Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 6

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên hoan phim quốc tế
Hà Nội lần thứ 6
← 5
(2018) ·
6 (2022) · 7
(2024) →
Lễ khai mạc
Phim chiếu mở mànHoa nhài của Đặng Nhật Minh
Phim chiếu kết thúcChiếc hộp của Lorenzo Vigas
Địa điểmHà Nội, Việt Nam
Thành lập2010
Sáng lập
Giải thưởngPhim dài xuất sắc nhất:
Paloma của Marcelo Gomes
Phim ngắn xuất sắc nhất:
Khu rừng của Páo của Nguyễn Phạm Thành Đạt
Số phim tham gia123
Ngày tổ chức8–12 tháng 11 năm 2018
Ngôn ngữTiếng Việt
Tiếng Anh
Trang web chính thức
 Cổng thông tin Điện ảnh

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 6 là sự kiện điện ảnh thứ sáu của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội với khẩu hiệu "Điện ảnh – Nhân văn, thích ứng và phát triển". Vốn được dự định tổ chức vào cuối năm 2020, nhưng do những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, sự kiện đã phải lùi lại tới năm 2022. Liên hoan phim khai mạc vào ngày 8 tháng 11 năm 2022 và bế mạc vào ngày 12 tháng 11 cùng năm tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô. Tham dự liên hoan phim có 123 bộ phim tuyển chọn từ 56 quốc gia, vùng lãnh thổ và được chiếu tại ba cụm rạp gồm Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, CGV Vincom Nguyễn Chí Thanh và BHD Star Cinema Vincom Phạm Ngọc Thạch. Hạng mục phim dự thi gồm 11 phim dài và 20 phim ngắn, trong đó tác phẩm điện ảnh duy nhất của Việt Nam tranh giải là Hoa nhài do Đặng Nhật Minh đạo diễn. Ngoài ra, liên hoan phim cũng công chiếu 7 phim điện ảnh trong chương trình Tiêu điểm điện ảnh Hàn Quốc, 63 phim trong chương trình Phim dài toàn cảnh và 22 phim Việt Nam đương đại.[1]

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 6 ban đầu được dự kiến tổ chức từ ngày 4 tháng 11 năm 2020 tới ngày 8 tháng 11 năm 2020, tuy nhiên đã phải lùi lại tới năm 2022 do những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.[2] Ngày 18 tháng 7 năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đưa ra thông báo xác nhận Liên hoan phim sẽ được tổ chức từ ngày 8 tháng 11 tới ngày 12 tháng 11 năm 2022.[3]

Buổi họp báo giới thiệu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội được diễn ra vào ngày 20 tháng 10 năm 2022, qua đó xác nhận sẽ có 123 tác phẩm từ hơn 50 quốc gia được trình chiếu tại liên hoan phim, trong đó bao gồm 11 phim dài dự thi và 20 phim ngắn dự thi. Đại diện phim điện ảnh duy nhất của Việt Nam tham gia tranh giải ở hạng mục Phim dài dự thi là Hoa nhài (2022) – một dự án kinh phí thấp của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Các hạng mục giải thưởng chính được giữ nguyên so với các kỳ liên hoan phim trước gồm Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Diễn viên nam chính xuất sắc nhất và Diễn viên nữ chính xuất sắc nhất ở hai thể loại phim dài và phim ngắn. Các tác phẩm tham gia liên hoan phim được công chiếu miễn phí tại ba địa điểm là Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, CGV Vincom Nguyễn Chí Thanh và BHD Star Cinema Vincom Phạm Ngọc Thạch.[4]

Buổi khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 6 được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô vào tối ngày 8 tháng 11 năm 2022 và kéo dài 45 phút – vốn là một sự rút gọn cả về thời lượng lẫn nội dung so với các kỳ liên hoan phim trước. Buổi chiếu phim mở màn được diễn ra trước đó vào buổi chiều cùng ngày, với tác phẩm được lựa chọn công chiếu là Hoa nhài.[5]

Chương trình[sửa | sửa mã nguồn]

Phim khai mạc và bế mạc[sửa | sửa mã nguồn]

Tựa đề tiếng Việt Tựa đề tiếng Anh Đạo diễn Quốc gia Ghi chú
Hoa nhài Jasmine Đặng Nhật Minh Việt Nam Phim khai mạc
Chiếc hộp The Box Lorenzo Vigas México Phim bế mạc

Phim dài dự thi[sửa | sửa mã nguồn]

11 phim được chọn để tranh giải thưởng chính thức ở hạng mục Phim dài dự thi:[6]

