Eudyptes sclateri

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cánh cụt mào dựng
Trên Đảo Proclamation, Quần đảo Bounty
Phân loại khoa học edit
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Aves
Bộ: Sphenisciformes
Họ: Spheniscidae
Chi: Eudyptes
Loài:
E. sclateri
Danh pháp hai phần
Eudyptes sclateri
Buller, 1888
Nơi sinh sống của chim cánh cụt mào dựng

Chim cánh cụt mào dựng (Eudyptes sclateri) (tiếng Māori: Tawaki nana hī)[2] là một loài chim cánh cụt đặc hữu của New Zealand[3] và chỉ sinh sản ở trên quần đảo Bountyquần đảo Antipodes.[4] Đây là một loài chim cánh cụt có phần trên màu đen, phần dưới màu trắng, sọc mắt và mào màu vàng. Chúng thường sinh sản trển biển vào mùa đông, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về đặc điểm sinh học và tập tính sinh sản của loài này. Số lượng cá thể chim cánh cụt mào dựng đang giảm dần kể từ những thập niên cuối của thế kỉ XX,[5]Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã liệt loài này vào danh sách "đang bị đe dọa".[6]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Cặp chim cánh cụt mào dựng tại tổ của chúng

Đây là loài chim cánh cụt có kích thước từ nhỏ đến trung bình, có mào vàng, màu đen trắng, cao khoảng 50–70 cm (20–28 in) và nặng khoảng 2,5–6 kg (5,5–13,2 lb). Cá thể cánh cụt mào dựng đực một chút giống như hầu hết các loài chim cánh cụt mào có mỏ lớn khác. Chúng có phần thân trên màu đen pha xanh hoặc đen tuyền và phần dưới màu trắng, cùng một sọc lông mày rộng, màu vàng sáng kéo dài qua mắt tạo thành một cái mào ngắn và dựng đứng.[1] Với khối lượng cơ thể trung bình ở con đực rơi vào khoảng 6,38 kg (14,1 lb) và con cái nặng khoảng 5,4 kg (12 lb), chim cánh cụt mào dựng là loài lớn nhất trong số những loài chim cánh cụt có mào khác và là loài cánh cụt nặng thứ tư còn tồn tại, trung bình nặng gần bằng chim cánh cụt Gentoo.[7]

Đặc điểm sinh học của chúng ít được nghiên cứu và có rất ít thông tin về loài này trong những thập kỷ qua. Nghiên cứu duy nhất gần đây được thực hiện trên Quần đảo Antipodes tập trung vào cách chim cánh cụt mào dựng lựa chọn bạn tình.[8] Nghiên cứu về loài này bị hạn chế cả về mặt hỗ trợ cũng như cấp phép từ Cục Bảo tồn New Zealand.[9]

Cánh cụt mào dựng thường ăn các loài cá nhỏ, nhuyễn thểmực như những loài cánh cụt mào khác.

Danh pháp hai phần của loài này được đặt bởi nhà động vật học người Anh Philip Lutley Sclater.[10]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Quần thể chim cánh cụt mào dựng và hải âu Salvin tại Quần đảo Bounty, New Zealand

Chim cánh cụt mào dựng sinh sản trên Quần đảo BountyQuần đảo Antipodes. Những ghi chép trước đây về quần thể sinh sản nhỏ cũng đã được báo cáo từ đảo Campbellquần đảo Auckland;[4] vào những năm 1940, một cặp sinh sản đã được ghi nhận trên bán đảo Otago trên lục địa New Zealand.[11] Loài này dành thời gian dài trên biển trong giai đoạn trước khi thay lông (tháng 2 đến tháng 3) cũng như trong những tháng mùa đông (tháng 3 đến tháng 8).[4] Các cá thể đã được tìm thấy ở những nơi xa xôi như quần đảo Falkland và nó cũng là loài thường xuyên đi lạc đến Argentina, Nam Cực và Úc.

