trình sản xuất thông tin nhé. Mấy đồng thuận trong quá khứ tôi không bàn tới. Số lượng tv am hiểu quy định trên đây nói thẳng là ít. Bằng chứng là quy định đnb suốt bao nhiêu năm nay vẫn bị nhiều tv nhập nhằng (không thấu hiểu hoàn toàn). Tiêu chí cơ bản bị bỏ vô xó trong khi tiêu chí cơ bản đáng lý là quan trọng hơn tiêu chí phụ. Quyết định của tôi là cấm dùng nguồn này dựa theo quy định, ai muốn lật quyết định của tôi thì xin mời đi tìm đồng thuận. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:15, ngày 25 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Dĩ nhiên, nguồn điện tử tổng hợp cũng sẽ có vài trường hợp đặc biệt. Những trường hợp đặc biệt phải xét case by case basis. Cứ qua En mà tham khảo, họ cấm gần như toàn bộ mọi nguồn điện tử tổng hợp. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:06, ngày 25 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Quy trình xuất bản đáng tin cậy theo Wikipedia là được tính dựa trên chính website đó thực hiện (không lấy quy trình xuất bản của nguồn uy tín khác làm thước do cho website copy lại). Vậy à. P/s Cá nhân tôi chỉ đang thắc mắc. Phong Đăng The Gospel of Wealth: Earning to give 16:11, ngày 26 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bạn đã hiểu ra được vấn đề rồi đấy. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:57, ngày 26 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Thật ra trang tin điện tử có quy trình sản xuất. Luật Báo chí năm 2016 tại Điều 36 cho thấy trang tin tổng hợp có quy trình sản xuất và tuân theo pháp luật VN. Ngoài trừ những trang "buôn" kém uy tín tư nhân. Không có website nào được cấp giấy phép hoạt động trên tay mà không có quy trình sản xuất cụ thể (theo quy định pháp luật nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - nơi đặt trụ sở hoạt động). Vấn đề là không giống quy trình sản xuất báo chí hay peer-review. Vì là trang web dạng tổng hợp nên nó chủ yếu xoay quanh vấn đề kiểm duyệt + trích dẫn, sao chép lại (lý do cho việc không thỏa quy định đang bàn). Xét theo diện bình phong (tức là trang tin tổng hợp đang hoạt động đúng luật), có 0 trường hợp đặc biệt (trừ khi có mùi "báo hóa"). Có lẽ quy trình xuất bản (không khớp theo quy định Wikipedia) và xu hướng ưu tiên lấy nguồn nội dung từ trang uy tín chính hơn là trang uy tín copy + tình trạng "báo hóa", giật gân của báo lá cải là những lý do loại website này bị loại bỏ. Vì vấn đề pháp lý, tôi tin có những trường hợp En dựa vào bối cảnh En mà dùng luật En; Vi có luật Vi dựa trên bối cảnh Vi. Phong Đăng The Gospel of Wealth: Earning to give 16:11, ngày 26 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Được chính quyền VN cấp giấy hoạt động không đồng nghĩa là nguồn uy tín. Rất nhiều báo lá cải vẫn được cấp phép hoạt động nhưng có 0 uy tín. Ví dụ, kenh14. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:59, ngày 26 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Uy tín phải đánh giá dựa trên nhiều thứ như quy trình, nguồn gốc, lịch sử hoạt động và đội ngũ chuyên môn (cái này thì tùy trang web, như NASA là chuyên gia về khoa học thì coi là nguồn uy tín trong mảng này; triết học luật pháp thì có IVR). Sở dĩ câu "nổi bật là có nguồn thứ cấp, độc lập, đáng tin cậy" thì nguồn uy tín (nguồn đáng tin cậy) thì là loại nguồn tôi vừa nói trên (nguồn uy tín: loại nguồn là chuyên gia về vấn đề trong mảng của nó), chứ không phải mấy anh báo Thanh Niên, Dân trí... Còn nguồn thứ cấp là phân tích diễn giải lại nội dung từ nguồn sơ cấp mà độc lập với chủ thể -> nguồn mạnh dùng xét đnb (lúc này mấy nguồn tường thuật lại như VN có Thanh Niên , Dân trí, VietNamnet thì coi là nguồn mạnh). Vụ các website thông tin tổng hợp được cấp giấy phép là trên hình thức (theo quy định luật pháp), trừ các trang dỏm tự ngôi lên. Giống bằng lái xe... nhưng lái như thế nào thì tính sau. Phong Đăng The Gospel of Wealth: Earning to give 04:28, ngày 27 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bạn thảo luận dài dòng và lạc đề. Những điều bạn nói thì tôi thừa biết. Nói chung, tất cả mọi nguồn điện tử tổng hợp đều không được phép sử dụng trên Wikipedia trừ một số trường hợp đặc biệt. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:32, ngày 27 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Dự án Thanh yên[sửa | sửa mã nguồn]

Mời mọi người cho ý kiến: Wikipedia:Thảo luận/Dự án Thanh yên. Dang (thảo luận) 11:23, ngày 26 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 22-2024[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 00:14, ngày 28 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Thích Minh Tuệ[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều quan điểm khác nhau về bài Thích Minh Tuệ, cần có những ý kiến đóng góp khách quan cho bài, tránh những điều đáng tiếc xảy ra. Xin cảm ơn! _Morning (thảo luận)

Tôi đã nêu quan điểm tại trang thảo luận của bài về việc trả lại tên bài là "Thích Minh Tuệ" - "nickname" phổ biến rộng khắp của người này, chứ không phải "Lê Anh Tú" - một cái tên thật không ai biết tới. --minhhuy (thảo luận) 06:05, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Tuần tra Wikidata[sửa | sửa mã nguồn]

