Bước tới nội dung

Cổng thông tin:Phật giáo/Sandbox

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phật giáo

một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống triết học khởi nguồn từ Thích-ca Mâu-ni

Phật

Phật A-di-đà cùng Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí

A-di-đà Phật là một trong những vị Phật được thờ trong Phật giáo Đại thừa, ngụ ở tịnh độ của mình và đến thế giới này với vai trò là một thế lực cứu độ. Theo Đại Kinh A-Di-Đà, trong một kiếp sống trước đây A-di-đà là một vị tăng tên là Dharmākara, ông nguyện khi đắc quả Phật sẽ tịnh hóa và trang nghiêm một thế giới, biến nó thành một trong những quốc độ thanh tịnh và đẹp đẽ nhất. Một khi ông hoàn toàn tỉnh giác và thành tựu lời nguyện của mình, Dharmākara sẽ trở thành Phật A-di-đà. Phật A-di-đà giờ đây đang cư ngụ tại thế giới đã tịnh hóa, gọi là Sukhāvatī tịnh độ ở phía phương Tây. Từ thế giới này Ngài sẽ đến với chúng ta, vây quanh bởi những vị bồ-tát, chào mừng những chúng sinh đã khuất và dẫn họ đi tái sinh trong đất nước thanh tịnh của Ngài.

Hình ảnh của A-di-đà không hề được nhắc đến trong những tầng văn liệu cổ xưa nhất của Phật giáo Nguyên thủy, nhưng vào khoảng đầu Công nguyên, danh hiệu A-di-đà xuất hiện là một vị Phật ở phía Tây trong bộ Ngũ phương Phật. Tín ngưỡng A-di-đà gần như được phát triển cùng với phương pháp hành trì thời kỳ đầu của Đại thừa là cầu khấn và thờ phụng "mọi vị phật" và hình tượng vài vị trong số đó đang sống ở những thế giới "thanh tịnh", xa xôi, ứng với một phương hướng chính. Huyền thoại về những lời nguyện và tịnh thổ của A-di-đà có thể được phát triển xấp xỉ với hay cạnh tranh với những tín ngưỡng tương tự của những vị Phật khác chẳng hạn như Phật A-súc-bệ.

Pháp

Một nhà sư đang ngồi thiền

Ngồi thiền là phương pháp tu tập trực tiếp để đưa đến Giác ngộ. Mới đầu ngồi thiền đòi hỏi thiền giả tập trung tâm trí lên một đối tượng, hay quán sát về một khái niệm trừu tượng. Sau đó ngồi thiền đòi hỏi thiền giả phải thoát ra sự vướng mắc của tư tưởng, ảnh tượng, khái niệm vì mục đích của ngồi thiền là tiến đến một tình trạng vô niệm, tỉnh giác, không dung chứa một nội dung nào. Sau một giai đoạn kiên trì trong vô niệm, hành giả sẽ bỗng nhiên trực ngộ thể tính của mình, đó là tính Không, cái "thể" của vạn vật.

Như Tổ Thiền Trung Quốc Bồ-đề-đạt-ma đã ngồi chín năm quay mặt vào vách tại chùa Thiếu Lâm, ngồi thiền là phép tu chủ yếu của Thiền và được mọi Thiền sư hành trì. Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền cho rằng ngồi thiền là "đường dẫn đến cửa giải thoát".

Tăng

Tranh vẽ Padmasambhava

Padmasambhava là một đại sư Ấn Độ, sống cùng thời vua Tây Tạng Trisong Detsen. Sư truyền Phật giáo sang Tây Tạng và sáng lập tông Ninh-mã, một trong bốn tông phái lớn của Tây Tạng và được các đệ tử gọi là "Phật thứ hai". Sư hay sử dụng thần thông, nhiếp phục ma quái và thiên tai. Cách tu hành của sư rất đa dạng, từ cách sử dụng đao chủy thủ đến tu tập các phép thiền định theo hệ thống Đại cứu cánh. Sư thuộc dòng của các vị Đại thành tựu, để lại rất nhiều truyện thần thoại cho đời sau và ở các nước vùng Himalaya, người ta tôn thờ gọi sư là "Đạo sư quý báu".

Tương truyền rằng, Padmasambhava sinh ra trong một hoa sen, tại Tây Bắc Kashmir, sớm thông tất cả kinh sách, nhất là Mật giáo. Trong thế kỉ thứ 8, sư đến Tây Tạng, một vương quốc còn bị ảnh hưởng bởi các tôn giáo thiên nhiên. Sư đến đây chinh phục ma quỷ, thiên tai và ảnh hưởng của giáo phái Bön. Sư cũng cho xây tu viện Tang-duyên năm 775 và thời gian hoạt động tại Tây Tạng xem như chấm dứt tại đó. Có nhiều tài liệu cho rằng sư hoằng hóa ở Tây Tạng lâu hơn, truyền giáo cho 25 đệ tử, trong đó có nhà vua Tây Tạng và giáo thuyết quan trọng nhất là "Tám tuyên giáo". Ngoài ra, sư còn để lại nhiều bài dạy được dấu trong rừng núi, chỉ được khám phá ra vào một thời điểm nhất định. Một trong những bài dạy đó là bộ Tử thư. Đệ tử quan trọng và là người viết lại tiểu sử của sư là bà Yeshe Tsog-yel.

