Mùa đông Ả Rập

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mùa đông Ả Rập
Một số vụ đánh bom được báo cáo tại thành phố lớn nhất của Syria Aleppo ở phía bắc của đất nước - chụp ảnh ở đây vào tháng 10 năm 2012.
Ngày2014-2018 (phát triển)[cần dẫn nguồn]
2018- (khởi phát đầy đủ)[cần dẫn nguồn]
Địa điểm
Nguyên nhân
Mục tiêu
Hình thức
Kết quảKhủng hoảng người nhập cư châu Âu

Mùa đông Ả Rập[1][2][3][4][5] là cụm từ để chỉ cho tình trạng trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chếchủ nghĩa Hồi giáo cực đoan[6] tiến hóa từ các cuộc biểu tình Mùa xuân Ả Rập tại thế giới Ả Rập[7]. Cụm từ Mùa đông Ả Rập được dùng để chỉ về những sự cố xảy ra tại các nước thuộc Liên đoàn Ả RậpMENA (Trung Đông và Bắc Phi) bao gồm cuộc Nội chiến Syria[8][9] Cuộc nổi dậy Iraq (sau khi quân đội Hoa Kỳ rút quân) và cuộc nội chiến theo sau[10], cuộc Khủng hoảng Ai Cập [11], khủng hoảng Libya đưa đến nội chiến Libya và cuộc Nội chiến Yemen[12]. Những sự cố thuộc Mùa đông Ả Rập bao gồm cả việc lật đổ Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi, sự tiếm quyền của Abdel Fattah el-Sisi và cuộc vận động chống lại những người ủng hộ tổ chức Anh em Hồi giáo[13].

Theo những học giả của Đại học Warszawa, Mùa xuân Ả Rập sau khi bắt đầu bốn năm đã hoàn toàn biến thành Mùa đông Ả Rập[14], được đặc trưng bởi sự xuất hiện nhiều cuộc nội chiến, đưa tới bất ổn khu vực[15], suy giảm về kinh tế và dân số, và xung đột giáo phái dân tộc[16]. Theo một nghiên cứu từ Đại học Hoa Kỳ tại Beirut, cho tới mùa hè 2014 nó đã đưa tới cái chết của 1/4 triệu người và 1 triệu người tị nạn.[17].

Định nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa đông Ả Rập được dùng để chỉ về những sự cố xảy ra tại các nước thuộc Liên đoàn Ả Rập ở MENA (Trung Đông và Bắc Phi) bao gồm cuộc Nội chiến Syria. Cuộc nổi dậy Iraq (sau khi quân đội Hoa Kỳ rút quân) và cuộc nội chiến theo sau, cuộc Khủng hoảng Ai Cập, khủng hoảng Libya đưa đến nội chiến Libya và cuộc Nội chiến Yemen. Những sự cố thuộc Mùa đông Ả Rập bao gồm cả việc lật đổ Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi, sự tiếm quyền của Abdel Fattah el-Sisi và cuộc vận động chống lại những người ủng hộ tổ chức Anh em Hồi giáo. Sự phát triển chính trị, đặc biệt là phục hồi chủ nghĩa độc đoán và đàn áp tự do dân sự ở Ai Cập kể từ cuộc đảo chính Ai Cập 2013 đã được mô tả như là một "mùa đông quân sự" có chức năng chống lại các mục tiêu của Mùa Ả Rập.[18][19] Các nhóm vũ trang và bộ lạc khác nhau đã bắt đầu đánh nhau tại Libya sau khi các cuộc đàm phán bị ngưng lại.[20] Các đấu trường của Lebanon và Bahrain cũng được xác định là khu vực của mùa đông Ả Rập.[21] Libya cùng với Syria được Giáo sư Sean Yom cho là những thí dụ bi quan[20]. Mâu thuẫn Bắc Mali thường được miêu tả là một phần của "Mùa Đông Hồi giáo" [22]. Những thay đổi chính trị đã xảy ra ở Tunisia, liên quan đến sự thay đổi chính phủ, cũng như cuộc nổi dậy của ISIL, cũng được chỉ ra bởi một số người có thể là "hướng về mùa Đông Ả Rập"[13]

Theo các học giả của Đại học Warsawa, Mùa xuân Ả Rập chuyển sang hoàn toàn thành mùa Đông Ả Rập bốn năm sau khi nó bắt đầu [14]. Quan điểm này cũng được hỗ trợ bởi Giáo sư James Y. Simms Jr. trong bài báo bày tỏ ý kiến của mình cho tờ Richmond Times năm 2017.[23] Vào đầu năm 2016, The Economist đánh dấu tình hình trên khắp các quốc gia Ả Rập là "tồi tệ hơn bao giờ hết", cho là mùa Đông Ả rập đang diễn ra [24].

Hệ lụy[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh hưởng kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Trung tâm Moshe Dayan nghiên cứu về Trung Đông và châu Phi, cuộc biến động khắp thế giới Ả Rập đã gây thiệt hại lên tới 800 tỉ USD[21]. Có tới 16 triệu người ở Ai Cập, Syria, Jordan, LibanIraq phải cần hỗ trợ nhân đạo trong năm 2014.[21]

Theo báo The Economist, Malta được cho là đã được hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng này khi tăng trưởng du lịch nước này đã tăng cao do du khách chọn một nơi thay thế an toàn thay vì đi Ai Cập hoặc Tunesia.[25]

Thương vong[sửa | sửa mã nguồn]

Theo một nghiên cứu từ Đại học Hoa Kỳ tại Beirut, thì cho tới mùa hè 2014 Mùa đông Ả Rập đã đưa tới cái chết của 1/4 triệu người và hàng triệu người tị nạn.[17].