Các tuần tra viên xin hãy dành thêm chút thời gian kiểm tra định kỳ Wikidata qua công cụ giám sát phá hoại Wikidata nhãn tiếng Việt. Phá hoại đang diễn ra thường xuyên ở đây và ảnh hưởng nghiêm trọng đến bài viết khi các thông tin sai lệch, bậy bạ hiển thị ngay đầu mọi bài viết trên giao diện di động mặc định (hoặc giao diện web có sử dụng các tiện ích lấy thông tin từ Wikidata) nhưng lại thường bị bỏ qua. Bất cứ ai cũng có thể sửa các nhãn mô tả này và chúng đang thường xuyên bị lạm dụng. minhhuy (thảo luận) 08:15, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

  •  Ý kiến Nhân lực tuần tra trên Wikipedia còn thiếu (phá hoại vẫn lọt lưới ở đây) thì lấy đâu ra nhân lực cho việc này? Tôi nghĩ nên đề xuất lên Phabricator tắt hiển thị mặc định thông tin từ Wikidata. Đó là phương án giải quyết tốt nhất. Wikidata chỉ nên dùng cho interwiki link, còn mọi thông tin của chủ thể phải nằm ở Wikipedia. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:01, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Tôi cũng khá tán thành việc này, nhưng e là quy trình đề xuất sẽ rất nhiêu khê và tốn không ít thời gian lẫn các cuộc thảo luận trước khi được thông qua, bởi đây đã là tính năng chung của mọi dự án Wikimedia từ lâu. minhhuy (thảo luận) 09:35, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Tôi thấy làm 1 cái đồng thuận kéo dài 2-3 tuần là đủ (dựa theo quy định Wikipedia:thảo luận cộng đồng). Tôi nghĩ yêu cầu tắt mặc định hiển thị thông tin từ Wikidata ở riêng Wikipedia Vi là ok. Tôi theo xu hướng không bày vẽ. Nhiều cái bày vẽ ra cuối cùng chết yểu vì không có đủ nhân lực. Ví dụ, Wikipedia:Biểu quyết đánh giá bài viết dịch thuật, Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫnWikipedia:Bình duyệt. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:18, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Công cụ giám sát phá hoại nhìn thấy chán, nhạt nhẽo, không thấy gì đặc biệt. – eunn (meta · phab) 09:48, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Nhìn cũng ổn, không đến nỗi xấu và lộn xộn như Thay đổi gần đây. Dang (thảo luận) 19:45, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Không cần đặc biệt, chỉ cần hữu ích là được. –  NewUniverse thảo luận 10:29, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Những thông tin hiển thị chủ yếu trên Wikidata là tựa đề (label), mô tả ngắn (description) và các tên gọi thay thế (aliases). Trong đó, shortdesc (a.k.a. mô tả ngắn) là nội dung được hiển thị ngay bên dưới tiêu đề trên giao diện Minerva (giao diện được dùng trên các thiết bị di động). Hiện nội dung mô tả này lấy từ khoản mục liên kết với bài viết trên dự án Wikidata - nên khi bài viết bị khóa, IP và các thành viên phá hoại bằng cách lên Wikidata và sửa mô tả tiếng Việt, khiến cho người đọc điện thoại vẫn nhìn được những nội dung phá hoại trên bài viết tưởng chừng như đã tránh được phá hoại thêm. Bài viết Antony Matheus dos Santos bị các tài khoản và IP phá hoại nặng nề đến mức bị khóa vô hạn, nhưng kể cả sau khi bị khóa trên viwiki, IP cũng biết cách nhảy sang Wikidata để tiếp tục phá hoại. Btw, không biết có nên sử dụng bản mẫu {{Mô tả ngắn}} không? Bản mẫu này giúp bài viết vẫn có mô tả ngắn gọn mà không phải mượn mô tả bên Wikidata, vì thế sẽ giảm được rủi ro phá hoại - do bản mẫu đặt ở bài viết nên khi bài viết bị khóa thì những thành viên không có quyền sửa đổi sẽ không sửa được bản mẫu mô tả ngắn này. Bản mẫu này được dùng rất nhiều bên enwiki và được chứng minh là khá hiệu quả trong việc giảm phá hoại liên quan đến mô tả ngắn. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 13:31, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Tuy nhiên, bên jawiki đã quyết định không sử dụng bản mẫu này. – eunn (meta · phab) 14:04, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Tôi nghĩ không nên vì bản mẫu đó hình như phải cấu hình thêm gì nữa, chứ dùng bình thường thì không có tác dụng. Bên cạnh đó, để "di cư" (migrate) từ Wikidata sang bản mẫu Mô tả ngắn cũng không dễ, không đảm bảo dữ liệu được toàn vẹn. Dang (thảo luận) 19:40, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Không phải migrate, mà là "ghi đè" (override). Xem T184000. Cơ cấu chủ yếu của bản mẫu này là từ thần chú {{SHORTDESC:}} (gần tương tự {{DEFAULTSORT:}}). Nếu từ thần chú này trống, chỉ có duy nhất dấu cách, dấu chấm câu hoặc &nbsp; thì hiển thị mô tả từ Wikidata (nếu bên đó có), ngược lại thì mô tả sẽ hiện nội dung từ từ thần chú đó. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 06:51, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Oke, đã hiểu. Mặc dù vậy tôi không nghĩ là họ có thể triển khai cái này cho một wiki nào khác enwiki, không phải vì lý do kỹ thuật, mà về khía cạnh ổn định hệ thống. Tôi thấy nên hỏi thăm dò thử rồi mới quyết định. Dang (thảo luận) 06:56, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Tôi thấy cần làm rõ ràng. Vì sao người ta tìm ra được chỗ sửa mục mô tả trên Wikidata?
