Xuân Phương (nhạc sĩ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xuân Phương
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Xuân Phương
Ngày sinh
25 tháng 12 năm 1973
Nơi sinh
Hưng Yên
Mất
Ngày mất
29 tháng 11, 2023(2023-11-29) (49 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội, Việt Nam
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Gia đình
Bố
Xuân Tứ
Sự nghiệp âm nhạc
Vai tròNhạc sĩ
Năm hoạt động1990 - 2023
Đào tạoNhạc viện Hà Nội
Trào lưuNhạc phim
Ca khúc"Mong ước kỷ niệm xưa", "Lời ru cho con"...

Xuân Phương có tên đầy đủ là Nguyễn Xuân Phương (1973 - 2023) là nhạc sĩ, giảng viên âm nhạc, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam với quân hàm trung tá. Ông được biết đến với một số ca khúc cho giới trẻ và khá nhiều nhạc nền, ca khúc chủ đề cho các bộ phim truyền hình, sân khấu.[1][2]

Xuân Phương đã sáng tác nhạc cho khoảng 70 bộ phim, người ra ông còn viết nhạc cho các vở nhạc kịch và vũ kịch như: "Đất nước đứng lên", "Hòn đất", "Ngọn lửa Hà thành", "Mệnh trời tình đất".[3][4]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Xuân Phương sinh ngày 25 tháng 12 năm 1973, quê ở Văn Giang, Hưng Yên. Ông là con trai của nhạc công accordion NSƯT Xuân Tứ, và mẹ là nghệ sĩ múa Nguyễn Thị Bích.[3] Xuân Phương có một chị gái cũng theo lĩnh vực âm nhạc.[5] Với sức ảnh hưởng của bố, từ năm 8 tuổi Xuân Phương đã theo học piano tại Từng theo học piano tại Nhạc viện Hà Nội nơi bố ông làm Chủ nhiệm Khoa accordion và guitar.[3] Sáng tác đầu tay của Xuân Phương là ca khúc "Chỉ tại mưa".[6]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Dù được nhiều chuyên gia gợi ý để Xuân Phương đi du học, nhưng bố mẹ ông không đồng ý, họ tin rằng nền âm nhạc trong nước đang phát triển vẫn có đủ cơ hội cho các tài trẻ.[6] Năm 1991, nhạc sĩ Xuân Phương học chuyên ngành Sáng tác tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và tốt nghiệp loại giỏi vào năm 1998.[3] Năm 1992, ông cùng Trần Tuấn Hùng, Thế Hiển và những người bạn lập ban nhạc No Smoking, một năm sau thì ban nhạc tan rã.[6] Năm 1993, Xuân Phương là một trong những người thành lập ban nhạc Chìa khóa vàng, cùng vơi Ngọc Châu, Bằng Kiều, Hoài Phương trở thành một trong những nhóm nhạc thành công nhất tại Hà Nội lúc bấy giờ.[6] Với phong cách tươi trẻ, lại hợp tác cùng những giọng ca nổi tiếng lúc ấy như: Bằng Kiều, Mỹ Linh, Ngọc Anh, Tam ca 3A.[3]

Sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Xuân Phương và Đỗ Thanh Hải quen biết nhau qua một lớp ngoại ngữ, lúc này hai người còn là sinh viên. Đỗ Thanh Hải quả quyết sau này nếu làm đạo diễn, ông sẽ mời Xuân Phương viết nhạc.[7]

Năm 1997, Xuân Phương sáng tác ca khúc "Mong ước kỷ niệm xưa" cho bộ phim truyền hình Xin hãy tin em của đạo diễn Đỗ Thanh Hải, với sự thể hiện của nhóm Tam Ca 3A, song song với sự thành công của bộ phim, "Mong ước kỷ niệm xưa" trở thành bài hát rất phổ biến trong giới trẻ, đặc biệt là nhiều thế hệ học sinh.[8] Ca khúc này được xếp trong Top 5 ca khúc được yêu thích do độc giả báo Hoa học trò bình chọn.[9] Năm 2022, “Mong ước kỷ niệm xưa” lại được mua độc quyền, sử dụng làm nhạc phim của bộ điện ảnh hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan tựa đề Mỹ nhân thần sách.[10][11]