Theo nhà báo và bình luận gia chính trị George Will, đến đầu năm 2017, khoảng 30.000 người đã thiệt mạng tại Libya, 220.000-320.000 người bị giết chết ở Syria và chỉ riêng cuộc nội chiến Syria đưa đến 4 triệu người tị nạn.

Khủng hoảng người di cư[sửa | sửa mã nguồn]

Người tị nạn Syria ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria năm 2012
Raqqa bị hư hại từ Nội chiến Syria.

Tình trạng bất ổn không hồi kết này đã gây ra ảnh hưởng không tốt cho châu Âu với sự gia tăng chóng mặt các thuyền nhân tị nạn vượt biển[26] mà theo mô tả, thì "còn tồi tệ hơn khủng hoảng Thuyền nhân Việt Nam trước đây"[27]. Một số người Libya và Syria, vì muốn liều mình tìm kiếm cuộc sống mới, đã tìm cách vượt biển Địa Trung Hải, khiến cho các hoạt động tuần biển gia tăng nhanh chóng ở Âu lục.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Middle East review of 2012: the Arab Winter”. The Telegraph. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2014.
  2. ^ “Analysis: Arab Winter is coming to Baghdad”. The Telegraph. The Jerusalem Post. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2014.
  3. ^ “Expert Warns of America's Coming 'Arab Winter'. CBN. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2014.
  4. ^ “The Arab Winter”. The New Yorker. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2014.
  5. ^ “Arab Spring or Arab Winter?”. The New Yorker. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2014.
  6. ^ Yun Ru Phua. “After Every Winter Comes Spring: Tunisia's Democratic Flowering – Berkeley Political Review”. Bpr.berkeley.edu. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2017.
  7. ^ Ahmed H Adam and Ashley D Robinson. Will the Arab Winter spring again in Sudan?. Al-Jazeera. ngày 11 tháng 6 năm 2016. [1] "The Arab Spring that swept across the Middle East and succeeded in overthrowing three dictatorships in Tunisia, Egypt and Libya in 2011 was a pivotal point in the history of nations. Despite the subsequent descent into the "Arab Winter", the peaceful protests of young people were heroic..."
  8. ^ Fear and Faith in Paradise. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2014.
  9. ^ “Arab Winter”. America Staging. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2014.
  10. ^ “Analysis: Arab Winter is coming to Baghdad”. The Jerusalem Post. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2014.
  11. ^ “Egypt and Tunisia's new 'Arab winter'. Euro news. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2014.
  12. ^ “Yemen's Arab winter”. Middle East Eye. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2014.
  13. ^ a b “Egypt & Tunisia's new Arab winter”, Euro news, ngày 8 tháng 2 năm 2013
  14. ^ a b Radoslaw Fiedler, Przemyslaw Osiewicz. Transformation processes in Egypt after 2011. 2015. p182.
  15. ^ “From Egypt to Syria, this could be the start of the Arab Winter”. The Conversation. ngày 17 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2014.
  16. ^ Malmvig, Lassen (2013), Arab uprisings: regional implication (PDF), IEMED, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015, truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2017
  17. ^ a b “Displacement in the Middle East and North Africa – between the Arab Winter and the Arab Spring” (PDF), International Affairs, LB: AUB, ngày 28 tháng 8 năm 2013, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016, truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2017
  18. ^ “The Coup in Egypt: An Arab Winter?”. The Nation. ngày 5 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2014.
  19. ^ “In Egypt, Arab Spring Gives Way To Military Winter”. The World Post. The Huffington Post. ngày 21 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2014.
  20. ^ a b “Lecture Explores Past and Future Arab Spring”. The Daily Gazette. ngày 10 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2014.
  21. ^ a b c Rivlin, P (tháng 1 năm 2014), Iqtisadi (PDF), Dayan Research Center, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2014, truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2017
  22. ^ "In Mali AQ achieved to infiltrate and take over Tuareg insurgency. If AQ succeeds to keep the Arab Spring countries destabilized, this will lead to a viral reproduction of Azawad scenario. AQ is the "Islamic Winter"." [2] Lưu trữ 2017-10-09 tại Wayback Machine
  23. ^ James Y. Simms, Jr. “Arab Spring to Arab Winter: a predictable debacle in the Middle East”. richmond.com. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2017.
  24. ^ “The Arab winter”. The Economist. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2017.
  25. ^ “High wall, narrow sea”. The Economist. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2017.
  26. ^ "Displacement in the Middle East and North Africa: Between an Arab Winter and the Arab Spring". "In the midst of ongoing uprisings, violence, and political turmoil, widespread population displacement took place as a result of the conflict in Libya, the violence in Syria and upheaval in Yemen. In each of these contexts, the new waves of displacement took place in or to areas already struggling with previous waves, leading to multi-layered and complex crises."[3] Lưu trữ 2017-10-09 tại Wayback Machine
  27. ^ Khallaf, Shaden (tháng 8 năm 2013). “Displacement in the Middle East and North Africa: Between an Arab Winter and the Arab Spring” (PDF). Working Paper Series (17). Issam Fares Institute for Public Policy and International Affairs, American University of Beirut. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2017. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]