  • Nếu ở giao diện desktop, Wikipedia không hiển thị mô tả ngắn, và người ta muốn sửa thì phải nhấn liên kết "Khoản mục Wikidata" rồi mới qua đó sửa được. Ở đây, gần như người mới sẽ không quan tâm đến vấn đề này, vì không thấy mô tả ngắn và khó tìm ra chỗ sửa.
  • Nếu ở giao diện mobile web, thì mobile web có 2 giao diện:
    • Giao diện mobile web cơ bản (thường dành cho IP), chỉ hiển thị mô tả ngắn, không có liên kết "Khoản mục Wikidata". Do đó, ở đây, người mới gần như không thể sửa mô tả ngắn vì không có liên kết đến Wikidata.
    • Giao diện mobile web nâng cao (AMC mode), có hiển thị mô tả ngắn và có liên kết "Khoản mục Wikidata" trong menu Thêm. Nhìn chung, những ai bật được AMC thường là phải có tài khoản, có kinh nghiệm, nên tiềm năng phá hoại thấp hơn IP. Nếu cần ẩn nút "Khoản mục Wikidata" trên giao diện này thì chúng ta có thể làm ngay.
  • Nếu ở giao diện mobile app, thì theo tôi biết là có luôn nút Sửa mô tả ngắn rất tiện lợi, dù có đăng nhập hay không đăng nhập app, như vậy tiềm năng sửa đổi phá hoại đến từ đây là lớn nhất. Tôi nghĩ có thể đề nghị nhóm phát triển app iOS/Android tắt chức năng sửa mô tả ngắn? Nếu được thì sẽ giảm bớt mức độ phá hoại.
Dang (thảo luận) 20:07, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Dự án Zinnia cũng có mục liệt kê "Sửa đổi trên Wikidata", nhưng do giới hạn kỹ thuật nên sửa đổi tạp nham ngoài sửa mô tả của Wikidata cũng được hiển thị lên. Có lẽ cần nghiên cứu một module riêng sao cho giống công cụ "Wikidata vandalism dashboard" kia. Dang (thảo luận) 20:22, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Một giải pháp trước mắt là ẩn nút "Khoản mục Wikidata" trên giao diện desktop và mobile web nâng cao cho thành viên dưới mức autoconfirmed, điều này là trong tầm tay. Mọi người nghĩ sao? Dang (thảo luận) 01:23, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Cách này vô ích và không giải quyết được vấn đề. Những kẻ phá hoại dai dẳn họ có thể qua thẳng Wikidata để phá hoại. Do đó, ẩn nút "khoản mục Wikidata" là vô ích. Thể loại phá hoại nửa mùa thì họ phá hoại cao lắm 1-2 ngày là chán bỏ đi chơi game hoặc đú mxh rồi. Đề xuất của tôi ở trên mới giải quyết dứt điểm được tình trạng này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:35, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Nhưng không đảm bảo đề xuất của bạn thực hiện được, khi mọi thứ nó đang link với nhau trong một hệ thống, xem m:Limits to configuration changes? Nếu muốn ẩn thì chúng ta có thể tự ẩn mô tả ngắn trên giao diện mobile web, còn mobile app thì nằm ngoài phạm vi của BQV giao diện. Dang (thảo luận) 06:40, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bởi vậy mới phải qua Phabricator yêu cầu nhờ họ làm giúp sau khi đạt đồng thuận. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:16, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest Nếu được thì anh thử hỏi trước bên Phab về tính khả thi trước, nếu được thì có thể mở thảo luận cộng đồng để giải quyết – I So bad 16:47, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời