Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm (Campuchia)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm
បញ្ជាការដ្ឋានទ័ពពិសេស
Quốc gia Campuchia
Phục vụ HM Quốc vương
Quân chủng Lục quân Campuchia
Phân loạiLực lượng đặc biệt
Chức năngKhông kích
Nhảy dù
Cận chiến
Chống nổi dậy
Chống khủng bố
Hành động trực tiếp
Giải cứu con tin
HUMINT
Chiến tranh rừng rậm
Đột kích
Nhiệm vụ trinh sát
Hoạt động đặc biệt
Chiến tranh phi quy ước
Quy mô14 tiểu đoàn
Bộ phận củaQuân đội Hoàng gia Campuchia
Bộ chỉ huyKandal
Tên khácSF-911
Màu sắcMũ nồi đỏ
Các tư lệnh
Chỉ huy
hiện tại
Chhab Peakdey

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm (tiếng Khmer: បញ្ជាការដ្ឋានទ័ពពិសេស), trước đây gọi là Trung đoàn Đặc nhiệm 911 cho đến tháng 7 năm 2020,[1] là đơn vị đặc nhiệm của Quân đội Hoàng gia Campuchia.[2] Hầu hết biệt kích của lực lượng này đều tốt nghiệp khóa huấn luyện dưới sự hướng dẫn của Kopassus. Để tốt nghiệp ra trường, tất cả các học viên phải vượt qua bài kiểm tra. Khi vượt qua rồi thì họ sẽ được trao chiếc mũ nồi màu đỏ và huy hiệu đôi cánh của riêng mình.

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm có nhiều đơn vị, bao gồm lính bắn tỉa, lính hải quân và bộ phận chống khủng bố.[3]

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc diễn tập của Lực lượng Đặc nhiệm chống khủng bố quốc gia Hoàng gia Campuchia.

Căn cứ tác chiến của Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm gần làng Takethmey, xã Kambol, huyện Angsnoul, tỉnh Kandal. Đơn vị này chịu sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia. Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc nhiệm có 7 nhánh với 14 tiểu đoàn trực thuộc.

Các đơn vị sau đây được phân phối trong những Tiểu đoàn:

  • Biệt kích số 1 đến Biệt kích số 4 (Biệt kích Dù)
  • Biệt kích số 5 đến Biệt kích số 9 (Biệt kích Tấn công)
  • Biệt kích số 10 đến Biệt kích số 12 (Biệt kích Yểm trợ)
  • Đội Đặc nhiệm số 13 (Cận vệ)
  • Đội Chống khủng bố số 14

Tổng nhân sự 5.000 người

Đội Chống khủng bố số 14 là đơn vị chống khủng bố chuyên biệt đầu tiên của Campuchia, và là thành phần chỉ huy SWAT. Đội Chống khủng bố số 14 hỗ trợ thực thi pháp luật trong các hoạt động chống khủng bố.

SF thường xuyên tiến hành các khóa huấn luyện và diễn tập chung như:

  • Đặc công 6 khóa (biệt kích Mũ Nồi Đỏ)
  • Nhảy dù 11 khóa (para)
  • Rơi tự do 3 khóa
  • Lặn biển 3 khóa (Chhak Sea)
  • Chống Khủng bố 3 khóa (T.O)
  • Công tác huấn luyện còn được tiến hành ở Indonesia theo một chương trình đặc biệt tại Batujajar. Trung tâm huấn luyện lực lượng đặc nhiệm Batujajar nằm cách Bandung (Tây Java) 22 km là nơi mà các binh sĩ SF được huấn luyện về nhảy dù và chiến thuật đổ bộ.

Trang bị[sửa | sửa mã nguồn]

Trang bị của lực lượng đặc nhiệm khác với trang bị của phần còn lại của quân đội. Ví dụ, súng trường AK-47 (Kiểu 56), mặc dù đáng tin cậy và phong phú, nhưng không chính xác và quá mạnh để đơn vị tinh nhuệ sử dụng an toàn chuyên về cận chiến và các tình huống bắt giữ con tin.[cần dẫn nguồn]

Lực lượng này là đơn vị quân sự nước ngoài đầu tiên được xác nhận sử dụng QBZ-97.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Officially announced the reorganization of the 911 Paratroopers' Special Brigade into the Special Forces Command, Lt. Gen. Hun Manet recommends further strengthening the capacity of the forces”. /m.freshnewsasia.com (bằng tiếng Khmer). 29 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2020.
  2. ^ “Showing off missiles..can actually hit F16 Hun Sen is not bragging!! - IndoChina - Manager Online” (bằng tiếng Thái). Manager.co.th. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2015.
  3. ^ “911 special force trained by kopassus - Google Search” (bằng tiếng Anh).
  4. ^ “QBZ97 automatic rifle” (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2008.