Bước tới nội dung

Cổng thông tin:Phật giáo/Pháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Pháp

Bản chép tay một đoạn Kinh Kim cương vào thời nhà Tống

Tả kinh là việc biên chép các văn bản Phật giáo đặc biệt là các kinh điển Đại thừa. Việc chép tay kinh Phật rất thịnh hành ở các nước Đông Á theo truyền thống Phật giáo Bắc Tông như Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật BảnViệt Nam ở thời kỳ trung đại. Tương truyền, tả kinh là một việc làm nuôi dưỡng công đức cho bản thân người chép nên nhiều Phật tử đã khởi sinh lòng tin và phát nguyện chép kinh nhằm cầu công đức.

Các hành giả Bắc tông chú trọng vào việc ghi chép kinh điển thành sách dù quan niệm thời bấy giờ là khẩu truyền có uy lực và thiêng liêng hơn. Họ ghi chép bằng tiếng Phạn trên các giấy lá bối hoặc các lá vàng mỏng. Khi Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Trung Quốc vào đời Tây Hán thì ngoài dịch kinh, biên chép kinh Phật cũng là một việc hết sức phổ biến. Ở thời kỳ này, kỹ thuật in ấn chưa phát triển nên việc biên chép kinh Phật được thực hiện chủ yếu bằng việc chép tay. Tả kinh góp phần lưu truyền, phổ biến rộng rãi lời dạy của chư Phật tới khắp chúng sinh. Đây là một hình thức của hạnh bố thí, góp phần tạo ra thiên nghiệp, nuôi dưỡng công đức cho người ấy. Do đó, nhiều Phật tử phát nguyện tả kinh nhằm tích lũy công đức cho bản thân.