Liên Sơn, Lương Sơn

Liên Sơn
Xã Liên Sơn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Bắc Bộ
TỉnhHòa Bình
HuyệnLương Sơn
Địa lý
Tọa độ: 20°49′34″B 105°35′58″Đ / 20,82611°B 105,59944°Đ / 20.82611; 105.59944
Liên Sơn trên bản đồ Việt Nam
Liên Sơn
Liên Sơn
Vị trí xã Liên Sơn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích58,62 km²
Dân số (2018)
Tổng cộng15.404 người
Mật độ263 người/km²
Khác
Mã hành chính04969[1]

Liên Sơn là một thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Liên Sơn nằm ở phía đông nam huyện Lương Sơn, có vị trí địa lý:

Xã Liên Sơn có diện tích 58,62 km², dân số năm 2018 là 15.404 người, mật độ dân số đạt 263 người/km².[2]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 10 tháng 11 năm 1956, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu 3 ban hành quyết định chia xã Liên Sơn thành 4 xã: Liên Sơn, Thành Lập, Tiến Sơn, Trung Sơn.[3]

Đến năm 2018, xã Liên Sơn có diện tích 12,96 km², dân số là 4.250 người, mật độ dân số đạt 328 người/km², gồm 8 xóm: Nước Lạnh, Liên Khuê, Gò Mè, Liên Hợp (đổi tên từ Hốc Mã), Đá Bạc, Đồn Vận, Đất Đỏ, 23/9. Xã Thành Lập có diện tích 9,50 km², dân số là 3.889 người, mật độ dân số đạt 409 người/km². Xã Tiến Sơn có diện tích 27,67 km², dân số là 4.025 người, mật độ dân số đạt 145 người/km². Xã Trung Sơn có diện tích 12,91 km², dân số là 4.748 người, mật độ dân số đạt 368 người/km².

Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020)[2]. Theo đó, điều chỉnh 4,42 km² diện tích tự nhiên và 1.508 người của xã Liên Sơn (gồm 3 xóm: Nước Lạnh, Liên Khuê, Gò Mè) vào xã Cư Yên và sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của 3 xã: Thành Lập, Tiến Sơn, Trung Sơn trở lại xã Liên Sơn.

Sau khi điều chỉnh, xã Liên Sơn có diện tích 58,62 km², dân số là 15.404 người.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ a b “Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình”.
  3. ^ Địa chí Hòa Bình. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2005. tr. 312.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]