Tựa đề bôi đậm chỉ tác phẩm thắng giải
Tựa đề tiếng Việt Tựa đề tiếng Anh Đạo diễn Quốc gia
Bóng tối Darkfall Cho Wut Yee Myanmar
Ghép tủy Bone Marrow Hamid Reza Ghorbani Iran
Hãy vượt lên Ride Above Christian Doguay Pháp
Hoa nhài Jasmine Đặng Nhật Minh Việt Nam
Kẻ phản diện The Villain Adolfo B. Alix, Jr. Philippines
Maariya: Thiên thần của biển cả Maariya: The Ocean Angel Aruna Jayawardana Sri Lanka
Nàng Zere Zere Dauren Kamshibayev Kazakhstan
Người phụ nữ trên tầng áp mái Woman on the Roof Anna Jadowska Ba Lan, Thụy Điển, Pháp
Paloma Marcelo Gomes Brazil, Ba Lan
Sai lầm của chúng ta What Went Wrong? Liliana Torres Tây Ban Nha, México
Trong sương mù In the Mist Indrasis Acharya Ấn Độ

Phim ngắn dự thi[sửa | sửa mã nguồn]

20 phim ngắn được chọn để công chiếu chính thức ở hạng mục Phim ngắn dự thi, chia thành 7 chùm phim ngắn:

Tựa đề bôi đậm chỉ tác phẩm thắng giải

Chùm phim ngắn dự thi 1:

  • Thế giới ngôn ngữ ký hiệu / The World of Sign Language (Việt Nam)
  • Suối nhạc giữa đại ngàn Tây Nguyên / Tay Nguyen Who Breathes Life Into Music (Việt Nam)
  • Cái nhìn / The Look (Việt Nam)
  • Khúc gỗ mục / A Rotten Log (Việt Nam)

Chùm phim ngắn dự thi 2:

  • Ánh sáng của con / The Light of the Child (Việt Nam)
  • Nỗi đau da cam / Orange Pain (Việt Nam)
  • Bà của Đỗ Đỏ / Do Do's Grand Mother (Việt Nam)

Chùm phim ngắn dự thi 3:

  • Những người kể chuyện phố cổ Hà Nội / Hanoi Old Street Storytellers (Việt Nam)
  • Cuộc sống tuyệt đẹp / Beautiful Life (Việt Nam)
  • Khu rừng của Páo / Pao's Forest (Việt Nam)
  • Những sắc màu vũ điệu / Dancing Colors (Indonesia)

Chùm phim ngắn dự thi 4:

  • Vụ tai nạn / The Accident (Israel)
  • Cirilo / Cirilo (México)
  • Những bánh xe buýt / Wheels on the Bus (Nepal)
  • Những miền ký ức / Hallways of Memories (Nga)

Chùm phim ngắn dự thi 5:

  • Xoay vòng / Spiral (Phần Lan)
  • Mặt Trăng bị đánh cắp / Stolen Moon (Ukraine)
  • Điều phải đến sẽ đến / Foward Drive (Sri Lanka)

Chùm phim ngắn dự thi 6:

  • Công dân hạng nhất / First Class Citizen (Thụy Điển)

Chùm phim ngắn dự thi 7:

  • Trong ngôi nhà cha tôi / In my Father's House (Philippines)

Phim dài toàn cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

29 phim được chọn để công chiếu chính thức ở hạng mục Phim dài toàn cảnh:

Tựa đề tiếng Việt Tựa đề tiếng Anh Đạo diễn Quốc gia
107 bà mẹ 107 Mothers Peter Kerekes Slovakia
Amparo Simón Mesa Soto Colombia
Aruna Vasudev: Người mẹ của điện ảnh châu Á Aruna Vasudev: Mother of Asian Cinema Supriya Suri Ấn Độ
Bài ca cuối đời của thuyền trưởng Coda for a Captain Keren Alexander Israel
Bài ca vọng về tương lai The Cow Who Sang a Song Into the Future Francisca Alegria Chile
Bóng trăng Moonlight Shadow Edmund Yeo Nhật Bản
Chiếc hộp The Box Lorenzo Vigas México
Chiếc thuyền Luzzu Luzzu Alex Camilleri Malta
Cô gái Chnchik Chnchik Aram Shahbazyan Armenia
Dịu dàng Gentle László Csuja
Anna Nemes
Hungary
Giấc mộng tan vỡ Atlantide Yuri Ancarani Ý
Hạnh phúc Happiness Askar Uzabayev Kazakhstan
Hành trình hiểm nguy Arisaka Mikhail Red Philippines
Hồ Falcon Falcon Lake Charlotte Le Bon Canada, Pháp
Kẻ chủ mưu Killing the Eunuch Khan Abed Abest Iran
Lằn ranh The Line Ursula Meier Pháp, Thụy Sĩ
Màn đêm không tĩnh lặng The Dog Didn't Sleep Last Night Ramin Rasouli Afghanistan, Iran
Một đêm ở Kathmandu One Night in Kathmandu Mohan Rai Nepal
Năm 1976 1976 Manuela Martelli Chile, Arghentina
Ngư hoa đường Virgin Blue Xiaoyu Niu Trung Quốc
Nhà trắng White Building Kavich Neang Campuchia
Nhật ký ngày hư ảo Far Away Eyes Chin-Hong Wang Đài Loan
Những điều chưa thấy Scene Unseen Abdul Nizam Singapore
Những ngày thiêu đốt Burning Days Emin Alper Thổ Nhĩ Kỳ
Pedro Natesh Hegde Ấn Độ
Phép màu Miracle Bogdan George Apetri Romania
Tình bạn Close Lukas Dhont Bỉ
Vợ người chăn bò: Huyền thoại Molly Johnson The Drover's Wife: The Legend of Molly Johnson Leah Purcell Úc
Xu hướng John Denver John Denver Trending Arden Rod Condez Philippines