Chim cánh cụt mào dựng đứng làm tổ thành đàn lớn trên địa hình nhiều đá. Trên Quần đảo Antipodes, chim cánh cụt sinh sản theo đàn đơn loài hoặc đôi khi sống chung với chim cánh cụt Rockhopper phương Nam. Trên quần đảo Bounty, quần thể lớn chim cánh cụt mào dựng sống chung với hải âu Salvin. Chim cánh cụt mào dựng đứng sinh sản theo cặp hai quả trứng từ tháng 9 đến cuối tháng 1. Quả trứng đầu tiên được đẻ thường nhỏ hơn quả trứng thứ hai từ 25% đến 70%. Sự khác biệt lớn về kích thước trứng đã chứng tỏ thói quen ấp không đồng bộ, trong đó quả trứng lớn hơn được dành nhiều chỗ ở và ưu tiên hơn quả trứng nhỏ hơn.[12]

Thực trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Quần thể loài này được cho là đã giảm mạnh kể từ những năm 1940. Ước tính số lượng cá thể từ cuối những năm 1970 trên quần đảo Bounty và Antipodes là 230.000 cặp sinh sản mặc dù tính chính xác của những con số này gần đây vẫn còn bị nghi ngờ.[4] Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng cho thấy dân số giảm đáng kể trong nửa sau thế kỷ XX[4] mặc dù sự suy giảm này dường như đã chậm lại trong những thập kỷ gần đây.[6] Dân số hiện tại ước tính khoảng 150.000 cá thể trưởng thành và đang được liệt kê là loài đang bị đe dọa nghiêm trọng theo sách đỏ;[6] chim cánh cụt mào dựng đứng được liệt vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng và được cấp phép bảo vệ theo Đạo luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng của Hoa Kỳ.[13]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b BirdLife International (2020). Eudyptes sclateri. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2020: e.T22697789A131879000. doi:10.2305/IUCN.UK.2020-3.RLTS.T22697789A131879000.en. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ “Erect-crested penguin | Tawaki nana hī | New Zealand Birds Online”. www.nzbirdsonline.org.nz (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2023.
  3. ^ “Erect-crested penguin | New Zealand Birds Online”. nzbirdsonline.org.nz. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2019.
  4. ^ a b c d e Wilson, Kerry-Jayne; Mattern, Thomas (tháng 4 năm 2019). State of Penguins. Dunedin, New Zealand: New Zealand Penguin Initiative. doi:10.36617/sop.erect.2019-04. S2CID 210312214. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  5. ^ Taylor, Graeme (2000). Action Plan for Seabird Conservation in New Zealand. Part A: Threatened Seabirds (PDF). Wellington, New Zealand: Department of Conservation. tr. 65–68.
  6. ^ a b c “The IUCN Red List of Threatened Species”. IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2019.
  7. ^ Dunning, John B. Jr. biên tập (2008). CRC Handbook of Avian Body Masses (ấn bản 2). CRC Press. ISBN 978-1-4200-6444-5.
  8. ^ Davis, Lloyd S. (2003). Penguins. Renner, Martin. New Haven: Yale University Press. ISBN 0300102771. OCLC 54492315.
  9. ^ Davis, Lloys Spencer (2013). Penguins : natural history and conservation. Borboroglu, Pablo Garcia., Boersma, P. Dee. Seattle: University of Washington Press. tr. 144–151. ISBN 978-0295999067. OCLC 925292671.
  10. ^ Beolens, Bo; Watkins, Michael (2003). Whose Bird? Men and Women Commemorated in the Common Names of Birds. London: Christopher Helm. tr. 304.
  11. ^ Richdale, L. E. (1941). “The Erect—crested Penguin ( Eudyptes sclateri ) Buller”. Emu - Austral Ornithology (bằng tiếng Anh). 41 (1): 25–53. Bibcode:1941EmuAO..41...25R. doi:10.1071/MU941025. ISSN 0158-4197.
  12. ^ Davis LS, Renner M, Houston D, Zhu L, Finkler W, Mattern T. The breeding biology of erect-crested penguins, Eudyptes sclateri: Hormones, behavior, obligate brood reduction and conservation. PLoS One. 2022 Oct 12;17(10):e0275106. doi: 10.1371/journal.pone.0275106. PMID: 36223344; PMCID: PMC9555622.
  13. ^ Five Penguins Win U.S. Endangered Species Act Protection Lưu trữ 2010-11-28 tại Wayback Machine Turtle Island Restoration Network

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Penguins