Hình ảnh

Chùa Kinpusenji, Nhật Bản
Ảnh: 663highland

Kinh điển

Hiện vật kinh Diệu Pháp Liên Hoa được lưu giữ ở bảo tàng Lăng mộ Triệu Văn Đế

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất, được lưu truyền rộng rãi ở các nước Á Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tương truyền, kinh Pháp Hoa được Phật Thích-ca Mâu-ni thuyết giảng trên đỉnh núi Linh Thứu trước khi ngài nhập bát-niết-bàn, tức vào chặng đường cuối của sự nghiệp hoằng hóa chúng sinh: Hoa nghiêm, A-hàm, Phương Quảng, Bát-nhã và Pháp Hoa - Niết-bàn.

Kinh này trình bày nhiều quan điểm chủ yếu của Phật giáo Bắc Tông và có ảnh hưởng lớn đến nhiều tông phái khác nhau của Đại thừa như Thiên Thai tông, Thiền tông, Phật giáo Nichiren. Kinh được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau: tiếng Trung, tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Pháp. Thông thường các dịch bản dựa trên bộ kinh dịch từ tiếng Phạn của Kumārajīva đã biến đổi chút nhiều, bản tiếng Việt lưu hành phổ biến nhất có lẽ là bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Tịnh.

Tông phái

Tượng Thích-ca Mâu-ni tu khổ hạnh

Phật giáo Nguyên thủy là một khái niệm học thuật để chỉ giai đoạn Phật giáo hình thành ở Ấn Độ, bắt đầu từ khi Thích-ca Mâu-ni giác ngộ và truyền bá giáo pháp, cho đến thời kỳ tăng đoàn bị phân chia thành những bộ phái riêng rẽ bởi những bất đồng về giới luật.

Khác với truyền thống Phật giáo hầu như quy rằng các tư tưởng Phật giáo được hình thành trong khoảng hơn 40 năm cuối đời của Thích-ca Mâu-ni, các nhà nghiên cứu lại cho rằng đã có sự phát triển nhất định hệ tư tưởng Phật giáo kể từ khi mới hình thành đến khi nó được hệ thống và được ghi lại thành các kinh văn trong Thời kỳ Bộ phái mấy trăm năm sau. Vì vậy, đối với giới học thuật, việc xác định thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy không chỉ là xác định một giai đoạn lịch sử ngắn ngủi mà còn là đối tượng nghiên cứu để tìm hiểu về những lời giảng nguyên gốc của người sáng lập ra hệ tư tưởng này.

Trích dẫn

« सब्ब पापस्स अकरणं, कुसलस्स उपसंपदा; सचित्त परियोदपनं, एतं बुद्धान सासनं. »
Thất Phật thông kệ

Bài viết

Phật trong Phật giáo nghĩa là Bậc Giác Ngộ, dùng để chỉ đến một vị Chánh Đẳng Chánh Giác đã đạt đến sự tinh khiết và hoàn thiện trong đạo đức, trí tuệ thông qua nỗ lực của bản thân trong việc thực hiện các pháp Ba-la-mật ở rất nhiều kiếp sống, tâm trí hoàn toàn không còn vô minh - gốc rễ gây ra sinh tử. Đó là một trí tuệ vĩ đại cùng với sự từ bi vô hạn với tất cả mọi chúng sinh khác, không phân biệt đối tượng. Sự giác ngộ ấy có tính chất siêu nhiên, theo Phật giáo thì nó không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ được mà chỉ có thể hiểu hoàn toàn khi đã trải nghiệm nó. Những chúng sinh đang trên con đường để trở thành một vị Phật, chuyên tâm thực hiện các hạnh Ba-la-mật, phát tâm từ bi được gọi là Bồ tát. Khi thành Phật, không chỉ về mặt trí tuệ và đức hạnh mà còn toàn diện về mặt hình thể Ba mươi hai tướng tốt - Tám mươi vẻ đẹp vô cùng thanh tịnh, tuy Phật toàn giác nhưng không toàn năng.

Thư mục

Tông phái

Thuật ngữ

Nhân vật

Kinh điển

Thánh địa

Nội dung khác : Lịch sử Phật giáo, Âm nhạc Phật giáo (+), Nghệ thuật Phật giáo