Phim ngắn toàn cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

34 phim ngắn được chọn để công chiếu chính thức ở hạng mục Phim ngắn toàn cảnh, chia thành 8 chùm phim ngắn:

Tiêu điểm điện ảnh Hàn Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

7 phim được chọn để công chiếu chính thức ở hạng mục Tiêu điểm điện ảnh Hàn Quốc:

Tựa đề tiếng Việt Tựa đề tiếng Anh Đạo diễn Quốc gia
Bộ phim của tiểu thuyết gia The Novelist's Film Hong Sang-soo Hàn Quốc
Khoảnh khắc mùa hè Once in a Summer Joh Keun-shik Hàn Quốc
Người môi giới Broker Kore-eda Hirokazu Hàn Quốc
Quyết tâm chia tay Decision to Leave Park Chan-wook Hàn Quốc
Thi ca Poetry Lee Chang-dong Hàn Quốc
Thiêu đốt Burning Lee Chang-dong Hàn Quốc
Tổ của chim ruồi House of Hummingbird Kim Bora Hàn Quốc

Phim Việt Nam đương đại[sửa | sửa mã nguồn]

22 phim được chọn để công chiếu chính thức ở hạng mục Phim Việt Nam đương đại:

Tựa đề tiếng Việt Tựa đề tiếng Anh Đạo diễn Quốc gia
1990 Nhất Trung Việt Nam
Bố già Daddy, I'm Sorry Trấn Thành
Vũ Ngọc Đãng
Việt Nam
Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử 13rd Sister: Three Deadly Days Võ Thanh Hòa Việt Nam
Cơn giông The Storm Trần Ngọc Phong Việt Nam
Đêm tối rực rỡ! The Brilliant Darkness! Aaron Toronto Việt Nam
Em và Trịnh Em & Trinh Phan Gia Nhật Linh Việt Nam
Hai bàn tay Two Hands Đặng Thị Linh Việt Nam
Kẻ đào mồ Grave Digger Công Hậu Việt Nam
Kẻ thứ ba The Third Person Park Hee Jun Việt Nam
Kế hoạch Bee Plan Bee Fabrice Poirier Việt Nam
Kiều Kieu Mai Thu Huyền Việt Nam
Lính chiến Commandos Việt Nam
Maika: Cô bé đến từ hành tinh khác Maika: The Girl from Another Planet Hàm Trần Việt Nam
Memento Mori: Đất Memento Mori: Earth Marcus Mạnh Cường Vũ Việt Nam
Nắng 3: Lời hứa của cha Sunny 3: The Promise of My Father Đồng Đăng Giao Việt Nam
Nghề siêu dễ Extremely Easy Job Võ Thanh Hòa Việt Nam
Người cần quên phải nhớ What We Forgot to Remember Đỗ Đức Thịnh Việt Nam
Những đứa trẻ trong sương Children of the Mist Hà Lệ Diễm Việt Nam
Phượng cháy A Time of Burning Phoenix Flower Nguyễn Mạnh Hà Việt Nam
Sám hối The Living Sandbag Peter Hein Việt Nam
Tiệc trăng máu Blood Moon Party Nguyễn Quang Dũng Việt Nam
Tình yêu vô hình Invisible Love Guo Xiang Việt Nam

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 6 bao gồm 12 hạng mục giải thưởng. Điện ảnh Việt Nam giành được hai giải thưởng, với Bố già của Trấn ThànhVũ Ngọc Đãng được trao giải Phim Việt Nam được khán giả yêu thích nhất trong Chương trình phim Việt Nam đương đại, và giải Phim ngắn xuất sắc nhất cho Khu rừng của Páo của đạo diễn Nguyễn Phạm Thành Đạt.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hà Thu (21 tháng 10 năm 2022). “123 tác phẩm tham gia Liên hoan phim quốc tế Hà Nội”. VnExpress. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ Phương Anh (16 tháng 7 năm 2020). “Lùi thời gian tổ chức Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội sang 2022”. VOV. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ CTTĐT (18 tháng 7 năm 2022). “Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI diễn ra vào tháng 11/2022”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ Hà Thu (21 tháng 10 năm 2022). “123 tác phẩm tham gia Liên hoan phim quốc tế Hà Nội”. VnExpress. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ Hà Thu (8 tháng 11 năm 2022). “Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2022 khai mạc đơn giản”. VnExpress. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ Hồng Hà (12 tháng 11 năm 2022). “HANIFF VI: Ngày hội điện ảnh hấp dẫn, đa sắc màu văn hóa”. Tổ quốc. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ Nguyễn Oanh (12 tháng 11 năm 2022). “Bế mạc và Trao giải Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI”. Cục Hợp tác Quốc tế. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]