Đường lối

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đường lối là con đường đi và giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề, với hành động dựa trên tình hình thực tế và điều kiện cụ thể.[a] Đường lối được sáng tạo để giải quyết vấn đề, nó cần xác định và thống nhất tư tưởng lẫn hành động.[2] Đường lối có thể được điều chỉnh và hoàn thiện theo thời gian trong quá trình thực thi.[b] Một đường lối có thể sẽ được thay thế bằng một đường lối khác để đáp ứng tình hình mới và các đối tượng, vấn đề mới.[c] Nếu đường lối sai ngay từ đầu thì dù có nhiều phương pháp, nhiều cách thức vẫn dẫn đến sai lầm trong hành động.[5] Đường lối là một khái niệm không chính thức bằng chính sách.

Đường lối có thể đề cập đến:

  • Đường lối cách mạng: thường được sử dụng bởi phong trào cộng sản. Cơ sở của đường lối thể hiện qua tư tưởng, quan điểm, lập trường của giai cấp vô sản. Đường lối tổ chức phải có một nội dung giai cấp rõ ràng.[6] Đường lối cách mạng Việt Nam mang các nội dung cơ bản là: Dân tộc, nghĩa là đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc. Giai cấp, xóa bỏ giai cấp, giải phóng xã hội;...
  • Đường lối chiến tranh: Đường lối chiến tranh nhân dân,...
  • Đường lối chính trị: Đường lối tập trung dân chủ, đường lối đối ngoại,...
  • Đường lối kháng chiến của Đảng cộng sản Việt Nam vào năm 1946 là toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh.[7] Chứa đựng nhiều chiến lược như chiến lược chiến tranh tổng lực, chiến tranh lâu dài. Đến giai đoạn chống Mỹ, thể hiện cơ bản: miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; miền Bắc làm hậu phương chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
  • Đường lối phát triển kinh tế: Đường lối kinh tế xã hội chủ nghĩa, đường lối Đổi Mới,...
  • Đường lối giáo dục: Bình dân học vụ,...

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Quá trình hoạch định đường lối kháng chiến là quá trình Đảng ta xuất phát từ tình hình thực tế xem xét và nghiên cứu sâu thêm những luận điểm của các tác giả kinh điển Mác - Ăngghen, Lênin bàn về chiến tranh và cách mạng. Trên con đường tìm tòi, soạn thảo đường lối kháng chiến chống Pháp, đường lối kháng chiến chống Mỹ, chỗ phải đầu tư nhiều trí tuệ và công sức nhất là việc vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm lý luận chiến tranh vào điều kiện cụ thể của từng cuộc chiến tranh, tìm ra con đường và giải pháp kháng chiến phù hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam.[1]
  2. ^ Đường lối này cũng được cụ thể hóa và hoàn chỉnh dần trong kháng chiến.[3]
  3. ^ So với quá trình hoạch định đường lối kháng chiến chống Pháp, quá trình soạn thảo đường lối kháng chiến chống Mỹ còn gay go gian khổ và công phu hơn gấp nhiều lần.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đảng cộng sản Việt Nam 2000, tr. 402.
  2. ^ Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc 1983, tr. 280.
  3. ^ Tổng cục chính trị 1984, tr. 18.
  4. ^ Đảng cộng sản Việt Nam 2000, tr. 406.
  5. ^ Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia 2001, tr. 119.
  6. ^ Nguyễn Chí Thanh 2004, tr. 250.
  7. ^ Trần Thị Vui (ngày 26 tháng 1 năm 2015). “Những sáng tạo về đường lối của Đảng ta trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)”. tapchiqptd.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2022.

Sách[sửa | sửa mã nguồn]

Tạp chí[sửa | sửa mã nguồn]