Xuân Phương và Đỗ Thanh Hải tiếp tục hợp tác trong bộ phim truyền hình Của để dành do Đỗ Thanh Hải đạo diễn. Ca khúc "Lời ru cho con" được anh viết nhạc, phổ theo thơ của Vân Thị Kiều Anh cùng giọng hát của Hà Trần cũng tạo được hiệu ứng tốt tới khán giả.[8] Ca khúc sau đó đã lọt vào Top 10 của chương trình Làn Sóng Xanh cùng năm.[9] Đạo diễn Khải Hưng sau đó cũng hợp tác với Xuân Phương suốt 20 năm với 30 bộ phim.[6]

Dù được người hâm mộ nhận xét các ca khúc ông viết có ca từ và giai điệu đẹp, nhưng Xuân Phương luôn có ý định chỉnh sửa hoặc phối khí lại các tác phẩm của mình nhưng ông chưa từng thực hiện được công việc này.[6] Xuân Phương luôn xem việc viết các ca khúc cho phim là niềm đam mê và ông luôn tự chọn lựa ca sĩ phù hợp với ca khúc mình sáng tác.[2][12]

Giảng dạy[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2000, Xuân Phương chọn công việc giảng dạy như bố, làm giảng viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.[13] Năm 2001, đạo diễn Nguyễn Hữu Trọng mời anh viết ca khúc cho bộ phim truyền hình Sóng ngầm, Xuân Phương đã phối khí lại bài "Nếu phải xa nhau", ca khúc mà ông viết năm 1993.[14][8] "Nếu phải xa nhau" ngay sau đó được ca sĩ Minh Quân mua bản quyền biểu diễn và phát hành album.[8] Minh Quân cùng ca khúc này lọt vào Top 10 của chương trình VTV – Bài hát tôi yêu.[9][15] Năm 2004, Xuân Phương được kết nạp thành hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam.[9]

Sau đó, anh tiếp tục học thạc sĩ chuyên ngành Nghiên cứu Văn hóa dân gian tại Viện Văn hóa dân gian. Cùng với sáng tạo và nghiên cứu nghệ thuật, Xuân Phương còn giảng dạy và giữ cương vị là Chủ nhiệm Khoa Âm nhạc của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.[1]

Năm 2019, ông là thành viên giám khảo vòng thi sơ tuyển chương trình Sao Mai 2019 khu vực Hà Nội.[16]

Cuối đời[sửa | sửa mã nguồn]

Xuân Phương mắc bệnh ung thư nhưng không để cho gia đình và bạn bè biết. Ông qua đời ngày 29 tháng 11 năm 2023.[4]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Ca khúc nhạc phim[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Ca khúc Bộ phim Chú thích
1997 "Mong ước kỷ niệm xưa" Xin hãy tin em [8]
1998 "Lời ru cho con" Của để dành
2001 "Lời chưa nói" Phía trước là bầu trời
"Nếu phải xa nhau" Sóng ngầm
2009 "Anh" Nghe trà
"Người đàn bà thứ hai" Người đàn bà thứ hai
(nhạc nền) Nhà có nhiều cửa sổ
2011
  • "Hãy mở cửa nhé tình yêu"
  • "Cảm ơn cuộc đời"
Cầu vồng tình yêu [17][18]
(nhạc nền) Nước rút [7][19]
2015 "Những điều không thuộc về ước mơ" Mưa bóng mây
2017 "Đến bên em" Tuổi thanh xuân
2018 (nhạc nền) Nhà trọ Balanha
(nhạc nền) Ngày ấy mình đã yêu
2021 "Nếu một ngày" Hãy nói lời yêu [2]
2022 (nhạc nền) Thương ngày nắng về
(nhạc nền) Gara hạnh phúc

Các ca khúc khác[sửa | sửa mã nguồn]

  • Áo trâng đến trường
  • Nếu em hiểu (nhạc: Xuân Phương, lời: Trần Lập)[20]

Viết nhạc cho sân khấu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nhạc kịch: Đất nước đứng lên”, “Hòn đất”
  • Vũ kịch: “Ngọn lửa Hà thành”, “Mệnh trời tình đất”
  • Kịch nói: Gặp nhau cuối tuần, Táo quân[21]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Nhạc sĩ Xuân Phương qua đời ở tuổi 51”. Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam. 29 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ a b c Phương Hoa (4 tháng 10 năm 2021). “Nhạc sĩ Xuân Phương - Viết nhạc phim là đam mê của tôi”. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ a b c d e Trần Thị Trường (20 tháng 12 năm 2023). “Thời gian của Xuân Phương”. Đại Đoàn Kết. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  4. ^ a b Báo Thông Tấn Xã Việt Nam (29 tháng 11 năm 2023). “Nhạc sĩ Xuân Phương,Tác giả ca khúc Mong ước kỷ niệm xưa qua đời”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  5. ^ Mai Khanh (13 tháng 12 năm 2020). “Nhạc sĩ, Nghệ sĩ ưu tú Xuân Tứ: Suối nguồn âm nhạc chưa bao giờ vơi cạn”. Hà Nội Mới. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024.
  6. ^ a b c d e f Hà Thu (30 tháng 11 năm 2023). “Xuân Phương - nhạc sĩ của lời ru thanh xuân”. VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ a b VTV (1 tháng 8 năm 2015). “Xuân Phương - Nhạc sĩ của những bài hát trong phim”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ a b c d e Phương Linh (29 tháng 11 năm 2023). “Những ca khúc ghi dấu ấn của nhạc sĩ Xuân Phương”. VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  9. ^ a b c d “Nguyễn Xuân Phương”. Hội Nhạc sĩ Việt Nam. 2 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  10. ^ theo Vietnam+ (29 tháng 11 năm 2023). “Nhạc sỹ Xuân Phương, tác giả "Mong ước kỷ niệm xưa" qua đời do bạo bệnh”. Báo Hải Dương. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  11. ^ Thúy Minh (3 tháng 4 năm 2022). “Ca khúc 'Mong ước kỷ niệm xưa' gây sốt, thu về bạc tỉ”. Tuổi Trẻ Cười online. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  12. ^ An An (6 tháng 5 năm 2020). “Nhạc sĩ Xuân Phương: 'Tôi kén chọn người hát, cũng phải tầm 'sao' tôi mới đồng ý'. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  13. ^ Hoàng Vân (29 tháng 11 năm 2023). “Nhạc sĩ Xuân Phương đột ngột qua đời ở tuổi 50”. Đại Đoàn Kết. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  14. ^ Thiên Hương (13 tháng 5 năm 2020). “Micro kết nối: Ấn tượng những ca khúc nhạc phim”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  15. ^ theo Báo Tuổi Trẻ (7 tháng 9 năm 2002). “Kết quả bình chọn của "VTV - Bài hát tôi yêu". VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  16. ^ Minh Đức (4 tháng 1 năm 2019). “Nhạc sĩ Xuân Phương: Thấy tiếc vì nhiều thí sinh sơ khảo Sao Mai không lựa chọn đúng sở trường”. Báo Điện tử VTV. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  17. ^ Đàm Chân (24 tháng 1 năm 2012). “Mẹ, con… và những khoảnh khắc nghệ thuật”. Báo Hà Nội Mới. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  18. ^ HH (13 tháng 3 năm 2012). “Nhạc phim Cầu vồng tình yêu "hot" với cư dân mạng”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  19. ^ Nguyên Minh (9 tháng 10 năm 2011). “Kim Chi 'chạy điểm' cho con trong phim mới”. Tạp chí Giáo dục TP.HCM. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2024.
  20. ^ Hà Thu - Hoàng Dung (29 tháng 11 năm 2023). “Nhạc sĩ Xuân Phương trong ký ức người ở lại”. VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  21. ^ Mỹ Anh. “NSƯT Đặng Châu Anh: Nhớ thương Xuân Phương, 'ông mối' của vợ chồng tôi”. VietNamNet. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.